thongxanh_92

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của ngành y tế thể hiện ở chất lượng khám chữa bệnh
ngày một nâng cao, là một yếu tố trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, góp
phần đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Trong những năm trước
đây, do điều kiện kinh tế nước ta còn khó khăn, việc chăm sóc sức khoẻ nhân
dân nói chung và việc chăm sóc bà mẹ nói riêng chỉ dừng ở mức độ khám và
điều trị khi người bệnh gặp các vấn đề về sức khoẻ. Hiện nay, với sự phát
triển kinh tế xã hội mạnh mẽ, sự chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trong đó bao
gồm sức khoẻ bà mẹ được nâng lên nhiều, điều đó được thể hiện không chỉ ở
chất lượng khám và điều trị mà còn thể hiện trong vấn đề phòng ngừa sự xuất
hiện và tiến triển của bệnh tật, đặc biệt trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ bà
mẹ. Tuy nhiên, theo ước tính hàng năm ở nước ta vẫn có khoảng 3200 – 4600
phụ nữ có biến chứng liên quan thai nghén: chảy máu, nhiễm trùng, rối loạn
huyết áp, chuyển dạ tắc nghẽn và những biến chứng do phá thai không an
toàn, trong số đó có khoảng 93 – 115 bà mẹ tử vong mỗi năm. Những biến
chứng này không dễ để phòng tránh, và sự tiến triển của các biến chứng này
có thể là nguyên nhân gây chết mẹ. Các yếu tố cấp tính làm nặng thêm sự dễ
bị tổn thương của thai phụ dẫn đến các biến chứng và tử vong liên quan đến
thai nghén và sự sinh đẻ, nhưng nếu điều trị kịp thời và tối ưu có thể làm cải
thiện lớn khả năng tồn tại. Các can thiệp thích đáng trong chăm sóc cấp cứu

sản khoa bao gồm: quản lý bệnh lý nhiễm khuẩn, thuốc co hồi tử cung, thuốc
chống co giật, kiểm soát tử cung, lấy các sản phẩm còn sót lại, đỡ đẻ đường
âm đạo, phẫu thuật lấy thai, phẫu thuật cắt tử cung và truyền máu an toàn có
thể làm giảm tỷ lệ chết mẹ. Tuy vậy, một biến chứng có thể tiến triển đến một
tình trạng sức khỏe tới hạn bất kể một sự chăm sóc ban đầu phù hợp nào.
Người phụ nữ bị tử vong thường trải qua một con đường chung trước khi
chết: rối loạn chức năng của nhiều cơ quan hay các triệu chứng liên quan đến
hội chứng Sốc. Để tránh khỏi cái chết, những thai phụ bị tai biến này nên
2
được tiếp nhận một sự can thiệp chăm sóc toàn diện, dựa trên sự hồi sức hô hấp
và tuần hoàn, các can thiệp hỗ trợ đặc biệt của các chuyên khoa khác. Điều trị cấp
cứu cơ bản để cứu tính mạng phải được tiến hành càng sớm càng tốt, từ những cơ
sở y tế, từ tuyến đầu cho đến những tuyến có chuyên môn cao về chăm sóc hồi
sức tích cực. Những thai phụ trải qua và có tình trạng đe dọa tính mạng cấp tính
trong suốt thời kỳ thai nghén, sinh con, và sau sinh được xem như là những ca
người mẹ cận kề cái chết. Trong bối cảnh đó, phương pháp cứu chữa đúng lúc và
phù hợp có thể giải thích phần nào sự khác biệt lớn được trông thấy giữa khu vực
phát triển và các khu vực kém phát triển hơn dựa trên tỷ lệ tử vong mẹ.
Bệnh viện PSTW là một trung tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ
sinh hàng đầu của nước ta, mỗi năm ở đây phải tiếp đón hàng vạn thai phụ
đến khám và điều trị các vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản. Tính riêng
số bà mẹ đến sinh con hay điều trị sau sinh cũng khoảng 1500 người trên
tháng. Không những thế tại đây còn là một trung tâm đào tạo lớn của khu vực
phía Bắc nước ta, nhiều kỹ thuật mới tại các quốc gia phát triển trên thế giới
đang được áp dụng tại đây, đây cũng là nơi chuyển giao các kỹ thuật khám và
chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh cho tuyến dưới, cũng là nơi phải đón nhận đa
phần các trường hợp bệnh lý nặng phức tạp. Việc khảo sát tình trạng tai biến
sản khoa nặng tại viện PSTW góp phần đánh giá chất lượng chăm sóc SKSS
nói chung của toàn hệ thống. Vì vậy tui tiến hành nghiên cứu “Nhận xét tình
trạng tai biến sản khoa tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2011” nhằm
mục đích:
1. Xác định tỷ lệ tai biến sản khoa điều trị tại bệnh viện phụ sản Trung
ương từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2011.
2. Nhận xét về mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tình hình tai
biến sản khoa tại bệnh viện phụ sản Trung ương.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tai biến sản khoa và các yếu tố liên quan
1.1.1. Các loại biến sản khoa

Tai biến sản khoa là những vấn đề sức khỏe của mẹ hay con liên quan
đến thai sản của người mẹ từ khi mang thai cho tới khi đẻ hay chấm dứt đến
thai sản của người mẹ từ khi mang thai cho tới sau khi đẻ hay chấm dứt thai
nghén 42 ngày (tức là thời kỳ hậu sản). Các tai biến này thường xuất hiện đột
ngột, ít có dấu hiệu báo trước và chiếm khoảng 85% các trường hợp tử vong
mẹ do có nguyên nhân sản khoa trực tiếp gây ra [69].
Tổ chức Y tế thế giới xác định tai biến sản khoa gồm 7 loại thường gặp
bao gồm [89]: băng huyết, nhiễm khuẩn, vỡ tử cung, sản giật, đẻ khó, chuyển
dạ kéo dài, tai biến do sẩy/nạo phá thai và chửa ngoài tử cung. Tại Việt Nam
xác định có 5 loại tai biến sản khoa là: 4 tai biến nặng cho mẹ (băng huyết,
nhiễm khuẩn, vỡ tử cung và sản giật) và một tai biến cho con (uốn ván rốn).
Hiện nay, Bộ Y tế đã đề xuất tai biến do sẩy/nạo, phá thai thay cho tai biến do
uốn ván rối vì tai biến này đã được loại trừ ở Việt Nam từ năm 2005.
1.1.1.1. Chảy máu (băng huyết)
Chảy máu sau đẻ là một biến chứng cấp tính hay gặp trong sản khoa và
rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Chảy máu sau đẻ là nguyên
nhân chính gây tử vong mẹ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam,
lượng máu chảy ra quá mức bình thường ảnh hưởng xấu đến toàn trạng của
sản phụ. Trong một cuộc đẻ bình thường, trong thời kỳ sổ rau, khối lượng
máu mất từ 80 - 100ml, nếu chảy trên 300ml thì gọi là bất thường. Với những
người yếu sẵn, đã thiếu máu trong thời kỳ có thai, nếu chảy máu trong thời kỳ
4
sổ rau chưa quá 300ml cũng có thể ảnh hưởng đến toàn trạng cảu thai phụ và
có thể gây sốc do mất máu [69]. Theo một định nghĩa khác, lượng máu mất
sau đẻ chiếm khoảng 10% khối lượng máu của toàn cơ thể, nếu lượng máu
mất sau đẻ từ 1% trọng lượng cơ thể trở lên thì gọi là chảy máu sau đẻ (băng
huyết sau sinh) [47]. Vì vậy, khối lượng máu chảy để có thể gọi là chảy máu
bất thường ít hay nhiều là tùy trường hợp cụ thể, nhất là ở tuyến xã, cần xử trí
sớm để khỏi bị động và nguy cơ đến thai sản. Chảy máu sau đẻ là biến chứng
thường gặp, chẳng những trong các cuộc đẻ khó mà còn gặp ngay cả trong
những cuộc đẻ thường. Chảy máu sau đẻ có thể xảy ra sớm trong vòng 24 giờ
sau sổ thai hay xảy ra muộn hơn 24 giờ sau đẻ đến 6 tuần đầu của thời kỳ
hậu sản [29].
Theo tác giả Lê Điềm, ở Việt Nam, sản phụ bị thiếu máu trong ba tháng cuối
chiếm tỷ lệ khoảng 50 - 60%, vì vậy có thể tạm thời quy định nếu lượng máu
mất sau đẻ từ 300ml trở lên con như chảy máu sau đẻ (băng huyết) [31].
Một trong những nguyên nhân hàng đầu của băng huyết sau sinh la do
đờ tử cung. Do vậy, các nhà chuyên môn khuyến cáo, xử trí tích cực giai đoạn
3 của cuộc chuyển dạ, như sử dụng oxytocin, kéo dây rốn có kiểm soát, xoa tử
cung có thể đề phòng được trên 60% số trường hợp băng huyết sau đẻ. Việc
xử trí này nên được thực hiện thường quy trên mọi trường hợp đẻ có cán bộ y
tế hỗ trợ.
* Một số yếu tố nguy cơ gây chảy máu sau đẻ: Chảy máu sau đẻ
thường xảy ra trên những sản phụ sinh con thứ 3 trở lên hay sản phụ có bệnh
lý tiền sản giật, sản giật. Quá trình chuyển dạ kéo dài dẫn đến sản phụ bị đờ tử
cung, do căng giãn quá nhiều khi có thai, do cơ tử cung kém, do rau không
bong, do chấn thương đường sinh dục, nạo phá thai nhiều lần, sản phụ bị thiếu
máu hay các bệnh lý nội khoa như tiểu cầu thấp, rối loạn đông máu cũng là
những yếu tố nguy cơ gây chảy máu sau đẻ.
5
1.1.1.2. Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xẩy ra ở sản phụ đẻ hay sẩy mà
khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám ).
Trong các loại TBSK thì nhiễm khuẩn hậu sản hoàn toàn có thể phòng tránh
được nếu dự phòng tốt. Nhiễm khuản hậu sản thường liên quan đến nạo phá
thai không an toàn, thời gian chuyển dạ kéo dài, đỡ đẻ không đảm bảo vệ sinh
vô trùng.
Một số yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hậu sản gồm [68]:
+ Ối vỡ non, vỡ sớm: Tùy thời gian ối vỡ sớm có thể gây nhiễm khuẩn
hậu sản ở mức độ nghiêm trọng khác nhau.
+ Sản phụ có bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới, ví dụ như viêm
âm đạo, viêm cổ tử cung.
+ Thăm khám nhiều lần âm đạo mà không đảm bảo vệ sinh, vô trùng
không vô khuẩn và sát khuẩn sản khoa tốt.
+ Các thủ thuật, phẫu thuật sản khoa không vô khuẩn nhu: mổ lấy thai,
thủ thuật bóc sau.
+ Bế sản dịch, sót rau
Có nhiều hình thái nhiễm khuẩn hậu sản trên lâm sàng và giải phẫu, từ
nhẹ đến nặng bao gồm [69]:
- Nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo
- Viêm nội mạc tử cung
- Viêm tử cung toàn bộ
- Viêm phần phụ
- Viêm phúc mạc khư trú ở đáy chậu, tiểu khung
- Viêm phúc mạc toàn bộ
6
- Nhiễm khuẩn máu: Trong tất cả các hình thái của nhiễm khuẩn hậu sản
thì nhiễm khuẩn máu, viêm phúc mạc toàn bộ những hình thái nặng nhất, tiên
lượng rất xấu và gây tử vong rất cao.
Chăm sóc y tế đóng vai trò đặc biệt trong việc phòng nhiễm khuẩn hậu
sản. Để góp phần giảm tỷ lệ mắc và chết do nhiễm khuẩn hậu sản và tránh
những yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hậu sản cầm chăm sóc chu đáo sản
phụ trước đẻ, trong khi chuyển dạ, trong và sau cuộc đẻ. Để đạt được những
yêu cầu trên một trong những cong việc cần đặc biệt chú ý việc thực hiện bốn
sạch sẽ [2], bao gồm: bàn tay đỡ đẻ sạch, công cụ sạch, môi trường đỡ đẻ
sạch và sản phụ sạch.
1.1.1.3. Vỡ tử cung
Vỡ tử cung là một tai biến rất nguy hiểm trong sản khoa, có thể xảy ra
trong thời kỳ thai nghén và nhất là thời kỳ chuyển dạ. Nếu không được phát
hiện và xử trí kịp thời thì tai biến đó sẽ gây tử vong cả mẹ và con [69] . Song
nếu quản lý thai nghén và theo dõi tốt sản phụ trong khi chuyển dạ thì có thể
tránh được tai biến này. Về thực chất, tai biến vỡ tử cung là chảy máu, song
nó được sắp xếp riêng để nhấn mạnh tầm quan trọng. Thường gặp vỡ tử cung
khi chuyển dạ [29].
Vỡ tử cung có thể xảy ra tự nhiên, không có sự can thiệp thủ thuật của
người nữ hộ sinh hay bác sĩ, có thể vỡ do can thiệp như truyền oxytocin hay
tiến hành các thủ thuật cắt thai, hủy thai, giác hút, forceps không đúng chỉ
định [62].
Một số nguyên nhân nguy cơ gây vỡ tử cung [69]:
- Nguyên nhân về phía mẹ:
+ Các loại đẻ khó do khung chậu hẹp tuyệt đối, khung chậu giới hạn,
khung chậu méo.
7
+ Có sẹo mổ cũ ở tử cung: Sẹo mổ thân tử cung để lấy thai, sẹo mổ khâu
lại vỡ tử cung, sẹo mổ do thủng tử cung.
+ Các loại rách ở cổ tử cung kéo dài lên gần đoạn dưới phục hồi xấu.
+ Đẻ nhiều lần, nạo phá thai nhiều lần làm tử cung nhão, mỏng dễ vỡ.
+ Đẻ khó do các u tiền đạo như u xơ tử cung, u nang buồng trứng
- Nguyên nhân về phía thai:
+ Đẻ khó do thai to toàn bộ: trọng lượng thai trên 4000g, gây bất tương
xứng giữa thai và khung chậu.
+ Đẻ khó do thai to từng phần, ví dụ như não úng thủy không được phát
hiện và can thiệp đúng lúc.
+ Đẻ khó do ngôi, kiển bất thường: Ngôi mặt cằm cùng, ngôi vai
+ Đẻ khó do các thai dính nhau trong sinh đôi làm thể tích thai lớn có
thể gây vỡ tử cung.
- Nguyên nhân do can thiệp:
+ Do truyền oxytocin hay thuốc tăng cơn co không đúng chỉ định và
liều lượng
+ Do can thiệp thủ thuật: Nội xoay trong thai ngôi vai, kéo thai thô bạo trong
ngôi mông, giác hút, forceps không đúng chỉ định và không đủ điều kiện.
+ Đề nghị sản phụ rặn khi ngôi thai chưa lọt
1.1.1.4. Sản giật/tiền sản giật
Sản giật là một tai biến nghiêm trọng, biển hiện bằng một trạng thái co
giật liên tiếp rồi sau đó là hôn mê, xảy ra trong những tháng cuối của thai
nghén, trong chuyển dạ hay cũng có thể sau đẻ [69].
Sản giật là biến chứng của tiền sản giật [69], khoảng 75% sản giật xảy
ra ở ba tháng cuối thai kỳ 20% trong chuyển dạ và 1 - 5% trong thời kỳ hậu
8
sản, chủ yếu trong 48 giờ đầu sau đẻ. Sản giật còn là triệu chứng của các bệnh
tăng huyết áp hay do bệnh thận mạn tính bị nặng lên khi có thai, thường gặp
trong các trường hợp: người trẻ, đẻ con so, người lao động nặng, mệt mỏi mà
gần đến tháng đẻ không được nghỉ ngơi, thời tiết quá lạnh. Sản giật thường có
các dấu hiệu báo trước như: khó chịu, nhức đầu, hoa mắt, mệt mỏi, phù, tiểu
ít, albumin niệu tăng rõ rệt, huyết áp tăng, có khi lên tới 200/170mmHg. Sản
giật thường có các biểu hiện bằng những cơn co giật qua bốn giai đoạn: Giai
đoạn xâm nhiễm, giai đoạn giật cứng, giai đoạn giật giãn cách, giai đoạn hôn
mê. Sản giật có thể gây tử vong mẹ và con trong cơn giật.
Tiền sản giật là bệnh nhiễm độc thai nghén thường gặp, biểu hiện tình
trạng huyết áp cao với protein niệu, xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và
biến mất hoàn toàn sau khi sinh. Tiền sản giật có thể xuất hiện sớm hơn, trước
tuần 20, trong trường hợp đa thai và thai trứng. Giai đoạn tiền sản giật có thể
diễn biến khoảng vài giời, vài ngày, vài tuần, tùy mức độ nặng hay nhẹ của
bệnh; cũng có thể thoáng qua gần như bỏ qua giai đoạn này [68].
Nếu tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng như:
rau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hay tử

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Nhận xét tình trạng tai biến sản khoa tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2011

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nhận xét tình trạng nha chu và độ sát khít của phục hình cố định tại viện đào tạo RHM trường Y dược 0
C Nhận xét đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán tại công ty sản xuất ô tô Daihatsu - Vietindo Luận văn Kinh tế 0
A Những nhận xét và đánh giá chung về công tác quản lý và tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh do Luận văn Kinh tế 0
L Hãy sưu tầm 1 tình huống về tranh chấp trong doanh nghiệp FDI và nhận xét về tình huống đó Tài liệu chưa phân loại 0
A Nhận xét tình trạng bệnh quanh răng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương Tài liệu chưa phân loại 0
Q Nhận xét tình trạng mòn răng, nha chu ở công nhân tiếp xúc với a xít và nhóm đối chứng. Tài liệu chưa phân loại 3
D Nhận xét tình trạng mòn răng, nha chu ở công nhân tiếp xúc với a xít và nhóm đối chứng Tài liệu chưa phân loại 2
D Nhận xét tình trạng mất răng trên bệnh nhân được chỉ định phục hình tháo lắp tại khoa phục hình bệnh Tài liệu chưa phân loại 0
L NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG LỆCH LẠC KHỚP CẮN VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG MẶT Ở TRẺ EM 12 ĐẾN 15 TUỔI Tài liệu chưa phân loại 0
D NHậN XéT TìNH TRạNG LệCH LạC KHớP CắN Và NHU CầU ĐIềU TRị NắN CHỉNH RĂNG MặT ở TRẻ EM 12 ĐếN 15 TUổI Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top