sarsnoel1285_fx

New Member

Download miễn phí Đề tài Người lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng người giỏi hơn mình





Dùng người giỏi hơn mình.
 
Trước nấm mồ của một nhà doanh nghiệp nổi tiếng người Mỹ có một tấm bia khắc những dòng thơ sau đây: (tạm dịch) Nơi đây yên nghỉ một người mà tài nhất là lôi kéo được những người giỏi hơn mình. Một nhà doanh nghiệp dám dùng tài hay không, là vấn đề quan niệm, còn có khéo dùng tài hay không lại là vấn đề phương pháp và vấn đề năng lực.
Có thể hiểu như thế này, “những người giỏi hơn mình” tức giỏi hơn nhà doanh nghiệp kia, từ góc độ lý tính mà nói, vẫn còn khiêm tốn hơn một chút so với “năng lực trội nhất”, bởi vì người nói đến trước là do người khác, trên cơ sở người khác đã lựa chọn, sắp đặt vị trí cho mình, còn người nói đến sau thì thừa biết chọn người như thế nào, biết đặt một người có tài vào chỗ nào mới phát huy được năng lực của họ với mức độ lớn nhất.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ở đây để làm gì ? - Chức trách của chúng ta là gì ? - Lĩnh vực nào cá nhân tui có thể tham gia ? Mách nhỏ - Luôn tạo sự đoàn kết trong nhóm, tuy nhiên cần "nhắm trước người thay thế" cho những vị trí quan trọng. Có một số người giỏi sẽ tốt hơn là có quá nhiều người. - Theo kết quả từ các cuộc nghiên cứu, những nhóm có nhân viên từ nhiều thành phần khác nhau thường sẽ thành công hơn những nhóm với một nền tảng đồng đều. Bởi lẽ, các thành viên xuất phát từ nhiều thành phần đa dạng thường có những kinh nghiệm phong phú, ít nghiêng về "tư tưởng cục bộ", có khả năng thích ứng cao với những thay đổi có thể này sinh khi làm việc nhóm.
Nguồn: Nghề lãnh đạo: Lãnh đạo giỏi phải giỏi "dùng người". Trang Web:
Tài liệu 3:
7 dấu hiệu của quyền lãnh đạo thực sự
Một nhà lãnh đạo có thể gây dựng hay phá hỏng một tổ chức. Vậy điều gì là khác biệt giữa một người “xây dựng” và một người “phá hỏng”, giữa một lãnh đạo có tài và một người bất tài nhưng vì lý do nào đó vẫn có được một vị trí quản lý trong doanh nghiệp? Theo ông John Clizbe, một chuyên gia kinh tế thuộc nhóm các nhà tâm lý tư vấn và quản lý – Hội Wilson – ở New England (Mỹ), có 7 dấu hiệu cho thấy hình ảnh một lãnh đạo thành công:
1. Tầm nhìn
Ông Clizbe cho biết: “Bất kỳ một nhà lãnh đạo giỏi nào cũng có cảm giác tốt về mục tiêu và có khả nǎng đưa ra mục tiêu đó”.
2. Chủ trương
Chủ trương là cái liên kết mọi người với bạn, là cái mà trong một nhà lãnh đạo hiệu quả thì luôn đi cùng với tầm nhìn. Chẳng hạn như, chủ trương của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt thật rõ ràng: Chúng tui sẽ đem lại một Sự thay đổi để có thể quan tâm tới mọi người”.
3. Sự tin cậy
Mọi người sẽ không đi theo bạn trừ khi bạn cho thấy sự nhất quán và kiên định.
4. Sự bình dị
Những nhà lãnh đạo thành công nhất theo ông Clibze là những người xem bản thân như là người hỗ trợ cho nhân viên của mình chứ không phải là buộc nhân viên làm việc cho mình. Ông Clibze nói: “Khi họ nói về các mối quan hệ công việc, họ nói thế này và thế này và chúng ta cùng làm việc, chứ không nói thế này, thế này và hãy làm việc cho tôi”.
5. Bình tĩnh: Lãnh đạo tốt không làm tung mọi vấn đề như thể thế giới sắp sập đến nơi khi có một vấn đề rắc rối nào đó xảy ra. Họ sẽ đưa ra những câu kiểu như “Chúng ta có thể giải quyết việc này”.
6. Rõ ràng
Những lãnh đạo thực sự biết cách làm sáng tỏ vấn đề. Họ không làm cho nó trở nên phức tạp.
7. Không “trên trời dưới bể”
Những nhà lãnh đạo thành công nhất biết họ là ai và sẽ không cố gắng trở thành những gì mà họ không phải.
Bốn bước tạo ra giá trị vô hình
Nhằm hoàn thiện công trình nghiên cứu về cách thức các nhà lãnh đạo tạo ra giá trị cho doanh nghiệp bằng việc tạo dựng niềm tin của nhân viên về tương lai, tui và đồng nghiệp đã quay trở lại những công ty đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng vừa qua và từng bước tạo lập các giá trị mới.
Giá trị hay giá trị thị trường của một công ty được cấu thành từ hai thành phần: giá trị hữu hình (như luồng tiền mặt hay doanh lợi) và giá trị vô hình. Giá trị vô hình dựa trên đánh giá của thị trường về khả năng một công ty sẽ giữ cam kết về mức tăng trưởng trong tương lai đến mức độ nào. Trong vòng 20 năm qua, giá trị vô hình đã dần trở thành một phần không thể thiếu của tổng giá trị thị trường.
Thậm chí ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất vừa qua, không thiếu những công ty có cùng quy mô và doanh thu nhưng lại có các mức giá trị thị trường khác nhau. Điều này sở dĩ một phần là do các nhà đầu tư đặt niềm tin về triển vọng tăng trưởng của các công ty ở các mức độ khác nhau.
Khi đánh giá về sức mạnh của các yếu tố vô hình, các nhà lãnh đạo phải biết được những gì mình có thể và nên làm để tạo ra các giá trị vô hình và cách thức biến các yếu tố vô hình này trở thành hữu hình.
Nhiệm vụ này đặt ra thách thức đối với mọi nhà lãnh đạo thuộc mọi cấp độ cho tới từng bộ phận chuyên trách và tới từng nhân viên trong những công ty đại chúng thuộc sở hữu tư nhân. Dù ở bất kỳ cương vị nào, các nhà lãnh đạo đều có nghĩa vụ phải tạo dựng và bảo vệ các giá trị vô hình cho tổ chức của mình.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tui đã tổng hợp ra những phương pháp chung mà các nhà quản lý vẫn thường áp dụng thành công để tạo dựng niềm tin và giá trị vô hình của tổ chức mình để vun đắp thành sự tin tưởng về lâu dài hay khôi phục lại niềm tin. Các phương pháp này bắt đầu từ những bước cơ bản nhất cho đến các bước phức tạp hơn.
Cấp độ 1: Giữ lời hứa: truyền tải những thông điệp nhất quán và có thể dự đoán
Với một công ty đã niêm yết, các dự báo về lợi nhuận quý đáng tin cậy chính là những giá trị vững chắc để tạo dựng niềm tin với thị trường; sự nhất quán và khả năng đoán cao chính là những yếu tố then chốt để bạn giành được sự tín nhiệm của nhà đầu tư. Với mọi công ty, sự tín nhiệm của khách hàng chỉ đến khi họ dám đưa ra cam kết và giữ vững cam kết về dịch vụ, chất lượng và quá trình cung cấp.
Đối với nhân viên, một công ty biết đưa ra những cam kết nghiêm túc sẽ nhận lại được sự tận tụy gắn bó và thái độ tích cực của họ với công việc. Nhà lãnh đạo nào đưa ra lời hứa và giữ đúng lời hứa cũng sẽ được người khác tín nhiệm, tin cậy và tin tưởng tuyệt đối.
Cấp độ 2: Đề ra chiến lược có tầm: hoạch định tương lai
Một tầm nhìn xa trông rộng sẽ tạo cảm hứng và khích lệ lòng người. Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa về quá trình phát triển của một tổ chức sẽ khơi dậy được lòng nhiệt tình của người khác. Nhưng họ cũng cần hoạch định rõ ràng về cách thức hiện thực hóa chiến lược để đi đến thành công. Nếu người ta vẽ ra kế hoạch bằng những lời nói suông thì tất cả những gì họ nhận lại sẽ chỉ là sự hoài nghi.
Cấp độ 3: Đầu tư vào những thế mạnh cốt lõi: chỉ đầu tư vào trọng tâm của chiến lược
Bất kỳ khi nào nhà đầu tư nhận thấy tiền bạc, thời gian và sự quan tâm của mình đã bị đầu tư không đúng nơi, đúng chỗ, không phục vụ cho định hướng phát triển lâu dài, họ sẽ đặt dấu hỏi về việc đội ngũ lãnh đạo có thực sự chú tâm thực hiện cam kết tăng trưởng trước đó hay không.
Chẳng hạn, nếu nhà lãnh đạo định hướng công ty sẽ phát triển bằng những sáng tạo về sản phẩm thì chắc chắn nhà đầu tư và nhân viên của công ty sẽ trông đợi công ty đầu tư vào công tác nghiên cứu, phát triển và tiếp thị sản phẩm nhiều hơn mức bình quân của toàn ngành. Chỉ khi biết đầu tư đúng trọng tâm, các nhà lãnh đạo mới có thể từng bước hiện thực hóa các bước đi đến thành công.
Cấp độ 4: Nâng cao năng lực của tổ chức: tạo dựng giá trị thông qua con người và tổ chức
Năng lực của một tổ chức nằm ở cách thức tổ chức đó dùng người và các quy trình trong cuộc cạnh tranh với đối thủ. Những năng lực này trở thành bản sắc của mỗi công ty. Năng lực khởi đầu...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top