Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bƣớc sang thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới đã có những bƣớc phát triển
mạnh mẽ nhƣng lại đi vào suy thoái trong những năm gần đây. Cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 bắt đầu từ Mỹ đã lan rộng ra toàn thế giới,
tiếp đó là cuộc khủng hoảng nợ công năm 2009 tại các nền kinh tế lớn, chủ
yếu là các nƣớc OECD (Organisation for Economic Cooperation and
Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đã tác động vô cùng
nghiêm trọng tới các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc nhƣ Hy Lạp, Ireland, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha… Nợ công đã thực sự trở thành vấn đề vô cùng nóng
bỏng không chỉ đối với các nƣớc xảy ra khủng hoảng nợ mà còn đặt ra nhiều
vấn đề với các quốc gia khác có tiềm ẩn rủi ro nợ công nhƣ Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản… hay thậm chí là Việt Nam. Vấn đề quản lý nợ công bền vững giờ
đây trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết và liên quan đến nhiều giác độ
quản lý, từ việc vay nợ, sử dụng đến quản lý rủi ro và mối tƣơng quan giữa
các tổng lƣợng lớn của một nền kinh tế nhƣ: thâm hụt ngân sách, tăng trƣởng,
lãi suất và thị trƣờng nợ, điều kiện vay và năng lực quản lý nợ công của một
nƣớc.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế trên nhiều
lĩnh vực, trong đó có quan hệ tài chính quốc tế, cụ thể là trong hoạt động tài
chính của Nhà nƣớc thông qua hoạt động vay nợ viện trợ của Chính phủ. Với
việc vƣợt ngƣỡng quốc gia có thu nhập trung bình, Việt Nam đang dần phải
tiếp cận với các nguồn vốn với điều kiện kém ƣu đãi hơn và tiến tới theo điều
kiện và thông lệ trên thị trƣờng. Điều này đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu
trong hoạt động vay nợ của Chính phủ nói chung và hoạt động vay nợ, viện
trợ nƣớc ngoài nói riêng, trong đó cần đặc biệt chú trọng giải quyết đƣợc câu
hỏi về mối quan hệ động và có tác động qua lại giữa các biến số vĩ mô: thâm
hụt ngân sách - nợ công/nợ nƣớc ngoài - tăng trƣởng - lãi suất - lạm phát - các
cân bằng kinh tế đối ngoại trong điều kiện cụ thể của nƣớc ta để từ đó đƣa ra
những định hƣớng và hành động quản lý phù hợp và hƣớng tới quản lý nợ
công an toàn, bền vững, một mặt huy động đƣợc nguồn vốn phục vụ phát
triển, mặt khác đảm bảo an toàn nợ.
Thêm vào đó, Luật Quản lý nợ công ra đời năm 2009 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, đồng thời toàn bộ hệ thống các văn bản
hƣớng dẫn Luật này cũng đã đƣợc ban hành. Việc ban hành Luật Quản lý nợ
công và hình thành một cơ cấu bộ máy tƣơng đối hiện đại về quản lý nợ công
tại Bộ Tài chính là những hành động thể hiện tầm quan trọng ngày càng lớn
của công tác quản lý nợ công. Nhận thức của công chúng, của các tầng lớp xã
hội về vai trò của nợ công đối với nền kinh tế ngày càng cao.
Trong số những nƣớc bị khủng hoảng nợ công thì Ireland và Hy Lạp là
hai quốc gia đáng chú ý nhất. Đây là nơi khởi nguồn của khủng hoảng nợ và
hai quốc gia này cũng nằm trong những nƣớc có tình trạng nợ công nghiêm
trọng nhất châu Âu và thế giới, đồng thời cũng là thay mặt cho hai nhóm nƣớc
(đƣợc phân chia theo nguyên nhân gây nợ công): nhóm nƣớc có vấn đề về
ngân sách (Hy Lạp) và nhóm nƣớc không có vấn đề về ngân sách nhƣng có
nợ tƣ nhân lớn (Ireland). Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp mà các quốc gia này đã sử dụng để ứng phó với
khủng hoảng nợ công để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc
quản lý nợ công ở Việt Nam là vô cùng cấp thiết và mang tính ứng dụng thực
tiễn.
Xuất phát từ những nhận định trên, đề tài “Nợ công của Ireland, Hy
Lạp và vấn đề đặt ra cho Việt Nam” đã đƣợc tác giả lựa chọn làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
Để nghiên cứu đề tài, cần giải quyết một số câu hỏi sau:
- Tại sao cần quản lý và giám sát chặt chẽ nợ công? Khi nào một
quốc gia coi là khủng hoảng nợ công?
- Thực trạng nợ công ở Hy Lạp và Ireland? Nguyên nhân cơ bản của
khủng hoảng nợ công của hai nước trên là gì? Hy Lạp và Ireland đã sử dụng
các biện pháp nào để ứng phó với khủng hoảng nợ công?
- Có thể rút ra những bài học gì cho việc quản lý nợ công ở Việt Nam
qua trường hợp Hy Lạp và Ireland?
- Trong thời gian tới Việt Nam cần thực hiện và tăng cường quản
lý và giám sát nợ công như thế nào để tránh được những rủi ro có thể xảy ra?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ thực trạng nợ công và
khủng hoảng nợ công, nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp,
Ireland và các giải pháp mà hai nƣớc này đã sử dụng để ứng phó với khủng
hoảng nợ công; qua đó, rút ra một số vấn đề trong việc quản lý và sử dụng nợ
công ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lý luận chung về nợ công và khủng hoảng nợ
công.
- Làm rõ thực trạng nợ công và khủng hoảng nợ công, nguyên nhân gây
ra khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, Ireland và các giải pháp mà hai nƣớc này
đã sử dụng để ứng phó với khủng hoảng nợ công.
- Rút ra một số gợi ý và bài học kinh nghiệm nhằm giảm rủi ro tiềm ẩn
trong việc quản lý và sử dụng nợ công ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn chính là nợ công của Ireland, Hy
Lạp và vấn đề đặt ra cho Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng nợ công ở hai nƣớc Hy
Lạp, Ireland.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng nợ công ở hai nƣớc Hy
Lạp, Ireland và nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về nợ công và khủng
hoảng nợ công.
- Phân tích, tìm hiểu thực trạng nợ công ở Hy Lạp và Ireland; nguyên
nhân của cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, Ireland.
- Phân tích những biện pháp mà Hy Lạp và Ireland đã sử dụng để ứng
phó với khủng hoảng nợ công tại hai nƣớc này.
- Rút ra một số gợi ý và bài học kinh nghiệm nhằm giảm rủi ro tiềm ẩn
nợ công ở Việt Nam.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu luận văn gồm 4 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận chung về
nợ công và khủng hoảng nợ công
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng nợ công và khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp
và Ireland
Chƣơng 4: Nợ công của Việt Nam và một số vấn đề đặt ra từ cuộc
khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, Ireland
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN CHUNG VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu nợ công ở nước ngoài
Các nghiên cứu ngoài nƣớc về nợ công và trực tiếp là tính bền vững
của nợ công chủ yếu đƣợc các tổ chức quốc tế đƣa ra. Ngay từ những năm
1980 của thế kỷ XX cũng đã bắt đầu có những thảo luận khoa học về giới hạn
của nợ công; thế nào là an toàn của nợ công (sau cuộc khủng hoảng nợ những
năm 1980). Tuy nhiên, các thảo luận đó cũng là những thảo luận khá chuyên
biệt và đến nay đã dần trở nên lạc hậu, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng nợ
công ở các nƣớc châu Âu thời gian qua cụ thể là Hy Lạp và Ireland… Ngoài
ra, các chính sách cũng có vẻ đã trở nên lỗi thời trong bối cảnh thị trƣờng tài
chính thế giới có nhiều biến động và trở nên ngày càng phức tạp, đặc biệt là
mối quan hệ giữa nợ quốc gia và sự lệ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa nợ
quốc gia với hệ thống thị trƣờng tài chính quốc tế.
WB (World Bank - Ngân hàng Thế giới) và IMF (International
Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ Quốc tế) trong nhiều năm qua có nhiều nghiên
cứu về việc quản lý nợ và xuất bản những cẩm nang về thông lệ quản lý nợ
công một cách hiệu quả. Tuy nhiên, với những diễn biến gần đây về khủng
hoảng nợ công thì những thảo luận, định hƣớng đó dƣờng nhƣ chƣa đủ. Bắt
đầu từ những năm 2007-2008 tại châu Âu đã có những bài nghiên cứu và thảo
luận độc lập về cái gọi là bẫy nợ công và khuyến nghị về việc thực hiện
những quy định về “hãm phanh” đối với vay nợ của Chính phủ, của khu vực
công. Các thảo luận đó cũng đang đƣợc làm mới và trở nên sôi nổi hơn bao
giờ hết kể từ khi châu Âu rơi vào nguy cơ khủng hoảng nợ công hàng loạt.
Các thảo luận đó vẫn còn tiếp diễn, đặc biệt sôi nổi ở các cơ quan nghiên cứu
của Thụy Sĩ, Đức, Anh, Thụy Điển... Tuy nhiên, các nghiên cứu này có tính
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

jupitereg

New Member
Re: [Free] Nợ công của Ireland, Hy Lạp và vấn đề đặt ra cho Việt Nam

mod ơi có thể up tài liệu này lên được không?
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
N Vấn đề nợ công của Mỹ – bài học đối với Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng hệ thống thông tin quản lý công nợ phải thu của khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư xây d Công nghệ thông tin 0
A [Free] Thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai B Luận văn Kinh tế 0
D Trong năm 2006, công ty tôi bị lỗ , cuối năm đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ của các công nợ bị l Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
C 1. Trên báo cáo tài chính riêng của công ty có khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi cho khoản nợ phải Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
D Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp chuyển 10% phí giữ hộ tài sản cho công ty th Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
H Khách hàng của chúng tôi là Công ty TNHH 1 thành viên nhà nước có tồn tại một số các khoản công nợ k Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
M Khi lập BCTC, có được bù trừ công nợ của cùng một đối tượng hay không (vừa có số dư nợ phải thu và s Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
H Nhờ Quý hội giải đáp dùm thắc mắc: 1. Khi lập BCTC có được bù trừ công nợ của cùng 1 đối tượng hay Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top