nikita24480

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo văn học - Tiểu thuyết Mối tình đầu của tác giả Diệu Hạnh





MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Mục đích, ý nghĩa của tiểu luận 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận 2
3. Phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận này 2
PHẦN NỘI DUNG 3
1. Nhận xét chung 3
2. Bảng thống kê tần số xuất hiện từ loại trong tác phẩm 4
3. Nhận xét cách dùng từ : từ sai, từ không đúng của tác giả 13
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo văn học - tiểu thuyết “Mối tình đầu” của tác giả Diệu Hạnh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của tiểu luận
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, phương tiện truyền đạt tư duy và không thể có một phương tiện hay công cụ nào khác có thể đảm đương được chức năng này ngoài ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một trong những hành vi giao tiếp quan trọng của các chủ thể giao tiếp trong xã hội. Cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi người đều phản ánh sự hiểu biết của chính người đó về thế giới khách quan, được biểu hiện thông qua ngôn ngữ. Theo như K.Mác nói : “ Ngôn ngữ ra đời do nhu cầu của con người cần nói với nhau một cái gì đấy, trao đổi với nhau một cái gì đấy”.
Ngôn ngữ trong văn học hay ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo văn học của mỗi nhà văn có sự khác nhau là do trình độ văn hóa, học vấn, do nguồn gốc xuất thân, do hòan cảnh xã hội….Đây là những yếu tố chi phối đến thói quen và cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhà văn cụ thể. Chính những sự chi phối trên mà mỗi nhà văn khi cho ra đời một tác phẩm văn học nghệ thuật đều mang những phong cách ngôn ngữ riêng biệt của mình. Thế nhưng sự thành công của mỗi tác phẩm văn học nghệ thụât chính là ở chỗ đem đến cho người đọc sự chia sẻ cảm thông, làm cho người đọc có thể vui với cái vui của nhân vật, có thể buồn với cái buồn của nhân vật, sót xa với những số phận oan trái, căm hờn với những cảnh đời nghiệt ngã, đau đớn với nỗi đau của nhân vật. Không những thế người đọc còn cảm nhận được tâm tư tình cảm của tác giả thông qua hệ thống các nhân vật và nội dung của tác phẩm. Muốn đạt được sự thành công như vậy thì đòi hỏi mỗi nhà văn khi sáng tạo một tác phẩm văn học phải am hiểu cuộc sống, có vốn từ ngữ phong phú, có thể sử dụng các phương tiện ngôn ngữ tinh xảo, có khả năng tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người đọc. Như vậy đối với quá trình sáng tạo văn học, muốn tác phẩm của mình đến được với công chúng và được công chúng đón nhận thì đòi hỏi mỗi nhà văn không ngừng lao động và sáng tạo, để có thể cho ra những tác phẩm văn học nghệ thuật hay. Một tác phẩm văn học nghệ thuật được công nhận là hay, là thành công không chỉ được đánh giá bởi nội dung phản ánh của tác phẩm đó, mà nó còn phụ thuộc vào cách lựa chọn và sắp xếp từ ngữ của tác giả trong tác phẩm đó. Như vật sự sắp xếp và phân bố từ loại trong tác phẩm một cách hợp lý và chuẩn xác là khá quan trọng tạo nên sự thành công của tác phẩm.
Trong thực tế hiện nay có không ít tác giả đã không chú ý đến cách sử dụng và phân bố từ loại của mình trong tác phẩm, mặc dù vấn đề từ loại cũng khá quan trọng để làm lên thành công của tác phẩm. Vì vậy, Mục đích của tiểu luận này là đi khảo sát và đưa ra một vài nhận xét cách sử dụng từ loại của tác giả Diệu Hạnh trong cuốn tiểu thuyết “Mối tình đầu”- Nhà xuất bản Đà Nẵng- Năm 2004. Qua đó ta có thể thấy được thực trạng sử dụng từ loại trong tác phẩm như thế nào.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
Đối tượng nghiên cứu cụ thể của tiểu luận này là cuốn tiểu thuyết “Mối tình đầu”- Diệu Hạnh- Nhà xuất bản Đà Nẵng- Năm 2004. Từ cuốn tiểu thuyết sẽ tìm hiểu về sự phân bố từ loại trong cuốn tiểu thuyết này, thống kê tần số xuất hiện của danh từ, động từ, tính từ, đại từ, hư từ…. Và sẽ đi nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả, chỉ ra những từ loại được tác giả sử dụng trong tác phẩm không được hay và không được chuẩn.
3. Phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận này
Phương pháp nghiên cứu chính trong bài tiểu luận này là:
Khảo sát, tìm hiểu sự phân bố từ loại trong cuốn tiểu thuyết “Mối tình đầu” của tác giả Diệu Hạnh- Nhà xuất bản Đà Nẵng- Năm 2004. Ngoài ra phải sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp. Sau cùng đi nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả. Chỉ ra những từ mà tác giả dùng không đúng, không chính xác.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nhận xét chung
Trong cuốn tiểu thuyết “Mối tình đầu” của tác giả Diệu Hạnh- NXBĐN- 2004, tác giả Diệu Hạnh đã sử dụng số lượng danh từ, động từ là khá lớn, sau tới số lượng tính từ được sử dụng ít hơn so với hai loại từ loại trên, số lượng hư từ và đại từ là ít hơn cả. Trong số danh từ được sử dụng trong tác phẩm thì lượng danh từ riêng để chỉ tên người, chỉ tên gọi của các địa danh và chỉ tên gọi sự vật được sử dụng với số lượng khá lớn và được lặp lại khá nhiều lần trong suốt tác phẩm. Ví dụ như: Nam Khoa, Tịnh Như, Lọ Lem, Lan Thơ, Diệp Tuyền, Cảnh Nam, Dì Chu,Vỹ Thanh....Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang... Cao nguyên, đồi, núi, suối, rừng, hoa Ban, hoa Mimôxa, hoa Hồng .... Số lượng hư từ được sử dụng cũng khá nhiều chủ yếu là dùng các phụ từ để làm thành tố phụ cho các danh từ, động từ... ở trong câu. Ví dụ như:
“ Em không chết trẻ thế đâu”. Từ “không” sẽ phụ cho “chết trẻ”
Ngoài ra tác giả còn sử dụng các liên từ, kết từ để liên kết các từ trong câu, ví dụ như:
+ “ Vừa đi du học ở Pháp về”, từ “vừa” được sử dụng là liên từ trong câu và cũng là từ để bắt đầu một câu mở đầu trong tác phẩm.
+ “ Bên kia là vạt dã Dã quỳ vàng ngút mắt”, Từ “ là” được sử dụng trong câu làm kết từ .
+ “ Nhưng là chuyện của anh và em, không nói sao được”, từ “ và” trong câu cũng được sử dụng là một kết từ.
Tác giả cũng sử dụng số lượng trợ từ khá lớn. Các trợ từ xuất hiện trong câu nhằm nhấn mạnh cho nội dung của câu. Ví dụ như:
+ “ Có đứt thì chịu chứ em không đền cho anh đâu nhé!”. Từ “nhé” dược sử dụng là một trợ từ trong câu.
Việc sử dụng các đại từ của tác giả hầu hết thường sử dụng các đại từ xưng hô như : Bố, mẹ, anh, em, cô….và các đại từ này được lặp lại cũng khá nhiều lần trong các câu trong tác phẩm.
2. Bảng thống kê tần số xuất hiện từ loại trong tác phẩm
Tác giả đã sử dụng số lượng danh từ, động từ, tính từ, đại từ, hư từ …trong tác phẩm là khá phong phú. Số lượng các danh từ, động từ, tính từ, đại từ và hư từ này được xuất hiện trong tác phẩm với tần số khá lớn và một số từ thường được dùng lặp lại khá nhiều lần. Sau đây là bảng thống kê tần số xuất hiện của các từ loại:
Từ loại
Số
lượng
Danh từ
Động từ
Tính từ
Đại từ
Hư từ
Xuất hiện
Trong tác phẩm
6450
7172
4409
1079
3690
Sau đây là bảng trích dẫn tần số xuất hiện của các danh từ , động từ, tính từ, đại từ và hư từ trong 10 trang đầu tiên của tác phẩm (từ trang 5 đến trang 15)
Bảng thống kê tần số xuất hiện của các danh từ ( từ trang 5 đến trang 15)
Pháp
Trong rừng
Phía trước
Dã quỳ
Nam Khoa
Thú
Thảm hoa
Tịnh Như
Nam Khoa
Trong rừng
Đồi
Nam Khoa
Tịnh Như
Cây,lá
Tịnh Như
Mấy kiểu
Cao nguyên
Khúc nhạc
Hoa dại
(Bên) Hoa
Đồi, núi
Nai
Hoa rừng
(con) Suối
Cao nguyên
Hoẵng
Nam Khoa
(Bên) Bờ Suối
Rừng thông
Hươu
Hoa rừng
Hoa ban
Rừng Sao
Chồn
Tịnh Như
Giố...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top