Download miễn phí Luận văn Phân tích các kịch bản ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng tới hoạt động kinh tế và đời sống của người dân tại vùng ven biển Giao Thủy - Nam Định





MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI 4

1.1 . Nhận thức về hiện tượng nước biển dâng 4

1.2. Những tác động tiêu cực của nước biển dâng 6

1.2.1. Về môi trường 7

1.2.1.1. Trên thế giới 7

1.2.1.2. Tại Việt Nam 7

1.2.2. Thiệt hại về kinh tế, xã hội 10

1.2.2.1. Trên thế giới 10

1.2.2.2. Việt Nam 14

1.2. Những tác động tích cực của NBD 16

1.2.1. Môi trường 16

1.2.2. Kinh tế, xã hội 16

1.3. Tiêu chí đánh giá thiệt hại do hiện tượng nước biển dâng 18

1.3.1. Môi trường 18

1.3.2.Kinh tế - Xã hội 19

1.4. Phương pháp tiếp cận phân tích và đánh giá ảnh hưởng của NBD đến hoạt động kinh tế và đời sống người dân vùng Giao Thủy 21

1.5. Tiểu kết chương I 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN VÙNG VEN BIỂN GIAO THỦY – NAM ĐỊNH CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG 24

2.1. Giới thiệu chung về vùng ven biển Giao Thủy 24

2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên vùng ven biển Giao Thủy 24

2.1.1.1 Vị trí địa lý 24

2.1.1.2. Địa hình và cảnh quan toàn vùng 25

2.1.1.3. Đặc điểm đất đai 28

2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu 30

2.1.1.5. Đặc điểm thủy văn 31

2.1.2. Tài nguyên sinh vật ven biển Giao Thủy 32

2.1.2.1. Hệ thực vật 32

2.1.2.2. Lớp chim 33

2.1.2.3. Lớp thú 33

2.1.2.4. Các lớp bò sát, lưỡng cư và côn trùng 34

2.1.2.5. Tài nguyên Thuỷ sản 34

2.1.3. Các đặc điểm kinh tế, xã hội 35

2.1.3.1. Dân cư 35

2.1.3.2. Hoạt động kinh tế 38

2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 42

2.2. Hiện tượng nước biển dâng và các ảnh hưởng tại Giao Thủy- Nam Định 44

2.3. Tiểu kết chương II 45

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG NƯỚC BIỂN DÂNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN VÙNG VEN BIỂN GIAO THỦY NAM ĐỊNH 46

3.1. Các kịch bản nước biển dâng đối với Giao Thủy 46

3.1.1. Kịch bản 1: Mực nước biển dâng 5 cm 47

3.1.2 Kịch bản 2: Mực nước biển dâng 10 cm 49

3.1.3 Kịch bản 3: Mực nước biển dâng 15 cm 50

3.2 Xác định các loại thiệt hại 51

3.3. Sơ bộ ước tính các thiệt hại do nước biển dâng tại Giao Thủy 52

3.3.1. Một số giả thiết và số liệu đầu vào cho tính toán 52

3.2.2. Ước tính thiệt hại do NBD theo các kịch bản 54

3.2.2.1. Kịch bản 1 54

3.2.2.2. Kịch bản 2 56

3.2.2.3. Kịch bản 3 58

3.4. Giải pháp nhằm hạn chế các thiệt hại do NBD 60

3.4.1Từ phía các cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương 60

3.4.1.1 Các cơ quan ban ngành Trung ương 60

3.2.1.2 Các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương 62

3.2.1.3 Các tổ chức trong nước và quốc tế 62

3.2.2 Giải pháp từ phía người dân 63

3.3 . Kiến nghị 64

KẾT LUẬN 66

PHỤ LỤC 68

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Trừ cồn cát, diện tích còn lại của Cồn Lu có nước thuỷ triều lên xuống tự do, có rừng ngập mặn phát triển. Diện tích của Cồn Lu xấp xỉ 2500 ha.
- Cồn Xanh: Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5 - 0,9 m diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200 ha.
Vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ bao gồm bãi trong Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh, có diện tích đất nổi khi triều kiệt: 3.100 ha và đất còn ngập nước 4.000 ha. Tổng diện tích tự nhiên 7.100 ha.
b. Đặc điểm địa hình cảnh quan hiện tại
Trong khoảng vài chục năm gần đây, vùng ven biển huyện Giao Thuỷ được con người quan tâm nhiều hơn để cố gắng khai thác sử dụng nguồn lợi tự nhiên phục vụ quốc kế dân sinh. Giai đoạn 1960 - 1985 là thời kỳ quai đê lấn biển theo phương châm: " lúa lấn cói, cói lấn vẹt, vẹt lấn biển ". Ở giai đoạn này đã quai đê lấn biển được khoảng 300 ha ở sát chân đê Ngự Hàn (vùng Điện Biên - Xã Giao An).
Từ năm 1985 - 1995 là giai đoạn mở cửa và thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế vùng biển. Phương châm " vẹt lấn biển, tôm lấn vẹt " đã tạo ra hàng ngàn ha đầm tôm ở vùng Bãi Trong và Cồn Ngạn. Hai trục đường 1 & 2 nối đê Ngự Hàn và đê Vành Lược đã tạo ra một vùng cảnh quan mới (vùng nuôi trồng thuỷ sản quảng canh cải tiến). Hàng ngàn ha rừng đã bị phá để làm đầm tôm. Gần 2.000 ha bãi triều không còn giữ được cảnh quan tự nhiên nữa mà bị ngăn thành nhiều ô thửa để điều tiết nước theo yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản quảng canh của chủ đầm. Nhà nước địa phương cũng can thiệp khá mạnh bằng cách quy hoạch vùng nuôi, xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi, làm thay đổi đáng kể bộ mặt tự nhiên ở khu vực bãi bồi vùng cửa sông Hồng của Huyện Giao Thuỷ. Cảnh quan hùng vĩ và hoang dã của vùng bãi triều đã nhường chỗ cho các mô hình canh tác mới của con người. Đồng thời kéo theo sự suy giảm về số lượng và chất lượng các loài động vật hoang dã và môi trường sinh thái tự nhiên của khu vực.
2.1.1.3. Đặc điểm đất đai
Đất đai toàn vùng ven biển Giao Thủy nói chung được thành tạo từ nguồn sa của toàn bộ hệ thống sông Hồng. Vật chất bồi lắng bao gồm 2 loại hình chủ yếu: bùn phù sa và cát lắng đọng.
Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất đai ở VQG Xuân Thủy
ĐV tính: ha
Loại đất
Khu vực
Đất còn ngập
nước thường xuyên và sông lạch
Đất thịt + sét
Đất cát & cát pha
Tổng số
Có RNM
Đất trống
Tổng
Có phi lao
Đất trống
Tổng

rừng
Đất trống
Tổng
Cồn Ngạn
300
644
140
784
200
200
644
640
1284
Cồn Lu
1200
1118
250
1368
93
521
614
1211
1971
3182
Cồn Mờ
2500
134
134
2634
2634
Tổng
4000
1762
390
2152
93
855
948
1855
5245
7100
(Nguồn: Ban quản lý VQG Xuân Thủy)
Mức độ cố kết khác nhau của loại đất thịt và mức độ nâng cao trình giồng cát đã tham gia vào sự khác biệt chi tiết của những loại tầng đất và phân bố đất. Lớp phù sa được dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành lớp thổ nhưỡng cửa sông ven biển được xác định bởi lớp thổ nhưỡng ven châu thổ với những loại hình:
- Đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát thuần.
- Đất trung bình, thịt trung bình.
- Đất nặng từ thịt nặng đến đất sét.
Những nhóm đất chưa ổn định còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của nhật triều, sóng, dòng lũ và dòng chảy ven bờ, chưa cố kết và ở dạng bùn lỏng. Lượng phù sa ở cửa Ba Lạt trung bình 1,8 gram trong 1 lít nước là cơ sở hình thành những cồn đất bồi lắng kéo dài theo hướng Tây nam (lưỡi đất cửa sông). Độ pH của lớp đất khá ổn định (thịt - thịt nặng từ 7,2 - 7,6) và mức độ nhiễm mặn với mật độ biến động từ 17,2-20 miligam trong 100 gram đất khô lấy mẫu.
Bảng 2.2: Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm
ĐV tính: ha
Loại đất
Khu vực
Đất còn ngập
nước thường xuyên
Đất thịt + sét
Đất cát & cát pha
Tổng số
Có RNM
Đất trống
Tổng
Có phi lao
Đất trống
Tổng

rừng
Đất trống
Tổng
5 xã
700
3577
3577
4276
4276
Bãi trong
708
844
992
1836
6
214
220
850
1914
2764
Cồn Ngạn
880
80
960
880
80
960
Tổng số
1.408
1724
4649
6373
6
214
220
1730
6270
8000
(Nguồn: Ban quản lý VQG Xuân Thủy)
Đất bùn lỏng hay đất đã cố định giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loài cây ngập mặn được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tương tác theo chiều hướng có lợi giữa thổ nhưỡng với quần thể rừng ngập nước, hình thành hệ sinh thái đặc trưng của vùng cửa sông ven biển.
- Vùng lõi: rộng 7.100 ha, trong đó có 3.100 ha đất nổi, 4.100 ha đất còn đang ngập nước, 948 ha đất cát và cát pha, 2.152 ha đất thịt và đất sét. Rừng ngập mặn 1.855ha, rừng phi lao 93 ha.
- Vùng đệm: rộng 8.000 ha; trong đó 1.407 ha còn ngập nước, 6.593 ha đất nổi, đất cát pha 220 ha, đất thịt và sét 6.373 ha, đất có rừng ngập mặn 1.724 ha, rừng phi lao 6 ha.
2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu
- Khu vực ven biển huyện Giao Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa Đông từ tháng 11đến tháng 3 năm sau. Đầu mùa đông không khí lạnh khô, cuối mùa đông không khí lạnh ẩm. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 9 khí hậu nóng ẩm thường xuyên xuất hiện dông bão và áp thấp nhiệt đới.
- Lượng mưa trung bình năm là 1.175 mm. Số ngày mưa trong năm là 133 ngày. Năm có lượng mưa cao nhất là 2.754 mm, năm thấp nhất là 978 mm.
- Chế độ gió: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau hướng gió thịnh hành là đông bắc. Sang mùa hạ (tháng 4-9) hướng gió thịnh hành là gió đông nam. Vận tốc gió trung bình vào khoảng 4-6m/s. Vào những ngày bão vận tốc gió có thể đạt đến 40-50 m/s (Cơn bão lớn nhất bão C, gió trên cấp 12, xảy ra vào ngày 13/8/1968) hàng năm có khoảng 3- 5 trận bão, chủ yếu tập trung vào các tháng 7,8,9. Cơn bão đặc biệt nhất xảy ra vào ngày 26/8/1973. Mưa và gió to đã tạo ra lũ lớn cắt đôi Cồn Lu thành hai phần để sông Hồng mở cửa chạy thẳng ra biển
- Độ ẩm không khí: Khá cao, khoảng từ 70- 90%, các tháng 10,11,12 có độ ẩm không khí thấp (thường nhỏ hơn 75%). Các tháng 2,3,4 có độ ẩm rất cao (80-90%) thường đi kèm theo mưa phùn ẩm ướt. Độ bốc hơi trung bình 86 - 126 mm tháng và đạt tối đa vào tháng 7. Độ bốc hơi trung bình năm là: 817,4mm.
2.1.1.5. Đặc điểm thủy văn
a. Thuỷ triều:Thuỷ triều ở khu vực thuộc chế độ "Nhật triều" với chu kỳ khoảng 25 giờ, thuỷ triều có biên độ khá lớn, biên độ trung bình 150-180 cm, thuỷ triều lớn nhất đạt đến: 4,5 m; nhỏ nhất là: 0,5 m.
b. Thuỷ văn: Khu vực bãi triều huyện Giao Thuỷ được cung cấp nước từ Sông Hồng, có 2 sông chính trong khu vực bãi triều là sông Vọp và sông Trà, ngoài ra còn một số lạch nhỏ cấp thoát nước tự nhiên.
- Sông Vọp: Chảy từ cửa Ba Lạt ra biển Giao Hải dài khoảng 12 km, là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Bãi trong. Năm 1986, Đập Vọp đã ngăn Sông Vọp thành 2 phần Đông Vọp và Tây Vọp. Vì vậy không có nước lưu thông nhiều năm, lòng sông Vọp ở phía Sông Hồng đã bị phù sa lấp đầy; Năm 2002 Cầu Vọp được mở nhưng lưu lượng nước qua sông Vọp hiện tại vẫn còn rất nhỏ.
- Sông Trà: Chảy từ Cửa Ba Lạt xuống phía Nam ra biển gặp sông Vọp ở biển Giao Hải, dài khoảng 12 km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu. Sông Trà bị lấp ở đoạn giữa (từ ngang Cồn Tàn - Bãi Nứt đến phía cuối Cồn Ngạn) do sóng biển đẩy giồng cát ở ngang khu vực Ba mô (Cồn Lu) tràn qua vùng bãi bồi ngập nước và đã lấp đầy đoạn sông Trà nêu trên (đoạn giữa Sông Trà bị lấp dài gần 3 km). Như vậy sông Trà chỉ thông thương khi thuỷ triều ngập tràn qua bãi sú vẹt. Đây cũng là một hạn chế lớn cho điều kiện thuỷ văn ở khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển kém hiệu quả của nhiều loài động thực vật ở khu cuối Cồn Ngạn và Cồn Lu.
- Đặc điểm thuỷ văn của hệ thống Sông Hồng: Sông Hồng đoạn chảy qua Giao Thủy có tổng lượng nước bình quân là 114.109 m3/năm và dòng bùn cát là 115 triệu tấn/ năm. Dòng bùn cát này góp phần bồi đắp lên châu thổ sông Hồng với tốc độ tiến ra biển bình quân 17 đến 83 m/năm. Vào mùa lũ, lượng dòng chảy chiếm tới 75 - 90% tổng lượng nước cả năm và mang tới 90% lượng bùn cát, gây ra sự ngập úng của vùng đồng bằng, bồi lấp luồng lạch cửa sông và làm cho khu vực cửa sông bị ngọt hoá. Ngược lại vào mùa kiệt, vùng cửa sông bị thu hẹp, thuỷ triều lên, đưa nước mặn xâm nhập sâu vào lục địa theo các dòng sông, làm tăng phạm vi bị nhiễm mặn (vào sâu trong lục địa tới trên 20 km).
- Độ mặn nước biển của khu vực biến thiên nhiều phụ thuộc vào pha của thuỷ văn và chế độ lũ của Sông Hồng. Vào mùa đông độ mặn trung bình của nước biển tương đối đồng nhất trong khoảng 28-30%. Vào mùa hè, độ mặn trung bình thấp hơn mùa đông, dao động trong khoảng 20-27%.
2.1.2. Tài nguyên sinh vật ven biển Giao Thủy
2.1.2.1. Hệ thực vật
a. Số lượng và thành phần loài :
Hiện nay theo thống kê của Ban quản lý VQG Xuân Thủy, vườn có 95 loài thực vật, với rất nhiều loài quý hiếm, có giá trị cao.
b. Diện tích & phân bố của các loại rừng :
Có khoảng 25 loài thích ứng với điều kiện sống ngập nước và loại hình đất lầy thụt tạo nên trên 3.000 ha rừng ngập mặn. Trải dài trên các giồng cát ở Cồn Lu có gần 100 ha rừng phi lao.
2.1.2.2. Lớp chim
- Theo điều tra bước đầu của Birdlife International ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài b...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top