xomxixon

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Khái lược về người kể chuyện và hành trình truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Nghiên cứu về người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Phân tích ngôn ngữ và giọng điệu người kể chuyện trong truyện ngắn của tác giả Nguyễn Huy Thiệp
Nội dung
Chương 1: Khái lược về người kể chuyện và truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp…………………………………………………………………………11
1.1 Người kể chuyện và một số vấn đề xung quang người kể chuyện....11
1.1.1. Người kể chuyện………………………………..……………...11
1.1.2. Một số vấn đề xoay quanh người kể chuyện……………….….12
1.2 Hành trình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp……………………......15
Chương 2: Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp…………………………………………………………..23
2.1 Các dạng thức người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp…………………………………………………………………………23
2.1.1 Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất………………………....23
2.1.2 Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba…………………………...32
2.2 Điểm nhìn trần thuật………………………………………………..36
2.2.1 Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật …… ………36
2.2.2 Người kể chuyện kể từ điểm nhìn bên ngoài…………………...38
2.2.3 Sự di chuyển và đa dạng hóa điểm nhìn………………………..45
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp……………………………………………………………...…….54
3.1 Ngôn ngữ trần thuật………………………………………………...54
3.1.1 Các kiểu lời phát ngôn của người kể chuyện………………..….54
3.1.2 Tính khẩu ngữ thông tục……………………………………......62
3.1.3 Tính chất đa thanh……………………………………………....67
3.2 Giọng điệu……………………………………………………….....70
3.2.1 Giọng điệu khách quan lạnh lùng……………………...………..70
3.2.2 Giọng điệu trữ tình………………………………………..…….75
3.2.3 Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí………………………………79
Kết luận……………………………………………………………………...85
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học đương đại Việt Nam nổi lên một số hiện tượng văn học thu hút
được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu cũng như độc giả, trong số đó
phải kể đến Nguyễn Huy Thiệp. Vương Trí Nhàn nhận định: “Nếu có một thứ
quả bóng vàng hay là cây bút vàng” dành để tặng cho các cây bút xuất sắc
hàng năm, thì trong năm vừa qua và cả đầu năm nay nữa - Người xứng đáng
được giải trong văn xuôi ta, có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp”[32, tr.405]; Đỗ Đức
Hiểu đánh giá cao tài năng của Nguyễn Huy Thiệp với tư cách người tái tạo
truyện ngắn Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX: “tui thấy một giọt vàng rơi
vào lòng mình, giọt vàng ròng ngời sáng. Đó là truyện ngắn của anh. Anh tái
tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX này và nâng nó
lên một tầm cao mới: thơ ca và triết lý, nó truyền thống và hiện đại, phương
Đông và toàn nhân loại.”[32, tr.472] Phạm Xuân Nguyên trong lời giới thiệu
cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp đã thấy sự xuất hiện của Nguyễn Huy
Thiệp với tư cách là một hiện tượng tiêu biểu: “Nguyễn Huy Thiệp hai lần lạ:
nội dung lạ, nghệ thuật lạ. Trên hết anh là nhà văn đúng nghĩa từ này–sử dụng
tối đa các khả năng ngôn ngữ để đạt đuợc cao nhất điều mình muốn biểu đạt.
Tức khắc sáng tác của anh trở thành một thứ hóa chất gây phản ứng, và sau
phản ứng bao giờ cũng có chất mới tạo thành. Công lao của Nguyễn Huy
Thiệp trong văn học Việt Nam đương đại là ở “phản ứng” đó” [32, tr.6]. Với
những đánh giá cao về tài năng, cái tên Nguyễn Huy Thiệp không chỉ được
nhắc đến như một hiện tượng “lạ” mà còn với tư cách một nhà văn tiêu biểu
cho văn học Việt Nam những năm sau đổi mới.
Nguyễn Huy Thiệp trải nghiệm ngòi bút của mình ở khá nhiều thể loại:
tiểu thuyết, kịch và truyện ngắn. Tuy nhiên thành công hơn cả là sáng tác
truyện ngắn. “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khuấy động tâm can chúng ta,
về nhiều phương diện, đời sống, suy tư, văn học nghệ thuật, triết lý, thân phận
con người”[32, tr.478]. Vì vậy, ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn, truyện
ngắn của ông ngay lập tức đã được đông đảo bạn đọc cũng như giới nghiên
cứu quan tâm.
Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện có một vai trò hết sức quan trọng.
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp gây ra nhiều tranh luận không chỉ vấn đề
nội dung mà còn trong cách kể chuyện. Phùng Gia Thế khẳng định: “Nếu kể
được xem là “thiên chức” của người viết văn xuôi thì Nguyễn Huy Thiệp là
nhà văn đã hoàn thành “thiên chức” đó trong truyện ngắn một cách xuất
sắc”[41].
Người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của lí thuyết tự sự
học, việc ứng dụng nghiên cứu về người kể chuyện theo lí thuyết tự sự học ở
Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và từng bước
khẳng định hiệu quả của hướng tiếp cận này. Trên cơ sở đó, chúng tui tiến
hành nghiên cứu về người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp với mong muốn có được cái nhìn cụ thể về người kể chuyện trong
truyện ngắn của ông. Đồng thời góp phần tìm hiểu phong cách độc đáo cũng
như những đóng góp của tài năng Nguyễn Huy Thiệp trong sáng tác truyện
ngắn Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ngay từ khi mới xuất hiện đã hấp
dẫn công chúng và giới phê bình nghiên cứu. Phạm Xuân Nguyên trong lời
giới thiệu cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định “Thật hiếm
trong văn chương Việt Nam xưa nay, tui dám chắc là chưa có, một nhà văn
nào vừa xuất hiện đã gây được dư luận, càng viết dư luận càng mạnh, truyện
chưa ra thì người ta đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì người ta đã tranh nhau
tìm đọc, đọc rồi thì gặp nhau bình phẩm, bàn tán, chốn phòng văn cũng như
chốn vỉa hè đâu đâu cũng kháo chuyện... văn đàn thời đổi mới đã khởi sắc,
bỗng khởi sắc hẳn, đã náo động, càng thêm náo động, bởi những cuộc tranh
luận, cả tranh cãi, quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp”[32, tr.6].
Trước hết chúng tui nghiên cứu hầu hết các bài viết về Nguyễn Huy
Thiệp trong khoảng mười lăm năm từ khi Nguyễn Huy Thiệp trình làng và
được tập hợp trong tuyển tập có tựa đề Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp của tác giả
Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn. Chúng tui nhận thấy rằng, trong
phạm vi đề tài của các bài viết được lựa chọn tuy không nghiên cứu sâu về
người kể chuyện nhưng các tác giả cũng đã đề cập ít nhiều về người kể
chuyện trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp.
Trong bài Khi ông tướng về hưu xuất hiện, tác giả Đặng Anh Đào đã chỉ
ra cái nhìn dân chủ hóa của người kể chuyện: “Cái nhìn dân chủ hóa của
người kể chuyện ở đây chính là chỗ: tin rằng mình không phải mách nước cho
ai, lên lớp cho ai, thậm chí, ở nhiều chỗ, đứng thấp hơn nhân vật và bạn
đọc”[32, tr.23]. Tiếp tục nghiên cứu về truyện ngắn Con gái thủy thần trong
bài viết Biển không có thủy thần, Đặng Anh Đào chỉ ra sự khác biệt về người
kể chuyện truyền thống trong truyện cổ tích với người kể chuyện trong chùm
truyện ngắn cổ tích của Nguyễn Huy Thiệp.
Tác giả Đào Duy Hiệp trong bài viết Đọc chút thoáng Xuân Hương đã
chỉ ra các kiểu dạng người kể chuyện và sự dịch chuyển điểm nhìn của người
kể chuyện mà Nguyễn Huy Thiệp sử dụng để làm nổi bật dáng của nữ
thi sĩ Xuân Hương: Ở truyện thứ nhất “Người kể chuyện tuy ở ngôi thứ ba,
nhưng do từ vựng là của nhân vật nên tuy không xưng “tôi” mà người đọc
như lại thấy chính Tổng Cóc đang kể ra những suy nghĩ, độc thoại, cách ứng
xử… của ông ta. Người kể chuyện do đó mất đi vài trò của “Ông biết tuốt”.
Lời người kể chuyện đã ít (chủ yếu là tả các hành động của Tổng Cóc đứng
lên, ngồi xuống, quát hỏi Lý Cờ…), lại rất khó tách bạch ra giọng điệu
riêng.”[32, tr.77] Ở truyện thứ hai, “điểm nhìn chủ yếu trong truyện này là từ
Ấm Huy. Vẫn là người thuật truyện ở ngôi thứ ba, nhưng thường xuyên di
chuyển sang Ấm Huy”[32, tr.81]. Ở truyện thứ ba, người kể chuyện dựa vào
điểm nhìn của nhân vật đóng vai Chiêu Hổ để trần thuật.
Dưới cảm nhận của nhà nghiên cứu Greg Lockhart trong bài Tại sao tôi
dịch truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Anh, tác giả cũng ít nhiều chỉ ra
được kiểu dáng người kể chuyện khách quan đứng bên ngoài câu chuyện
được kể trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Quan điểm này cũng được
thừa nhận trong bài viết Lịch sử trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp của
nhà nghiên cứu Vương Anh Tuấn: “Không thuần túy là người kể, tác giả theo
nghĩa chặt chẽ”[32, tr.335]. Đó là “một chủ thể khách quan, trung tính, quan
sát, kể chuyện với con mắt lạnh lùng thiếu những đoạn trữ tình ngoại đề, lời
bàn luận, đánh giá xem xét các sự kiện”[32,tr.335]
Trong Đọc văn phải khác với đọc sử nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã
chỉ ra người kể chuyện với tư cách là một sản phẩm hư cấu của nhà văn, là
một sự sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn Vàng lửa:
“Phơ-răng-xoa ( Phăng) hư cấu không phải là “ người phát ngôn” của Nguyễn
Huy Thiệp. Và nếu đọc kỹ chúng ta thấy cái người xưng “tôi” trong truyện
cũng không phải là Nguyễn Huy Thiệp ngoài đời- đó chỉ là một vai tui hư
cấu” [ 32, tr.181]. Đồng thời chỉ ra kiểu “người kể chuyện không đáng tin”
cậy trong tác phẩm: “Nếu lấy chức năng kể chuyện để định danh cho loại
nhân vật ở đây thì cả Phăng, cả người Bồ Đào Nha (và đôi khi cả vai “tôi”
nữa) đều được xây dựng như là loại “người kể chuyện không đáng tin cậy”
gần như kiểu nhân vật tự thú’’[32, tr183]. Kiểu người kể chuyện này cũng
được tác giả Thùy Sương thừa nhận trong bài: Về một cách hiểu truyện ngắn
“ Vàng lửa” Nguyễn Mai Xuân và Trương Hồng Quang trong: Vàng lửa của Nguyễn
Huy Thiệp“triết học lịch sử”hay là“văn xuôi nghệ thuật” bên cạnh thừa nhận
vai trò căn bản của kiểu người kể chuyện không đáng tin cậy có đề cập kiểu
người kể chuyện ở ngôi thứ nhất…
Nhìn chung, những nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp trong thời kỳ đầu
ông mới xuất hiện tuy chưa có bài viết nghiên cứu hệ thống về người kể
chuyện nhưng những phát hiện về người kể chuyện trong một số truyện ngắn
tiêu biểu bước đầu cho ta hình dung về kiểu người kể chuyện trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Về sau, các nhà nghiên cứu trên cơ sở khảo sát hàng loạt các truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp cũng đã có những nhận định mang tính chất hệ thống
hơn về người kể chuyện. Trong bài Hình thức đa thanh mới trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả Châu Minh Hùng đã khái quát về người kể
chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với cái nhìn dân chủ hóa. Ở
phương diện này tác giả nhận thấy: “Nguyễn Huy Thiệp với tư cách nhà văn
đã hoàn toàn mất thực quyền trong tác phẩm. Anh ta chỉ có quyền tổ chức tác
phẩm mà không có quyền lấy phát ngôn của mình định giá cho các phát ngôn
khác. Thiệp không trân trọng, cũng không nhại, không mỉa mai ai. Lời kể bao
giờ cũng nghiêm túc, nghiêm túc đến dửng dưng. Lời kể trong văn ông lược
bỏ mọi thứ trang hoàng của giọng điệu, giảm thiểu đến mức tối đa những
trạng từ, tính từ tô điểm cho đối tượng.”[20]
Nhà nghiên cứu La Khắc Hòa trong bài “Những dấu hiệu của chủ nghĩa
Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và
Phạm Thị Hoài” nhận thấy giọng điệu riêng và thái độ khách quan của người
kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
Bùi Việt Thắng trong bài viết “Vấn đề kể chuyện trong truyện ngắn
đương đại ( Một khía cạnh thi pháp thể loại )” đã đúc rút những đặc điểm cơ 11
bản nhất của nghệ thuật kể chuyện xưng “ tôi” ở truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp.
Nguyễn Mạnh Hà trong bài viết Một số nguyên tác tự sự của Nguyễn
Huy Thiệp trong truyện ngắn (Tạp chí ngôn ngữ và đời sống số 10/2009) đã
chỉ ra kiểu người kể chuyện đứng trong câu chuyện được kể tức người kể
trong cuộc và kiểu người kể đứng ngoài câu chuyện với vai trò thuật lại.
Trong bài: Tổ chức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
Phùng Gia Thế khái quát về các kiểu người kể chuyện trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp với các dạng cơ bản: “chủ thể kể chuyện được đặt ở ngoài
câu chuyện - hình thức kể ở ngôi thứ ba” và dạng thứ hai “hình thức “nhân vật
kể chuyện”- hình thức kể theo ngôi thứ nhất ...
Bên cạnh đó còn phải kể đến rất nhiều thành quả trong các công trình
khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
mà chúng tui chưa có dịp thống kê.
Trên cơ sở kế thừa thành tựu đã có của những người nghiên cứu trước,
chúng tui đi sâu vào nghiên cứu các dạng thức người kể chuyện trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn có cái nhìn tổng hợp trên những
phương diện biểu hiện tiêu biểu về người kể chuyện, đồng thời thấy được
phong cách độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tui xác định đối tượng nghiên cứu cho luận văn là "người kể
chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp".
- Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi luận văn, chúng tui không có tham vọng tìm hiểu toàn bộ
các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mà chỉ tập trung khảo sát ở
một số truyện ngắn tiêu biểu của ông trong cuốn Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp do Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn, xuất bản quý III năm 2007. Tập sách
bao gồm 42 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được sắp xếp theo thứ tự thời
gian, và đây cũng là cuốn sách tập hợp phần lớn các truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp được xuất bản gần đây nhất.
- Mục đích nghiên cứu:
Lựa chọn đề tài về người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp, chúng tui mong muốn đem đến cái nhìn có tính khái quát, khoa học và
khách quan về hình tượng người kể chuyện trong hệ thống truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp. Đồng qua đó góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng
tạo độc đáo cũng như những đóng góp của ông trong truyện ngắn Việt Nam
đương đại.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tui sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cơ bản sau:
Phương pháp loại hình: khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
trên cơ sở của loại hình tự sự.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: chúng tui áp dụng phương pháp này
trong việc phân tích các phương diện tiêu biểu của tác phẩm để làm rõ những
luận điểm, đồng thời khái quát những đặc trưng cơ bản các nội dung cơ bản
về người kể chuyện.
Phương pháp so sánh: sử dụng phương pháp so sánh trong mối tương
quan với các nhà văn trước hay cùng thời với Nguyễn Huy Thiệp để thấy
được sự kế thừa, cách tân cũng như cá tính sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp ở
phương diện người kể chuyện.
Phương pháp thống kê: chúng tui áp dụng phương pháp thống kê trong
việc phân loại các dạng thức người kể chuyện và điểm nhìn làm cơ sở cho
việc phân tích các đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp.
5. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo cấu
trúc luận văn bao gồm 03 chương:
- Chương 1. Khái lược về người kể chuyện và hành trình truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.
- Chương 2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.
- Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu người kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



xem them
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top