tho_bongcaixanh

New Member

Download miễn phí Khóa luận Những điểm mới của chế độ bảo hiểm hưu trí trong luật Bảo hiểm xã hội 2006





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HƯU TRÍ 3
VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ 3
1. Khái quát chung về chế độ bảo hiểm hưu trí 3
1.1. Quan niệm về chế độ bảo hiểm hưu trí 3
1.2. Vai trò, ý nghĩa của chế độ Bảo hiểm hưu trí 8
2. Đánh giá chung về thực trạng bảo hiểm hưu trí trước khi ban hành Luật BHXH 2006 10
2.1. Những nội dung hợp lý 10
2.2. Những vấn đề còn tồn tại 11
2.2.1. Về ban hành chính sách bảo hiểm xã hội 11
2.2.2. Về phạm vi đối tượng 11
2.2.3. Về chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng 11
2.2.4. Về chế độ bảo hiểm hưu trí một lần 13
2.2.5. Việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội 13
2.2.6. Vấn đề quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn 14
2.2.7. Có sự pha trộn giữa chế độ BHXH với một số chính sách khác 14
3. Sự cần thiết phải đổi mới chế độ bảo hiểm hưu trí theo Luật BHXH 2006 14
CHƯƠNG II 18
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ THEO 18
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI 2006 18
1. Chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng 18
1.1. Điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng 18
1.1.1. Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm 18
1.1.2. Điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu 19
1.2. Công thức tính mức bảo hiểm hưu trí hàng tháng 23
1.3. Các quyền lợi khác của người lao động hưởng lương hưu hàng tháng 26
1.4. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội 28
2. Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí một lần 29
3. Điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH 31
4. Điều chỉnh mức đóng quỹ bảo hiểm hưu trí 32
CHƯƠNG III 35
ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM 35
HƯU TRÍ Ở NƯỚC TA 35
1. Đánh giá chung 35
1.1. Những điểm tiến bộ 35
1.2. Những điểm còn tồn tại 36
2. Một số kiến nghị hoàn thiện chế độ Bảo hiểm hưu trí ở nước ta 37
2.1. Đối với một số quy định chung 37
2.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí 37
2.1.2. Đầu tư, quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí 38
2.2. Đối với chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng 38
2.2.1. Điều kiện hưởng hưu trí hàng tháng 38
2.2.2. Cách xác định mức hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng 40
2.3. Đối với chế độ bảo hiểm hưu trí một lần 41
2.3.1. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí một lần 41
2.3.2. Cách xác định mức hưởng chế độ hưu trí một lần 41
KẾT LUẬN 42
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trong khu vực. (Nguồn: thongke/kt_xh/2005/122005/b3 được lưu vào ngày 1/5/2007 05:40:12 GMT của Google). Theo báo cáo mới nhất về “Tổng quan kinh tế châu á 2006” của ngân hàng phát triển châu á (ADB) thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 7,8%, dự báo là 7,6% cho năm 2007. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nứơc của năm 2006 tăng 8,17% so với năm 2005. Cũng trong 20 năm qua, cơ cấu kinh tế có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá gắn sản xuất với thị trường, gắn nhập khẩu với xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng đột phá để phát triển kinh tế. Về chuyển dịch cơ cấu ngành, thể hiện rõ nhất thông qua việc điều chỉnh tỷ trọng từng nganh trong cơ cấu GDP, so sánh năm 2005 với năm 1988 thì thấy: tỷ trọng nông nghiệp trong GDP từ 46,3% giảm xuống còn 21%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,6% lên 41%, tỷ trọng dịch vụ tăng từ 33% lên 38%. Những số liệu trên đây cho ta thấy nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, năm sau cao hơn năm trước. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã năm lần điều chỉnh mức lương tối thiểu nhằm phù hợp với thực tế tăng trưởng và biến động giá cả, tiền tệ, kéo theo sự tăng trưởng tương ứng của lương hưu và trợ cấp. Điều đó đã tác động đến sự ổn định của bảo hiểm hưu trí cũng như việc hoạch định và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, đòi hỏi có sự thay đổi, tính toán cho phù hợp.
Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, còn có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước, ngoài các doanh nghiệp tư nhân và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung. Luật đầu tư chung, luật doanh nghiệp … có hiệu lực đã đóng góp rất lớn trong tiến trình đổi mới kinh tế – xã hội ở nước ta. Vì thế , đã có hàng trăm nghìn doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập và phát triển tạo việc làm, thu nhập cho hàng triệu lao động, hàng năm khu vực ngoài quốc doanh đã đóng góp khoảng hơn 60% trong GDP. Do đó, việc hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ bảo hiểm hưu trí nói riêng theo hướng mở rộng đối tượng tham gia là vấn đề rất cần thiết.
Nước ta đang thực hiện chính sách đổi mới, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước. Trong bối cảnh đó, quan hệ lao động theo cơ chế mới cũng hình thành, người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật … Thực tế đó cũng đóng góp không ít thành công trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bên cạnh đó cũng còn bộc lộ một số vấn đề cần khắc phục.
Việc thực thi các chính sách còn chưa triệt để tạo nhiều kẽ hở cho nhiều đối tượng lao động và sử dụng lao động dựa vào đó để tìm cách vi phạm pháp luật về bảo hiểm hưu trí, hàng triệu người lao động thuộc diện bắt buộc nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt là khu vực ngoài Nhà nước.
Hơn nữa, qua gần 20 năm phát triển kinh tế thị trường và 10 năm tách quỹ bảo hiểm xã hội độc lập với Ngân sách Nhà nước, cho thấy Việt Nam đã có kinh nghiệm để hoàn thiện bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng phù hợp với điều kiện mới củă nền kinh tế thị trường.
Xuất phát từ tình hình nói trên, việc ban hành luật BHXH nhằm pháp điển hoá các quy định hiện hành và bổ sung các quy định mới về bảo hiểm xã hội cho phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng nguyện vọng đông đảo của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.
Chương ii
những điểm mới của chế độ bảo hiểm hưu trí theo
Luật Bảo hiểm xã hội 2006
Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại của chế độ Bảo hiểm hưu trí, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của đông đảo những người lao động trong nước, phù hợp với các quy định Quốc tế, Luật Bảo hiểm xã hội ra đời đã có sự thay đổi đáng kể về bảo hiểm hưu trí. Trong đó, có một số điểm mới cơ bản sau đây: các quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng lương hưu hàng tháng với mức thấp, nâng mức hưởng trợ cấp một lần, cách tính bình quân tiền lương tháng, điều chỉnh tiền lương trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. Cụ thể như sau:
1. Chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng
1.1. Điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng
1.1.1. Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm
Luật Bảo hiểm xã hội 2006 bổ sung quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để đủ điều kiện nghỉ hưu là 20 năm: “Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu…” (Đ50.1). Như vậy, đã có sự thay đổi đáng kể so với quy định của Điều lệ bảo hiểm trước đây, điều kiện chung để được hưởng chế độ hưu trí là có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên (Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/11/1995 của Chính phủ)
Thông thường, để được hưởng một chế độ bảo hiểm xã hội, người hưởng bảo hiểm phải đảm bảo một số điều kiện nhất định. Tuỳ từng chế độ bảo hiểm cụ thể mà điều kiện hưởng là khác nhau, nhưng nhìn chung là căn cứ vào mức độ đóng góp của người tham gia bảo hiểm. Trước đây, Quỹ bảo hiểm xã hội thực chất là do Ngân sách Nhà nước tài trợ, chỉ có người lao động là công nhân viên chức làm việc theo hình thức tuyển dụng vào biên chế Nhà nước được tham gia bảo hiểm và họ không phải đóng góp bất kỳ một khoản nào vào Quỹ bảo hiểm xã hội. Nhưng từ khi Nghị định 43/CP năm 1993 có hiệu lực, chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta đã thực hiện nguyên tắc đóng – hưởng, cả người sử dụng lao động và người lao động đều có trách nhiệm đóng góp và đó là nguồn cơ bản hình thành Quỹ bảo hiểm xã hội. Với quy định đóng góp bằng 15% quỹ lương và sau 30 năm làm việc sẽ được hưởng 75% mức lương bình quân của 5 năm đóng góp bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu. Xét về khía cạnh kinh tế, quy định này chưa phù hợp bởi nếu một người lao động đóng bảo hiểm xã hội trong suốt 30 năm thì số tiền đóng góp của họ kể cả tính tăng trưởng là 6%/năm cũng chỉ đủ chi lương hưu cho bản thân người đó được khoảng 6 – 8 năm, trong khi đó bình quân số năm hưởng lương hưu khoảng 15 năm, quy định tỷ lệ đóng – hưởng trên đáp ứng được yêu cầu thực tế trong giai đoạn chuyển đổi nhưng sẽ tác động tiêu cực đến Quỹ bảo hiểm xã hội hưu trí trong tương lai. Mặc dù Quỹ bảo hiểm xã hội đang có lượng tồn tại khá lớn, dự báo đến năm 2022 Quỹ sẽ có số dư là 200.000 tỷ đồng, nhưng với tỷ trọng thu chi như hiện nay thì sau đó sẽ giảm dần và sẽ âm vào năm 2036. Mỗi năm Nhà nước phải bỏ ra 10.000 tỷ đồng để trả lương cho khoảng một triệu người về hưu trước 1/1/1995. Với mức đóng hiện nay và chế độ về hưu sớm, tỷ lệ người đóng bảo hiểm xã hội cho một người hưởng lương hưu giảm dần, năm 2000 là 34/1; năm 2002 là 23/...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top