Delman

New Member
Đau bụng dưới do kinh nguyệt xuất hiện và kéo dài trong mỗi lần hành kinh cho đến sau thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên đau bụng dưới còn là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác



- Chứng viêm ruột thừa: Ở phụ nữ, nhất là những người có tuổi, ruột thừa nằm rất thấp trong vùng chậu nên dễ bị tưởng lầm là những đau đớn thông thường ở bộ phận sinh dục, khiến cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn. Những trường hợp như thế đòi hỏi bác sĩ phải tiến hành những khảo sát lâm sàng thật tỉ mỉ, những triệu chứng đau đớn thường được liên kết với những rối loạn về chuyển hoá như táo bón, những khó khăn trong tiêu hoá (chứng trướng bụng, sôi bụng…), nhưng có thể xác định bằng cách thử máu. Liệu pháp chủ yếu đối với chứng viêm ruột thừa là phẫu thuật.



- Viêm bàng quang: Tác nhân gây ra chứng viêm bàng quang thường là một mầm bệnh, biểu hiện bằng một cơn đau dữ dội ở vùng xương mu. Điểm đáng nói ở chứng này là bệnh nhân không cảm giác nóng buốt khi tiểu tiện, mà thường biểu hiện bằng cảm giác mắc tiểu thường xuyên, rất đau đớn khi tiểu, nước tiểu đục và có mùi hôi. Việc chẩn đoán chứng bệnh này thường dựa vào sự khảo sát nước tiểu, tiếp theo là điều trị bằng thuốc kháng sinh.



- Có thai ngoài tử cung: Đây là trường hợp phôi nằm ngoài tử cung – nơi lẽ ra phải chứa phôi. Khi đó thai thường nằm ở vòi trứng, nhưng cũng có thể nằm trong buồng trứng hay thậm chí cả trên ruột. Hiện tượng này biểu hiện bằng những cơn đau ở bụng dưới, thường đau ở một bên và có ra máu ở bộ phận sinh dục. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân nghe đau đớn dữ dội và cảm giác khó ở. Bao giờ chứng có thai ngoài tử cung cũng được xác định là nguy hiểm, bởi vì thường gây ra tình trạng xuất huyết nội và dẫn đến tử vong. Liệu pháp cổ điển là phẫu thuật với kỹ thuật soi tạng.



- U nang buồng trứng: Nguyên nhân của chứng này thường là tình trạng bất thường về các hormon nữ, nhưng cũng có thể do sự phát triển bất thường của các tế bào buồng trứng. Trong trường hợp trên (nguyên nhân hormon), việc trị liệu nhằm ngăn chặn sự rụng trứng nhờ một loại thuốc viên ngừa thai hay dưỡng thai liều cao. Trong trường hợp thứ hai, không phải lúc nào khối u cũng lành tính và đôi khi có thể xảy ra biến chứng. Vì vậy chúng cần được bóc tách bằng kỹ thuật soi tạng và trong đa số trường hợp, buồng trứng vẫn được duy trì, khả năng thụ thai của bệnh nhân vẫn được bảo vệ.



- Viêm vòi trứng: Đây là bệnh nhiễm khuẩn gây ra tình trạng viêm một hay hai vòi trứng. Triệu chứng của bệnh này thường là những cơn đau ở khu chậu, nhất là trong lúc sinh hoạt tình dục, xuất huyết giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, sốt… Việc chẩn đoán thường dựa vào một khảo sát lâm sàng cẩn thận, lấy máu và lấy bệnh phẩm bộ phận sinh dục. Sau khi đã xác định được mầm bệnh, việc trị liệu bao gồm chủ yếu thuốc kháng sinh trong từ hai đến ba tuần. Người chồng của bệnh nhân cũng cần được điều trị đồng thời. Nếu không điều trị, những đau đớn và sốt sẽ biến mất, nhưng chúng sẽ tạo ra những tổn thương dẫn đến tình trạng vô sinh hay có thai ngoài tử cung.



- Đau bụng dưới do tĩnh mạch: Mạng lưới tĩnh mạch hiện diện rất nhiều ở bộ phận sinh dục, chỉ cần một chứng phình hay giãn tĩnh mạch hay sự tuần hoàn máu ở đây không bình thường cũng đủ gây ra sự sung huyết ở khung chậu gây đau đớn ở bụng dưới. Nếu việc chẩn đoán xác định được hiện tượng sung huyết thì cách điều trị ưu tiên là sử dụng tia X. Bác sĩ sẽ đưa một ống dò thật nhỏ vào trong một tĩnh mạch nằm phía trên đùi rồi hướng nhẹ nó về phía vùng tĩnh mạch bị đau để sau đó bịt lại. Hiệu quả của việc này là phục hồi sự tuần hoàn máu bình thường ở mạng tĩnh mạch nơi bộ phận sinh dục. Trong trường hợp sung huyết nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bổ gân và chống phù, kèm thêm thuốc kháng viêm nếu có những dấu hiệu bị viêm tĩnh mạch.



- Đau bụng dưới do hành kinh: Đây là hình thức đau bụng mà phần lớn phụ nữ đều trải qua giữa những ngày hành kinh. Hậu quả của nó thường nặng về phần… kinh tế hơn là y học. Theo những số liệu thống kê mới nhất, chứng đau phổ biến này đã làm cho nước Pháp bị thiệt hại khoảng 30 giờ công mỗi năm. Về mặt y học, chứng đau khi hành kinh thường kéo theo những triệu chứng khó chịu khác: suy nhược (40-70% trường hợp), đau đầu (29%), nóng nảy (36%), dễ cáu giận (57%), rối loạn chuyển hoá (20%), tiêu chảy (9%)… Có nhiều liệu pháp dành cho hình thức đau bụng này:



- Trước tiên, người bệnh có thể được cho dùng thuốc chống đau, có hay không có thuốc chống co thắt đi kèm.



- Liệu pháp thảo mộc, khoa châm cứu… cũng có thể được sử dụng để làm nhẹ đi chứng đau bụng khi hành kinh.



Bạn cần đi khám tổng quát và khám phụ khoa tại Bệnh viện phụ sản TW để xác định rõ nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới và được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa sau quá trình thăm khám.



Chúc bạn sức khỏe!
 

justin_9006

New Member
Khi phụ nữ đau bụng dưới, thì không phải lúc nào cũng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn do nhiều nguyên nhân khác, có thể là triệu chứng của nhiều bệnh. Đó là các chứng bệnh cục bộ vùng khung chậu trong, một số không liên quan đến cơ quan sinh dục nhưng nhiều khi cũng gây khó chịu cho phụ nữ. 

1. Viêm ruột thừa

Thường xảy ra với trẻ em mới lớn, phụ nữ trẻ tuổi. Nếu thực sự ở vị trí bình thường trong ổ bụng, triệu chứng của viêm ruột thừa thường là đau bụng đột ngột vùng hố chậu phải, lúc đầu đau nhẹ, sau đó cơn đau nhanh chóng tăng lên. Nếu ấn tay vào vùng đó thì thấy đau. 

Đối với phụ nữ cao tuổi, ruột thừa thường có thể ở rất thấp trong khi khung chậu có các cơn đau giống như đau cơ quan sinh dục. Lúc này, việc chuẩn đoán khó khăn hơn vì bác sỹ cần khám tỉ mỉ, hội chứng đau thường xuất hiện với rối loạn tiêu hoá như: táo bón lâu ngày và không chịu thuốc, khó tiêu, chướng hơi, soi bụng...thì cần xét nghiệm máu, nếu cần tiến hành làm phẫu thuật.

Khi thấy các triệu chứng đau hố chậu phải, dù đau nhiều hay ít, dù sốt hay không, bạn cũng nên đi khám ngay. Không nên dùng kháng sinh hay bất kỳ thuốc giảm đau nào khác một cách tuỳ tiện, vì việc đó sẽ làm giảm khả năng phát hiện triệu chứng bệnh viêm ruột thừa. 

2. Viêm bàng quang

Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn. Triệu chứng thường thấy là đau dữ dội vùng xương mu nhưng không đặc trưng, nhất là không nóng rát khi tiểu tiện. Cũng có một số triệu chứng khác như: thường xuyên buồn đi tiểu, có những cơn đau gay gắt lúc đi vệ sinh kèm theo nóng rát hay nước tiểu đục, có mủ, đôi khi có máu, hôi. Trường hợp này bác sỹ thường chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu và kết qủa điều trị kháng sinh bước đầu. 

3. Chửa ngoài dạ con 

Thường xuất hiện ở một bên buồng trứng hay ở ruột non với các triệu chứng đau nhiều ở một bên bụng dưới và chảy máu. Có thể xuất hiện đau dữ dội và cảm giác khó ở. Khi bệnh nhân bị chửa ngoài dạ con bao giờ cũng phải đưa đi cấp cứu ngay vì có thể gây ra chảy máu trong, nguy hiểm đến tính mạng. Phương pháp điều trị cổ điển là phẫu thuật nội soi. Vài năm gần đây có loại thuốc làm ngưng sự phát triển hiện tượng chửa ngoài dạ con nếu tiêm ngay từ đầu, nhưng cần được theo dõi hết sức cẩn thận vì có nhiều trường hợp không có hiệu quả.

4. U nang buồng trứng 

Khi thấy xuất hiện đau một bên bụng dưới và có rối loạn kinh nguyệt, u càng to thì nguy cơ xoắn buồng trứng và ống dẫn trứng càng lớn. U nang buồng trứng thường được phát hiện lúc khám phụ khoa: thăm dò âm đạo kết hợp nắn bụng, thường là u chức năng, tức là do nội tiết tố bất thường liên quan tới vòng kinh. Những u nang này lành tính và cách điều trị là phong toả sự rụng trứng bằng việc tránh thai, u nang sẽ biến mẩt sau vài vòng kinh. Nhưng cũng có u nang thực thể có các tế bào buồng trứng phát triển không bình thường, loại này không phải bao giờ cũng lành tính và đôi khi có biến chứng, cần được mổ cắt bỏ bằng phẫu thuật nội soi, nếu kích thước cho phép. Vì u thường ở một bên nên nếu buồng trứng còn lại vẫn hoạt động tốt thì không ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản cả. 

5. Viêm ống dẫn trứng 

Bệnh nhiễm trùng do các mầm bệnh gây ra các bệnh lây truyền theo đường sinh dục như: lậu cầu, trùng roi, Chlamydia, vi sinh vật có thể chui qua màng lọc, viêm ống dẫn trứng là viêm nhiễm một hay hai ống dẫn trứng, thường biểu hiện bằng các cơn đau vùng chậu, đau tăng lên lúc giao hợp, chảy máu giữa các vòng kinh, sốt và có khí hư. Việc chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng cẩn thận, lấy bệnh phẩm âm đạo, xét nghiệm máu, khi đã xác định được vi khuẩn gây bệnh thì dùng kháng sinh trong hai, ba tuần sẽ khỏi mà không để lại di chứng, bên cạnh đó người chồng cũng được điều trị như vậy. Nếu không điều trị tận gốc, các tổn thương có thể gây ra vô sinh hay chửa ngoài tử cung. 

6. Bệnh tim mạch

Tim mạch của phụ nữ còn chưa được coi trọng, lại có thể được coi là nguồn gốc gây đau vùng khung chậu. Mạng lưới tĩnh mạch rất phong phú ở bộ máy sinh dục. Chỉ cần giãn tĩnh mạch âm hộ hay một sự dị thường của sự tuần hoàn nhất là ở vùng buồng trứng gây ra xung huyết khung chậu là đã có thể gây ra những cơn đau bụng dưới. Khi sử dụng siêu âm Doopler có thể cho thấy rõ u máu và tĩnh mạch bị giãn giúp chẩn đoán chắc chắn vàđiều trị nghẽn nội mạch, phục hồi tĩnh mạch buồng trứng, thậm chí các tĩnh mạch hạ vị. Có thể điều trị thêm bằng các thuốc trợ tim mạch, chống phù nề, chống viêm hay phẫu thuật nếu bị sa buồng trứng. 

7. Các tổn thương sau phẫu thuật 

Có những cơn đau bộ phận sinh dục do bị dính sau phẫu thuật, nhất là phụ nữ đã có tiền sử mổ vài lần: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, mổ tử cung lấy thai, chửa ngoài dạ con...Điều trị bằng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không có thành phần Steroid. Trong trường hợp cần thiết bị dính phủ tạng thì phải mổ gỡ dính.

8. Đau khi hành kinh

Những cơn đau kinh nguyệt xuất hiện thường kèm theo một loạt các triệu chứng khó chịu như: suy nhược, đau đầu, dễ bị kích thích, dễ cáu gắt, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy...Có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc Estrogen và sinh Progesteron để loại bỏ rụng trứng. Nếu không thấy đỡ có thể dùng thuốc chống Prostaglandin - thuốc chống viêm không Stesroit cho kết quả 80 – 90%. Ngoài ra, có thể dùng liệu pháp vi lượng động căn, liệu pháp vật lý, châm cứu cũng làm giảm cơn đau.

Như vậy, chúng ta biết rằng khi phụ nữ đau bụng dưới thì có thể liên quan đến nhiều chứng bệnh khác nhau. Do đó, trong trường hợp gặp các cơn đau này, bạn hãy sớm đi khám ở các cơ sở y tế để được các bạn sỹ chẩn đoán và có kế hoạch điều trị dứt điểm và kịp thời nhé! Và một điểm cần lưu ý là các bạn không được tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc điều trị. Bạn cần đi khám và cần có xác định chính xác của bác sỹ thì việc điều trị mới đúng và hiệu quả. 

(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

Chúc bạn sức khỏe!Mời bạn ghé thăm: Klimi Shop
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top