daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục

Chương 1 Dẫn nhập………………………………… trang 2.
1. Đặt vấn đề……………………………………..trang 2.
2. Giới hạn vấn đề……………………………….trang 2.
3. Mục đích nghiên cứu………………………….trang 3.
4. Thể thức nghiên cứu…………………………. trang 3.
Chương II Cơ sở lý luận về nhu cầu học anh văn…..trang 4.
1. Thực trạng………………………………………tran g4.
2. Môi trường học tập Anh ngữ của sinh vien…….trang 5
2.1. Các trung tâm Anh ngữ……………………trang 5.
2.2. Các câu lạc bộ anh văn…………………….trang 7.
2.3. Học anh văn qua Internet………………….trang 7.
2.4. Nhận xét…………………………………...trang 8.
Chương III Kết quả khảo sát…………………………trang
1. Về mục đích học tiếng Anh của sinh viên……………..trang 9
2. Về môi trường học tập, mức độ hài lòng………………trang 10
2.1. Môi trường học tập……………………………....trang 11
2.2. Mức độ hài lòng………………………………….trang 13
3. Phát triển kỹ năng……………………………………...trang 14
4. Về việc học anh văn trong nhà trường………………...trang 16
5. Đối với các chuyên ngành……………………………..trang 18
6. Thời gian và thời điểm………………………………...trang 18
Chương IV Kết luận – Kiến nghị……………………………trang 20

CHƯƠNG I
DẪN NHẬP


1. Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, đặc biệt là sinh viên các ngành kỹ thuật. Vì thế, nhu cầu giao tiếp tiếng Anh tại nơi làm việc tăng lên một cách đáng kể. Một chương trình môn học tiếng Anh chuyên ngành phù hợp nhằm giúp cho sinh viên giao tiếp hiệu quả phục vụ cho công việc tương lai của họ là vấn đề cấp bách mà mỗi giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành đều quan tâm.
Theo một điều tra của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) thì nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc hàng ngày ở các công ty VN, các tổ chức hành chính sự nghiệp khá cao, từ trung bình tới nhiều, chiếm 69%. Tiếng Anh, ngoại ngữ đang được sử dụng chính, còn được xem là cơ sở để xét đề bạt hay tăng lương. Chứng chỉ bằng A, B,C vẫn chiếm 65% yêu cầu, bằng đại học chuyên ngữ là 26%, chứng chỉ khác như TOEFL hay IELTS là 9%.

2. Giới hạn vấn đề:
Do thời gian nghiên cứu ngắn và trình độ còn hạn chế nên trong đề tài này người nghiên cứu chỉ khảo sát đối tượng là các sinh viên lớp 071102 thuộc khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Tập trung vào các chủ đề chính như sau:
- Mức độ quan tâm của SV đối với môn Anh Văn.
- Thực trạng trình độ Anh Văn của SV.
- Các phương pháp học Anh Văn của SV.
- Khả năng phát triển.
- Phân loại SV theo các chuyên ngành: Mạng Máy Tính, Công Nghệ Phần Mềm, Hệ Thống Thông Tin.
Thông qua đó người nghiên cứu rút ra những kết luận chung.
3. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm tìm hiểu về nhu cầu học anh văn của sinh viên Công nghệ thông tin qua đó đưa ra một số khuyến nghị đối với chương trình môn tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin dựa trên nhu cầu của người học.
Với đề tài này, người nghiên cứu tập trung vào đối tượng là các sinh viên năm cuối khoa Công nghệ thông tin.
4. Thể thức nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát đối với các sinh viên lớp 071102 khoa CNTT, trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM qua đó tổng hợp các ý kiến, đưa ra các nhận xét của người nghiên cứu. Cụ thể, người nghiên cứu đã in ra và phát phiếu khảo sát cho các thành viên lớp 071102.

CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HỌC ANH VĂN
Hiện nay việc học anh văn có thể chia thành nhiều mảng nhỏ, mỗi mảng đáp ứng được một nhu cầu riêng. Trước đây phổ biến ở nước ta là các chứng chỉ A, B, C… ngày nay, do nhu cầu của xã hội ngày càng cao, và việc hội nhập quốc tế đã khiến cho yêu cầu về các chứng chỉ anh văn ngày càng cao hơn, các doanh nghiệp đòi hỏi người lao động phải có một hay vài các chứng chỉ như: TOEFT, IELTS, TOEIC.
1. Thực trạng
Thực tiễn giáo dục ở Việt Nam cho thấy, phần lớn sinh viên được học anh văn ngay ở trường phổ thông, từ cơ sở cho đến phổ thông. Lên đến các bậc học cao hơn (ĐH, CĐ, TC…) thì tiếp tục được đào tạo về anh ngữ, kể cả anh văn chuyên ngành. Như vậy, trung bình một sinh viên từ khi học trung học cơ sở cho đến khi tốt nghiệp ĐH, đã có hơn mười năm được học về anh ngữ, nhiều hơn hẳn các môn học khác. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều dẫn đến nhu cầu tuyển dụng cao. Hầu hết các vị trí của nhân viên kỹ thuật đều yêu cầu phải có khả năng anh ngữ. Thế nhưng, thực tế cho thấy trình độ tiếng Anh của SV nhìn chung thấp so với các nước trong khu vực, SV chưa đủ năng lực để sử dụng tiếng Anh làm phương tiện học tập, nghiên cứu, tham khảo tài liệu và giao tiếp hằng ngày. (hội thảo “ Đào tạo tiếng Anh trong các trường ĐH không chuyên ngữ”, Bộ GD &ĐT phối hợp với cục khảo thí GD Hoa Kỳ tổ chức).
Như vậy có thể thấy rằng nhu cầu nâng cao khả năng anh ngữ của sinh viên rất cao, trong đó có sinh viên Công nghệ thông tin với hầu hết giáo trình chuẩn là các giáo trình sử dụng tiếng Anh, trong khi các giáo trình
trong nước thì lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của sinh viên trong việc tiếp cận với kiến thức mới. Trong hội thảo Đào tạo tiếng anh trong các trường ĐH không chuyên ngữ”, Bộ GD & ĐT đưa ra giải pháp từ năm 2012 sẽ triển khai giảng dạy bằng tiếng Anh các môn chuyên ngành của 4 ngành gồm: Công nghệ thông tin, Tài chính-ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Du lịch. Và tiến tới năm 2020, các trường tổ chức dạy các môn chuyên ngành có nhu cầu xã hội cao bằng tiếng Anh. ( ).
Thực trạng hiện nay cho thấy, khá nhiều sinh viên giỏi Công nghệ thông tin) nhưng trình độ tiếng Anh kém nên đã bỏ qua nhiều cơ hội việc làm. Theo một cuộc thăm dò ý kiến độc giả mới đây, có 37,8% trên tổng số 12.214 phiếu cho rằng tiếng Anh là vấn đề khó khăn nhất trong quá trình học tập chuyên ngành công nghệ thông tin cũng như tìm việc làm. Tiến sĩ Trần Văn Dũng, trưởng khoa Công nghệ thông tin ĐH Giao thông vận tải cho biết: “khi trở thành một sinh viên Công nghệ thông tin thì điều kiện trước hết về trình độ tiếng Anh là khả năng đọc hiểu vì ngôn ngữ này được vận dụng như một công cụ để các sinh viên tiếp xúc với kiến thức công nghệ. Tuy nhiên, phần lớn các tân sinh viên khi bước vào ĐH đều không đáp ứng được yêu cầu về trình độ tiếng Anh, dù chỉ để giao tiếp chứ chưa nói đến nghiên cứu tài liệu. Vốn liếng ngoại ngữ của nhiều em còn rất sơ sài, nhất là những sinh viên ngoại tỉnh”. ( ).


2. Môi trường học tập Anh ngữ của Sinh viên
2.1. Các trung tâm Anh ngữ:
Bên cạnh việc được học Anh ngữ ở trường, hiện nay nhiều Sinh viên đang theo học tại các trung tâm Anh ngữ trong và ngoài nươc. Chất lượng đào tạo của các trung tâm này nhìn chung có chất lượng hơn hẳn so với việc học ở trường do số lượng học viên/lớp ít, giáo viên có nhiều bằng cấp cao, và được học với giáo viên bản ngữ và có các phương tiện, multimedia hiện đại hỗ trợ tối đa việc học. Nhưng bên cạnh đó, chi phí cho việc học Anh ngữ tại các trung tâm đa phần rất cao, và không phải sinh viên nào cũng có thể đáp ứng được, do vậy các sinh viên này thường chấp nhận với vốn kiến thức ở trường, hay tự học nhằm nâng cao kỹ năng.
CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
Dựa vào kết quả thu được và trong phạm vi kiến thức của mình, người nghiên cứu đưa ra một số kết luận và kiến nghị như sau:
- Đối với sinh viên nói chung và sinh viên ngành Công nghệ thông tin nói riêng, nhu cầu học Anh văn là rất lớn. Phần lớn đều vì mục đích công việc và giao tiếp hàng ngày.
- Hầu hết các sinh viên CNTT không hài lòng với trình độ cũng như phương pháp học tiếng Anh của mình, mặc dù hiện nay có rất nhiều hình thức học để sinh viên lựa chọn.
- Hình thức học tiếng Anh tại các câu lạc bộ tiếng Anh rất tiến bộ, có thể đáp ứng được nhu cầu của sinh viên nhưng hầu hết sinh viên đều chưa quan tâm đến hình thức học này. Các câu lạc bộ cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến để thu hút các sinh viên tham gia.
- Tuy ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh nhưng hầu hết các sinh viên CNTT đều chưa đầu tư đúng mức cho môn học này. Cụ thể, họ chưa dành thời gian cũng như chưa có một thời khóa biểu cố định cho việc học. Đây là lý do giải thích vì sao mà dù được học Anh văn rất nhiều năm nhưng khả năng tiếng Anh của nhiều sinh viên vẫn không phát triển được.
- Việc dạy tiếng Anh trong nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.



Hình thức phiếu khảo sát
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC ANH VĂN


1. Bạn vui lòng cho biết tên:………………………………….
2. Mã số sinh viên của bạn:…………………………………
3. Giới tính của bạn: Nam  Nữ 
4. Bạn đã học tiếng Anh được bao lâu?
……………………….
5. Là sinh viên CNTT, theo bạn tiếng Anh có quan trọng không?
a. Quan trọng b. Không quan trọng
6. Bạn có hài lòng với trình độ tiếng Anh của mình?
a. Hài lòng b. Không hài lòng và muốn nâng cao thêm
7. Bạn đã đạt được chứng chỉ tiếng Anh nào? (Bạn có thể chọn nhiều câu trả lời)
a. TOEFT b.IELTS c.TOEIC d.Chưa có chứng chỉ nào
8. Bạn học tiếng Anh vì mục đích gì?
a. Công việc
b. Đọc tài liệu chuyên ngành
c. Sự yêu thích
d. Học để cho qua nhằm tích lũy tín chỉ
e. Ý kiến khác
Xin hãy nêu ý kiến khác của bạn về mục đích của việc học tiếng Anh:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
9. Bạn dùng phương pháp nào để học tiếng Anh? (Bạn có thể chọn nhiều câu trả lời)
a. Học tại các trung tâm Anh ngữ.
b. Học qua Internet
c. Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh
d. Nghe nhạc, xem phim, sách báo có sử dụng tiếng Anh
10. Theo bạn việc học tiếng Anh tại các trung tâm Anh ngữ thì
a. Tốt
b. Tốt nhưng học phí cao.
c. Chấp nhận được.
d. Không đủ khả năng để theo học.


11. Bạn có hài lòng với phương pháp học của mình?
a. Có b. Không
12. Khi học Anh Văn, bạn quan tâm: (Bạn có thể chọn nhiều câu trả lời)
a. AV chuyên ngành b. AV giao tiếp c. AV thương mại
13. Bạn ưu tiên chọn để phát triển kĩ năng nào trước?
a. Nghe b. Nói c. Đọc d. Viết
14. Theo bạn việc dạy tiếng Anh theo chương trình ở trường có đáp ứng được yêu cầu của bạn?
a. Được b. Không đáp ứng được
15. Thời điểm học tiếng Anh tốt nhất theo bạn là
a. Từ năm học đầu tiên
b. Khi gần ra trường
c. Bất cứ lúc nào
16. Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học tiếng Anh?
a. 1h b. 2h c. 3h d. > 3h e. không dành thời gian
17. Theo bạn chuyên ngành nào nên sử dụng tiếng Anh trong dạy và học?
a. Công nghệ phần mềm
b. Hệ thống thông tin
c. Mạng máy tính và viễn thông
d. Tất cả những chuyên ngành trên
18. Việc giáo viên trình bày slide bài giảng bằng tiếng Anh theo bạn là:
a. Cần thiết
b. Chỉ nên đối với môn chuyên ngành
c. Khó khăn trong việc tiếp thu.
Xin chân thành Thank bạn đã điền vào phiếu khảo sát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tuấn, (2001), Tài liệu bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học và giáo dục, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
2. Harmer, J. (2001), The Practice of English Language Teaching, Longman Group UK Limited.
3. Nunan, D. (1989), Syllabus Design, Oxford University Press.
4. Richards, J. et al. (1992), Longman Dictionary of Language Teaching & Applied Linguistics, Longman Group UK Limited.
5. Ur, P. (1996), A Course in Language Teaching: Practice and Theory, Cambridge University Press.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ebook Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710 Công nghệ thông tin 0
A nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Luận văn Kinh tế 0
T Nghiên cứu vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp Công nghệ thông tin 0
P Nghiên cứu hệ thống trợ giúp quyết định trong tư vấn nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông Công nghệ thông tin 3
P Một số vấn đề cho Việt Nam được rút ra từ việc nghiên cứu vai trò của công ty xuyên quốc gia trong t Kiến trúc, xây dựng 0
R Kỹ năng Tham vấn trong Công tác xã hội - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ Văn hóa, Xã hội 0
R Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Giá trị của học thuyết về lợi nhuận của Mác và ý nghĩa của việc nghiên cứu và thực hiện vấn đề lợi n Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top