kt_05

New Member

Download miễn phí Nhận dạng và tìm hiểu công dụng của các loại khí cụ điện thường gặp





 Trong các sơ đồ trên việc nối đất phần mát của thiết bị làm việc sẽ đảm bảo tính an toàn cho thiết bị khi vận hành, đồng thời đảm bảo sự an toàn cho người vận hành và sử dụng. Mỗi sơ đồ trên có những ưu, nhược điểm . Ví dụ như trong sơ đồ TN: kiểu đấu TNS có dây PE và dây N khác nhau nên có tính an toàn cao nhưng tốn dây, còn kiểu TNC thì dây trung tính N và dây bảo vệ PE là chung nên khi có sự cố ( chẳng hạn bị đứt) như vậy thì nó gây nguy hiểm cho mạng và người vận hành thiết bị.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời nói đầu
Thực tập tốt nghiệp là khâu không thể thiếu trong chương trình đào tạo của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đợt thực tập này là một cách tiếp cận với thực tế trước khi ra trường của sinh viên, giúp cho sinh viên trước khi ra trường có thể nhanh chóng nắm bắt những công việc thực tế một cách nhanh nhất.
Trong quá trình thực tập chúng em đã được tiếp cận những trang thiết bị hịên đại do tập đoàn Schneider Electric của Pháp. Điều này sẽ giúp cho sinh viên có thể nắm bắt được thành tựu khoa học công nghệ mới, để sau này khi ra trường sinh viên có thể làm chủ được các trang thiết bị.
Được sự giúp đỡ của Bộ môn Thiết bị điện - điện tử và các thầy hướng dẫn ở “Trung tâm đào tạo Kỹ thuật điện và Tự động hoá”, em đã hoàn thành đợt thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2002
nhận dạng và tìm hiểu công dụng của các loại khí cụ điện thường gặp.
I.Các loại khí cụ điện thường gặp.
1.Khái quát về các thiết bị thường gặp.
a. Cầu dao, dao cách ly:
Đây là các khí cụ điện được sử dụng để đóng cắt khi không có dòng điện (khi không tải) hay có dòng điện rất nhỏ để đảm bảo khoảng cách cách ly rõ ràng trong mạch điện, chính là khoảng cách giữa tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh.
Trong mạch điện hạ áp loại khí cụ này thường được gọi là “cầu dao”, còn trong mạch điện cao áp nó được gọi là “dao cách ly”.Cầu dao đôi khi còn được dùng để đóng cắt có tải ( thường là nhỏ). Dao cách ly còn có nhiệm vụ đổi nối trong mạng điện phân phối, đổi nối thanh góp phân đoạn, nối đất đường dây …
Kí hiệu:
Các thông số của cầu dao, dao cách ly:
- Điện áp định mức: Uđm(kV)
- Dòng điện định mức: Iđm(A)
Quá dòng điện cho phép: Ieff (kA/s)
Ngưỡng điện động: I đỉnh tính bằng kô
Ngưỡng chịu sét đánh: Tính bằng kV
Khả năng cắt: 0
Khả năng đóng mạch: 0
An toàn và khống chế mạch: dùng khoá hay dùng chốt.
Ngưỡng chịu điện áp với tần số f = 50Hz trong 1 phút là U (kV)
ãAn toàn nhờ khâu chế tạo:
Đảm bảo khoảng cách giữa các tiếp điểm vào và ra lớn hơn khoảng cách giữa pha và mas.
Cắt toàn bộ các cực.
ãĐiều khiển trực tiếp bằng tay.
- Chốt cứng vị trí(mở và đóng).
b. Máy cắt phụ tải (interrupteur):
inter
Đây là loại khí cụ điện dùng để đóng, cắt khi có tải (có dòng phụ tải).
Kí hiệu:
Các đặc điểm và thông số của máy cắt phụ tải:
Điện áp định mức: Uđm(kV)
Dòng điện định mức: Iđm (A)
Quá dòng cho phép : Ieff (kA/s)
Ngưỡng chịu điện áp với tần số f = 50Hz trong 1 phút là U (kV)
Ngưỡng chịu sét đánh : U (kV)
Khả năng cắt: 100 lần với dòng điện định mức và cosj = 0,7
3 lần với dòng bằng 7.Iđm và cosj = 0,3
Khả năng đóng mạch: chịu được dòng Icc ( dòng điện cho phép đóng)
Điều khiển đột ngột: thực hiện bằng tay hay bằng điện.
An toàn: Không có gì trừ khả năng chốt khi vận hành.
Độ bền cơ: + Tối thiểu 1000 lần
+ Khi được tăng cường 5000 lần
Khi cắt: thấy được khoảng hở
c. Công tắc tơ (contacteur):Là khí cụ điện dùng để đóng, cắt mạch điều chỉnh ở chế độ làm việc định mức nhiều lần với tần số đóng cắt khá cao: 150 đến 1500 lần/giờ và có thể điều khiển từ xa bằng điện.
Loại cố định
Công tắc tơ
Loại có thể tháo lắp kép
Kí hiệu:
Đặc điểm và thông số của công tắc tơ:
Điện áp định mức: Uđm (kV)
Dòng điện định mức: Iđm (A)
Quá dòng điện cho phép: Ieff (kA/s)
Ngưỡng chịu điện áp với tần số f = 50Hz trong 1 phút là U (kV)
Ngưỡng chịu sét đánh : U (kV)
Khả năng cắt: tính bằng kA(PdC).
Khả năng đóng mạch: tính bằng kĐ đỉnh(PdF).
An toàn: Không có gì trừ khả năng chốt khi vận hành.
Điều khiển : Tự động trên 3 cực thông qua phần tử kết hợp với cơ.
Với thiết bị cố định luôn luôn kết hợp với 1 dao cách ly.
Với loại tháo lắp kép dùng dao cách ly kép.
d. Cầu chì: Là khí cụ điện để bảo vệ mạch điện hạ áp, nó sẽ tự động ngắt mạch điện khi mạch bị quá tải hay ngắn mạch ( tức là dòng tăng cao)
Kí hiệu:
Các đặc điểm và thông số của cầu chì:
Điện áp định mức: Uđm (kV)
Dòng điện định mức: Iđm (A)
t
I
Icc giới hạn
Icc lý thuyết
Ngưỡng chịu điện áp với tần số f = 50Hz trong 1 phút là U (kV)
Ngưỡng chịu sét đánh kVeff
Khả năng cắt: I1 (kAeff)
Dòng cắt mạch tối thiểu: I3 (Aeff)
Dòng chảy: I2 (Aeff)
Đường đặc tính làm việc:
Thành phần cấu tạo của cầu chì gồm: các chốt gắn ở 2đầu, hộp cầu chì, lõi cầu chì, phần tử chảy, bột dập hồ quang.
e. Disjoncteur.
Disjoncteur cố định: Dùng để bảo vệ và cắt mạch khi có sự cố quá tải hay ngắn mạch.
Disjoncteur tháo ráp được: Dùng để bảo vệ và cách ly khi tháo ra.
Ký hiệu:
Các thông số:
-Điên áp định mức Uđm(kV).
-Dòng định mức Iđm (A).
-Dòng ngắn hạn cho phép: 3 giây.
-Ngưỡng điện động: I đỉnh tính bằng kÔ.
-Ngưỡng ở tần số công nghiệp: U 50Hz /1 phút.
-Ngưỡng chịu sốc do sét đánh: U tính bằng kVeff
-Khả năng cắt: Tính bằng kA PdC).
-Khả năng đóng mạch : Tính bằng kĐ đỉnh(PdF).
- Điều khiển tập trung: Bằng tay hay bằng điện, só lần thao tác tối thiểu 5000 lần.
-Quy trình vận hành chuẩn: Luôn luôn O-FO-A-FO.
- An toàn: Không có gì ngoài khả năng chốt khi vận hành.
-Dù cố định hay tháo lắp được: Luôn luôn kết hợp với một dao cách ly.
f. Một số loại áptômát, dòng sản phẩm của hãng Schneider:
Multi 9: dòng điện định mức từ 0,5 đến 125 A
Compact NS: dòng điện định mức từ 16 đến 630 A. Sử dụng để bảo vệ trong mạch phân phối theo tiêu chuẩn quốc tế, làm việc trong môi trường công nghiệp.
Compact NS: dòng điện định mức từ 100 đến 1250 A
Compact CM: dòng điện định mức từ 1250 đến 3200 A
Masterpact: dòng điện định mức từ 800 đến 6300 A
Một số kí hiệu trên thiết bị :
Icu: dòng cắt định mức (kA)
Ics : dòng làm việc của thiết bị, tuỳ theo thiết bị có thể chỉnh định Ics theo phần trăm của Icu. Có thể Ics = 100%.Icu
2.Chức năng của các khí cụ địên.
Các khí cụ điện có 3 chức năng cơ bản đó là: Cắt mạch, điều khiển và bảo vệ.
a. Cắt mạch: với mục đích để cách ly, cô lập một phần tử hay thiết bị ra khỏi mạch.Bao gồm cắt mạch hữu hiệu toàn bộ và cắt mạch hiển thị.
Điều khiển ngắt mạch:
-Ngắt mạch tức thời(nói chung ngay tại mỗi mạch):
Mục đích: cắt áp khỏi thiết bị hay mạch trở nên nguy hiểm khi vận hành (có thể gây sốc điện, hoả hoạn).
-Dừng tức thời:
Mục đích: dừng một chuyển động đã trở nên nguy hiểm.
Điều kiện phải tuân theo:
-Theo NF C 15-100 mục 464 và 537-4.
Nghị định ban hành14/11/88 điều 10
Nghị định 15/07/80 NF E 09 001
Cắt mạch để bảo trì phần cơ:
Mục đích: Dành để bảo đảm trạng thái dừng của máy khi cần can thiệp lên phần cơ mà không phải cắt nguồn ra khỏi mạch.
b. Điều khiển: dùng để cấp hay cắt nguồn cho phần mạch để nó vận hành được bình thường.
Điều kiện phải tuân theo:
Theo NF C 15-100 mục 465 và 537-2.
-Vận hành có thể hoặc: Bằng tay(nắm xoay), bằng điện(điều khiển từ xa).
Lắp đặt:
-Ngay tại nguồn nuôi mạch lắp đặt.
-Trong phạm vi các tải.
c. Bảo vệ: với chức năng khi có các sự cố xảy ra các thiết bị bảo vệ sẽ đảm bảo sự an toàn cho các thiết bị trong hệ thống, ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top