tctuvan

New Member
Khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động nhưng chỉ chiếm 17% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Kinh tế thị trường phát triển, nông nghiệp, nông thôn và người nông dân càng khó có cơ hội tiếp cận với các nguồn tài chính - tín dụng.
Nguồn tài chính không tương xứng
Theo các số liệu chưa đầy đủ thì trong 5 năm (2003-2007) Việt Nam đầu tư cho phát triển nông nghiệp (NN) chỉ đạt 113 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn đầu tư Nhà nước và mới chỉ đáp ứng 17% nhu cầu của khu vực NN. Bảo hộ NN mới chỉ ở mức 4% (260 triệu USD) trong khi cam kết với WTO là 10% (650 triệu USD) so với giá trị sản lượng nông nghiệp.
Đầu tư cho khuyến nông chỉ là 0,13% GDP (trong khi các nước khác tỷ lệ này là 4%). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào NN, nông thôn mới chiếm 3% tổng nguồn FDI… Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại không đổ vào nhiều.
Ước đến tháng 6/2008, dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) và hệ thống Quỹ Tín dụng Nhân dân, cộng với vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay hộ cùng kiệt và các đối tượng chính sách đạt khoảng 181.500 tỷ đồng, số dư nợ này chỉ chiếm khoảng 17% tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Một ví dụ về sự đầu tư không tương xứng với đóng góp của nông dân, nông nghiệp là khu vực nông thôn TP Hà Nội (trước ngày 1/8/2008) có khoảng 1,2 triệu dân sinh sống, chiếm 35% tổng số dân TP Hà Nội nhưng khu vực này chỉ chiếm 2,6% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.


Nguồn vốn đã ít mà theo phản ánh của một số tổ chức tín dụng thì việc phân bổ vốn cho nông nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Ví dụ: Vốn của Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu để thực hiện các chương trình, dự án dài hạn.
cơ cấu dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng theo vùng kinh tế như sau: Vùng Đông Nam Bộ chiếm 42%; vùng Đồng bằng sông Hồng 29%; Đồng bằng sông Cửu Long 10%; vùng Duyên hải miền Trung 7%: Bắc Trung Bộ 4%; Đông Bắc Bộ 4%; Tây Nguyên 3%; Tây Bắc 1%.
Nguồn: Trung tâm Thông tin tín dụng
Việc phân bổ vốn đầu tư còn mất cân đối và chưa hợp lý, thiếu trọng điểm, trọng tâm còn biểu hiện tình trạng ban phát; nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp - nông thôn có nhiều kênh đáp ứng cho nhiều đối tượng, nhưng chưa được phối hợp đồng bộ để đầu tư, sử dụng có hiệu quả mà còn trong tình trạng dàn trải, chồng chéo; do thiếu nguồn vốn giá rẻ nên lãi suất các khoản cho vay thương mại đối với nông nghiệp - nông thôn ở mức rất cao... Đây là một trong những lý do tại sao tình hình khu vực nông nghiệp VN chưa có những cải thiện mạnh mẽ cả về mức sống và trình độ kinh tế.

Nguồn tài chính không tương xứng
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Tăng cường đảm bảo nguồn vốn của Công ty Cổ phần đầu tư và tư vấn Tài chính Dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Huy động nguồn lực tài chính phục vụ công tác xã hội hóa y tế tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng Luận văn Kinh tế 2
F Quản lý nguồn nhân lực tại Công ty tài chính Cổ phần Điện lực :Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý Luận văn Kinh tế 0
F Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan Văn hóa, Xã hội 0
T Các biện pháp tăng nguồn tài chính cho đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Hành chính Quốc gia : Luận vă Luận văn Sư phạm 0
T Một số biện pháp huy động cộng đồng nhằm tăng cường nguồn lực vật chất và tài chính cho giáo dục phổ Luận văn Sư phạm 0
T [Free] Quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty dịch v Luận văn Kinh tế 0
V Đa dạng nguồn tài chính đối với lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
A Huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh Nam Định Tài liệu chưa phân loại 2
T Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Khuyến khích tài chính Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top