daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện pháp quản lý bệnh tại tỉnh Sơn La”
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 9620112
Nghiên cứu sinh: Hoàng Văn Thảnh
Người hướng dẫn khoa học: 1) TS. Trịnh Xuân Hoạt
2) GS.TS. Nguyễn Văn Tuất
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
1. Tóm tắt nội dung và kết quả mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu về nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện pháp quản lý bệnh tại tỉnh Sơn La và tập trung vào các nội dung:
Nội dung 1. Nghiên cứu thành phần loài của nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè.
Nội dung 2. Nghiên cứu mức độ gây hại của bệnh thán thư (Colletotrichum spp.) trên cà phê chè và các yếu tố ảnh hưởng.
Nội dung 3. Nghiên cứu hiệu quả của một số thuốc hóa học/chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh thán thư hại cà phê chè.
Nội dung 4. Xây dựng 02 mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê chè tại Sơn La.
Luận án đã đạt được những kết quả mới như sau:
- Đã xác định được 05 loài thuộc nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê, một số đặc điểm sinh học của nấm.
- Đánh giá được tỷ lệ quả cà phê bị rụng do bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) gây ra chiếm 42,63-52,83% tổng số quả tại Sơn La và cao hơn so với tỷ lệ quả rụng do sinh lý gây ra.
- Xác định các biện pháp kỹ thuật tỉa cành tạo tán, bón phân cân đối, làm cỏ kết hợp với thu gom tiêu hủy cành quả bị bệnh có hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh thán thư hại cà phê.
- Đã đánh giá thuốc hóa học Anvil 5SC (hoạt chất hexaconazole), Antracol 70WP (hoạt chất propineb), chế phẩm sinh học CFO (hoạt chất curcumin chiết xuất từ nghệ vàng) có hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư đạt 72,53-79,14%.
2. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn và những vấn đề vấn tiếp tục nghiên cứu
2.1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu về định danh tên khoa học của tác nhân gây bệnh thán thư hại cà phê, mức độ gây hại và một số biện pháp phòng chống bệnh thán thư tại vùng Sơn La góp phần giúp các cơ quan chuyên môn đưa ra những hướng dẫn phục vụ canh tác cà phê hiệu quả và bền vững; trong đó nhấn mạnh biện pháp canh tác là chủ đạo như tạo tán tỉa cành, kỹ thuật bón phân, làm cỏ, quản lý cỏ dại và tàn dư cây bệnh.
- Mô hình quản lý bệnh thán thư bước đầu khẳng định được kết quả nghiên cứu về tác nhân gây bệnh, một số đặc điểm sinh học sinh thái và biện pháp phòng trừ bệnh và làm cơ sở để xây dựng qui trình đầy đủ phòng trừ bệnh thán thư hại cà phê ở vùng Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung.
2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh thán thư hại trên cây cà phê chè theo hướng tổng hợp để góp phần bảo vệ năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế, canh tác bền vững cây cà phê chè.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(ký, ghi rõ họ tên) NGHIÊN CỨU SINH
(ký, ghi rõ họ tên)


GENERAL INFORMATION OF THE Ph.D. THESIS

Thesis title: RESEARCHING ON COLLETOTRICHUM SPP. CAUSING ANTHRACNOSE ON COFFEA ARABICA AND DISEASE MANAGEMENT MEASURES IN SON LA PROVINCE
Major: Plant protection
Code: 9620112
Ph.D. student: Hoang Van Thanh
Supervisors: 1) Dr. Trinh Xuan Hoat
2) Prof. Nguyen Van Tuat;
Educational organization: Vietnam Academy of Agricultural Sciences
1. Thesis summary and the new results of the thesis
This thesis is a comprehensive study on Colletotrichum spp. causing anthracnose on Coffea arabica trees and disease management measures. This thesis has focused on the contents below:
Colletotrichum fungus causing anthracnose on arabica coffee trees.
Content 2. Studying the severity of anthracnose (Colletotrichum spp.) on arabica coffee trees and its influence factors.
Content 3. Research on some of chemical fungicides/ bio-fungicides to against coffee anthracnose disease.
Content 4. Carry out 02 demonstrations for anthracnose integrated management in Son La.
Results obtained from the thesis:
- Identified 05 species of Colletotrichum fungus causing anthracnose on coffee trees, some biological characteristics of fungi.
- Evaluate the percentage of coffee cherries lost due to anthracnose (Colletotrichum sp.) accounting for 42.63-52.83% of the total number of berries in Son La.
- Research to identify technical methods of pruning to create canopy, balanced fertilizer, weeding in combination with collecting and destroying diseased branches with high efficiency in order to eliminate coffee anthracnose.
- Anvil 5SC (hexaconazole active ingredient), Antracol 70WP (proneb active ingredient), and CFO (curcumin active ingredient extracted from yellow turmeric) were evaluated to have a effectiveness of 72.53-79.14% anthracnose control (Colletotrichum sp.) on tea plants.
2. The potential application and recommendation of the thesis
2.1. The potential application in the agriculture
- The results of the research on identification of species of Colletotrichum fungus causing anthracnose on coffee trees, the degree of harm and some measures to prevent anthracnose in Son La region have contributed to the Giúp of specialized agencies in making recommendations, guide sustainable and efficient coffee cultivation; It emphasizes the main methods such as pruning, fertilization, weeding, weed management and diseased crop residues to control coffee berry disease.
- Coffee berry disease management model initially affirms the results of research on pathogens, some ecological biological characteristics and disease control measures and serves as a basis to build a complete process of coffee berry disease control in Son La region in particular and the Northwest area in general.
2.2. The recommendations
We highly recommended studying technical measures to control coffee berry disease in an integrated manner to contribute to protecting productivity, improving economic efficiency, and sustainable cultivation of coffee arabica.
SUPERVISORS
Ph.D. STUDENT


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... II
MỤC LỤC...............................................................................................................................III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................................VIII
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................IX
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................XIII
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................2
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài ............................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................................3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................3
5.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................3
5.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................4
1.1. Giới thiệu chung về cây cà phê .......................................................................................4
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới và ở Việt Nam ................................6
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới ....................................................6
1.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam và Sơn La ..........................7
1.3. Tình hình nghiên cứu về bệnh thán thư hại cây cà phê trên thế giới và Việt Nam ..8
1.3.1. Tác hại của bệnh thán thư đối với cây cà phê ............................................................8
1.3.2. Triệu chứng bệnh thán thư..........................................................................................10
1.3.3. Nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh thán thư hại cây cà phê .............................11
1.3.3.1. Vị trí phân loại của nấm Colletotrichum...............................................................11iv
1.3.3.2. Các loài nấm gây bệnh thán thư trên cây cà phê ..................................................11
1.3.3.3. Xác định tác nhân gây bệnh thán thư cà phê dựa vào đặc điểm hình thái nấm ..15
1.3.3.4. Phương pháp xác định tác nhân gây bệnh thán thư bằng kỹ thuật phân tử .......21
1.3.3.5. Đánh giá độc tính của các loài nấm thuộc Colletotrichum .................................23
1.3.3.6. Điều kiện phát sinh và gây hại của bệnh ...............................................................25
1.3.3.7. Giải pháp phòng trừ bệnh thán thư hại cà phê ......................................................27
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............34
2.1. Vật liệu nghiên cứu.........................................................................................................34
2.2. Nội dung...........................................................................................................................35
2.3. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................................35
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................36
2.4.1. Khảo sát hiện trạng sản xuất cà phê, tình hình sâu, bệnh hại tại Sơn La..............36
2.4.1.1. Khảo sát hiện trạng sản xuất cà phê tại Sơn La ....................................................36
2.4.1.2. Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại trên cây cà phê tại Sơn La ..............................36
2.4.2. Xác định các loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại
Sơn La ......................................................................................................................................37
2.4.2.1. Thu thập và phân lập nấm gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại Sơn La ..37
2.4.2.2. Đánh giá khả năng gây bệnh của các loài nấm Colletotrichum..........................38
2.4.2.3. Xác định tên khoa học loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà
phê chè tại Sơn La ..................................................................................................................40
2.4.2.4. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các loài nấm Colletotrichum gây
bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại Sơn La......................................................................41
2.4.3. Nghiên cứu mức độ gây hại của bệnh thán thư (Colletotrichum spp.) trên cà phê
chè và các yếu tố ảnh hưởng .................................................................................................43
2.4.3.1. Điều tra diễn biến bệnh thán thư hại cà phê .........................................................43
2.4.3.2. Điều tra tỷ lệ quả cà phê bị rụng do bệnh thán thư gây hại .................................43v
2.4.3.3. Ảnh hưởng của biện pháp canh tác kỹ thuật đến tỷ lệ quả cà phê bị rụng do
bệnh thán thư...........................................................................................................................44
2.4.4. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bệnh thán thư
trên cây cà phê chè tại Sơn La ..............................................................................................47
2.4.4.1. Hiệu quả ức chế của một số thuốc đối với sự phát triển của nấm Colletotrichum
spp. trên môi trường nhân tạo ...............................................................................................47
2.4.4.2. Khảo sát hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh thán thư hại cây cà phê
chè ngoài đồng ruộng.............................................................................................................48
2.4.4.3. Đánh giá hiệu quả của sử dụng chế phẩm sinh học đến bệnh thán thư trên cà
phê chè .....................................................................................................................................49
2.4.5. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê chè tại Sơn La ...50
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................................52
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................53
3.1. Hiện trạng sản xuất cà phê và tình hình sâu, bệnh hại tại Sơn La ............................53
3.1.1. Tình hình sản xuất cà phê tại Sơn La ........................................................................53
3.1.2. Giống cà phê trồng tại Sơn La ...................................................................................53
3.1.3. Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cà phê chè tại Sơn La ...........55
3.1.4. Tình hình sâu, bệnh hại trên cây cà phê chè tại Sơn La..........................................55
3.1.4.1. Tình hình sâu hại ......................................................................................................55
3.1.4.2. Tình hình bệnh hại....................................................................................................57
3.2. Thành phần loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại Sơn
La ..............................................................................................................................................58
3.2.1. Triệu chứng bệnh .........................................................................................................58
3.2.2. Đặc điểm hình thái của các loài nấm Colletotrichum.............................................61
3.2.3. Lây nhiễm nhân tạo .....................................................................................................68
3.2.3.1. Lây nhiễm nhân tạo trên thân cây cà phê chè con ................................................68
3.2.3.2. Lây nhiễm nhân tạo trên quả cà phê chè ..............................................................74vi
3.2.4. Kết quả giải trình tự vùng ITS của các mẫu nấm ....................................................84
3.2.5. Một số đặc điểm sinh học của nấm Colletotrichum spp. gây hại trên cây cà phê
chè tại Sơn La..........................................................................................................................91
3.2.5.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự tăng trưởng của tản nấm Colletotrichum spp.
trên môi trường nhân tạo .......................................................................................................91
3.2.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự nảy mầm của nấm Colletotrichum spp. trên
môi trường nhân tạo ...............................................................................................................94
3.2.5.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển của nấm Colletotrichum spp. trên
môi trường nhân tạo ...............................................................................................................96
3.3. Mức độ gây hại của bệnh thán thư trên cây cà phê chè và một số yếu tố ảnh hưởng
đến bệnh...................................................................................................................................98
3.3.1. Diễn biến bệnh thán thư hại trên cà phê chè tại Sơn La .........................................98
3.3.2. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư gây ra tại Sơn La .......................104
3.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố che bóng đến bệnh thán thư hại cây cà phê chè .............108
3.3.4. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến bệnh thán thư hại cây cà phê chè ...............113
3.3.5. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi cây đến bệnh thán thư hại cây cà phê chè ...............118
3.3.6. Ảnh hưởng của các điều kiện canh tác đến sự phát sinh gây hại của bệnh thán thư
trên cây cà phê chè ...............................................................................................................123
3.4. Đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hóa học, chế phẩm sinh học đối với
bệnh thán thư hại cây cà phê chè tại Sơn La.....................................................................128
3.4.1. Hiệu quả ức chế của một số loại hoạt chất đối với nấm Colletotrichum spp. trên
môi trường nhân tạo .............................................................................................................128
3.4.2. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với bệnh thán thư trong điều kiện
đồng ruộng.............................................................................................................................130
3.4.3. Sử dụng chế phẩm CFO phòng trừ bệnh thán thư hại cây cà phê chè ................132
3.5. Kết quả xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê chè tại Sơn
La ............................................................................................................................................133vii
3.5.1. Mức độ gây hại của bệnh thán thư và năng suất quả cà phê chè tại mô hình ....133
3.5.2. Hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư trên cây
cà phê chè ..............................................................................................................................135
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................................138
1. Kết luận .............................................................................................................................138
2. Đề nghị ..............................................................................................................................139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................141
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................151viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Thuật ngữ
bp - Cặp bazơ (Base pair)
BVTV - Bảo vệ thực vật
CB-ĐC - Che bóng, kỹ thuật nông dân
CB-KT - Che bóng, áp dụng kỹ thuật mới
CSB - Chỉ số bệnh
ĐC - Đối chứng
ĐHH - Độ hữu hiệu
ĐVT - Đơn vị tính
FAO - Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations)
KCB-ĐC - Không che bóng, kỹ thuật nông dân
KCB-KT - Không che bóng
KTVT - Không tạo vết thương
NN&PTNT - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSP - Ngày sau phun
PCR - Phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase Chain Reaction)
PDA - Môi trường Potato dextrose agar
Pdis - Tỷ lệ quả bị rụng do bệnh
PGA - Môi trường Potato glucose agar
Ptot - Tỷ lệ quả bị rụng tổng số
QLTH - Quản lý tổng hợp
RAPD - Radom Amplified Polymorphic DNA
SSR - Trình tự lặp lại đơn giản (Simple Sequence Repeat)
TLB - Tỷ lệ bệnh
TN - Thí nghiệm
TVT - Tạo vết thươngix
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1. Sản lượng cà phê trên thế giới từ 2013-2018 (FAO, 2018)…….............. 6
1.2. Sản lượng cà phê ở Việt Nam từ 2013-2018 (FAO, 2018).................... 7
1.3. Tóm tắt đặc điểm các loài nấm Colletotrichum hại trên cây cà phê…..... 17
1.4. Kích thước bào tử của một số loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư
trên cây cà phê tại Việt Nam……………………………………………. 19
2.1. Thuốc hóa học, chế phẩm sinh học sử dụng trong nghiên cứu………….. 34
2.2. Phân cấp bệnh trên thân cây cà phê con.................................................. 39
2.3. Phân cấp bệnh trên quả cà phê................................................................. 40
2.4. Thành phần phản ứng PCR chẩn đoán giám định nấm gây bệnh thán thư 41
2.5. Phân cấp bệnh thán thư trên cành, lá, quả cà phê................................... 43
2.6. Lượng phân bón trên cây cà phê………………………………………. 46
2.7. Các loại hoạt chất sử dụng trong thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế sự
phát triển của sợi nấm Colletotrichum spp. trên môi trường nhân tạo……. 48
2.8. Công thức thí nghiệm sử dụng thuốc phòng trừ bệnh thán thư
Colletotrichum spp. trên quả cà phê ngoài đồng ruộng………………… 49
2.9. Lượng phân hoá học bón cho cà phê hàng năm………………………… 50
3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La………. 54
3.2. Thành phần sâu hại chính trên cây cà phê chè tại Sơn La............................ 56
3.3. Thành phần bệnh hại chính trên cây cà phê chè tại Sơn La……………… 57
3.4. Mẫu nấm Colletotrichum phân lập được từ quả cà phê chè bị bệnh thán
thư (Sơn La, 2016)...…………………......................................................... 61
3.5. Đường kính tản nấm và kích thước bào tử phân sinh của các mẫu nấm
Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái I (Sơn La, 2016)………………. 63
3.6. Đường kính tản nấm và kích thước bào tử phân sinh của các mẫu nấm
Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái II (Sơn La, 2016)………………. 64
3.7. Đường kính tản nấm và kích thước bào tử phân sinh của các mẫu nấm
Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái III (Sơn La, 2016)…................... 65
3.8. Đường kính tản nấm và kích thước bào tử phân sinh của các mẫu nấm
Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái IV (Sơn La, 2016)……………... 65x
3.9. Đường kính tản nấm và kích thước bào tử phân sinh của các mẫu nấm
Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái V (Sơn La, 2016)……………… 66
3.10. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái I lên cây cà phê chè (Sơn La, 2016)……………………… 69
3.11. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái II lên cây cà phê chè (Sơn La, 2016)……………………... 70
3.12. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái III lên cây cà phê chè (Sơn La, 2016)…………………….. 71
3.13. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái IV lên cây cà phê chè (Sơn La, 2016)……………………. 72
3.14. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái V lên cây cà phê chè (Sơn La, 2016)……………………... 73
3.15. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái I trên quả xanh (Sơn La, 2016)…………………………… 75
3.16. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái II trên quả xanh (Sơn La, 2016)………………………….. 76
3.17. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái III trên quả xanh (Sơn La, 2016)…………………………. 77
3.18. Kết quả lây bệnh nhân tạo bởi các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái IV trên quả xanh (Sơn La, 2016)…………………………. 78
3.19. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái V trên quả xanh (Sơn La, 2016)………………………….. 79
3.20. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái I trên quả chín (Sơn La, 2016)……………………………. 80
3.21. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái II trên quả chín (Sơn La, 2016)…………………………... 81
3.22. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái III trên quả chín (Sơn La, 2016)…………………………. 82
3.23. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái IV trên quả cà phê chín (Sơn La, 2016)………………….. 83
3.24. Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc 84xi
nhóm hình thái V trên quả cà phê chín (Sơn La, 2016)……………………
3.25. Kết quả xác định loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư hại cà
phê chè tại Sơn La dựa trên trình tự vùng ITS (Sơn La, 2016)…………… 85
3.26. Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ đến sự phát triển của các loài nấm
Colletotrichum spp. trên môi trường PGA (Sơn La, 2016)……………… 92
3.27. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phát triển của tản nấm sau 7 ngày
nuôi cấy (Sơn La, 2016)…………….......................................................... 93
3.28. Tỷ lệ nảy mầm của bào tử nấm Colletotrichum spp. ở các mức nhiệt độ
khác nhau (Sơn La, 2016)…………………………………………….. 95
3.29. Đường kính của tản nấm sau 7 ngày nuôi cấy ở các điều kiện chiếu sáng
khác nhau (Sơn La, 2016)………………………… 97
3.30. Bảng 3.30. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng đến tốc độ phát triển của
tản nấm (Sơn La, 2016)…………………………………………………… 98
3.31. Diễn biến bệnh thán thư (Colletotrichum spp.) trên cây cà phê chè tại Sơn
La năm 2016………………………………………………………………. 99
3.32. Diễn biến bệnh thán thư (Colletotrichum spp.) trên cây cà phê chè tại Sơn
La năm 2017………………………………………………………………. 101
3.33. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư gây ra (Sơn La, 2016-
2017)……………………………………………………………………… 105
3.34. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư gây ra trong điều kiện có
và không có cây che bóng (Sơn La, 2016)………………………………... 109
3.35. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư gây ra trong điều kiện có
và không có cây che bóng (Sơn La, 2017)………………………………... 111
3.36. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh
thán thư (Sơn La, 2016)…………………………………………………… 114
3.37. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh
thán thư (Sơn La, 2017)…………………………………………………… 116
3.38. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi cây đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh
thán thư (Sơn La, 2016)…………………………………………………… 119
3.39. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi cây đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh
thán thư (Sơn La, 2017)…………………………………………………… 121xii
3.40. Tỷ lệ rụng quả cà phê chè ở các điều kiện canh tác khác nhau (Sơn La,
2016)…………………………………………………………………….. 124
3.41. Tỷ lệ rụng quả cà phê chè ở các điều kiện canh tác khác nhau (Sơn La,
2017)…………………………………………………………………… 126
3.42. Hiệu lực của một một số hoạt chất ức chế nấm Colletotrichum trên môi
trường nhân tạo (Sơn La, 2016)…………………………………………. 129
3.43. Hiệu lực thuốc trừ bệnh thán thư trên cây cà phê chè ngoài đồng ruộng
(Sơn La, 2016)…………………………………………………………….. 131
3.44. Hiệu lực thuốc trừ bệnh thán thư trên cây cà phê chè ngoài đồng ruộng
(Sơn La, 2017)…………………………………………………………… 132
3.45. Tỷ lệ quả cà phê chè bị bệnh thán thư khi sử dụng chế phẩm CFO phun
phòng trừ bệnh (Sơn La, 2017, 2018)…………………………………… 133
3.46. Tình hình bệnh thán thư hại quả cà phê chè ở mô hình QLTH và đối
chứng của nông dân (Sơn La, 2017)…………………………………….. 134
3.47. Tình hình bệnh thán thư hại quả cà phê chè ở mô hình QLTH và đối
chứng của nông dân (Sơn La, 2018)……………………………………… 134
3.48. Năng suất thực thu quả cà phê chè ở các điều kiện canh tác khác nhau
(Sơn La, 2017)………………………………………………………….. 134
3.49. Hạch toán hiệu quả kinh tế mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà
phê chè (Sơn La, 2017)…………………………………………………. 136xiii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
3.1. Triệu chứng bệnh thán thư hại cây cà phê chè. (A) Cây cà phê bị bệnh;
(B) Cây cà phê khỏe…………………………………………………… 59
3.2. Triệu chứng bệnh thán thư hại cành quả cà phê chè. (A) Cành quả cà
phê bị bệnh, (B) Cành quả cà phê khỏe………………………………… 59
3.3. Triệu chứng bệnh thán thư hại lá cà phê chè. (A) Lá cà phê bị bệnh,
(B) Lá cà phê khỏe……………………………………………………. 60
3.4. Triệu chứng bệnh thán thư hại quả cà phê chè. (A) Quả cà phê bị
bệnh, (B) Quả cà phê khỏe…………………………………………….. 60
3.5. Đặc điểm hình dạng tản nấm và bào tử phân sinh của mẫu CBMS13 và
MNTC10 (thuộc nhóm hình thái I)…………………………………….. 62
3.6. Hình dạng tản nấm và bào tử nấm Colletotrichum sp. của mẫuu
CBMS6 và CBMS9 (thuộc nhóm hình thái II)………………………… 64
3.7. Hình dạng tản nấm và bào tử nấm Colletotrichum sp. của mẫu
CBMS1 và MNTC5 (thuộc nhóm hình thái III)………………………... 65
3.8. Hình dạng tản nấm và bào tử nấm Colletotrichum sp. của mẫu CBMS7
và MNTC14 (thuộc nhóm hình thái IV)……………………………….. 66
3.9. Hình dạng tản nấm và bảo tử phân sinh nấm Colletotrichum sp. của
mẫu CBMS15 và MNTC15 (thuộc nhóm hình thái V)………………… 67
3.10. Triệu chứng bệnh thán thư trên cây con sau 35 ngày lây nhiễm bởi các
mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái I (A – mẫu
MNTC10; B – mẫu CBMS13; C – đối chứng)………………………… 68
3.11. Triệu chứng bệnh thán thư trên cây con sau 35 ngày lây nhiễm bởi các
mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái II (A – mẫu
CBMS9; B – mẫu CBMS16; C – đối chứng)………………………….. 70
3.12. Triệu chứng bệnh thán thư trên cây con sau 35 ngày lây nhiễm bởi các
mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái III (Triệu chứng
của: A – mẫu CBMS1; B – mẫu CBMS3; C – đối chứng)…………….. 71
3.13. Triệu chứng bệnh thán thư trên cây con sau 35 ngày lây nhiễm bởi các
mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái IV (A: mẫu
MNTC14, B: mẫu CBMS7 và C: đối chứng)…………………………... 72xiv
3.14. Triệu chứng bệnh thán thư trên cây con sau 35 ngày lây nhiễm bởi các
mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái V (A: mẫu
CBMS15, B: mẫu MNTC15 và C: đối chứng)…………………………. 73
3.15. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả xanh sau 20 ngày lây nhiễm bởi
các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái I (A: mẫu
MNTC10, B: mẫu CBMS13 và C: đối chứng)…………………………. 75
3.16. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả xanh sau 20 ngày lây nhiễm bởi
các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái II (A: mẫu
CBMS9, B: mẫu CBMS16, C: đối chứng)……………………………... 77
3.17. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả xanh sau 20 ngày lây nhiễm bởi
các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái III (A: mẫu
CBMS1, B: mẫu CBMS3 và C: đối chứng)……………………………. 77
3.18. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả xanh sau 20 ngày lây nhiễm bởi
các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái IV (A: mẫu
MNTC14, B: mẫu CBMS7 và C: đối chứng)…………………………... 78
3.19. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả xanh sau 20 ngày lây nhiễm bởi
các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái V (A: mẫu
CBMS15, B: mẫu MNTC15 và C: đối chứng)…………………………. 79
3.20. Phân tích phả hệ dựa trên trình từ vùng ITS của các mẫu nấm CBMS2,
CBMS5, CBMS12, CBMS13, MNTC7, MNTC10, MNTC11 và
MNTC18 thuộc nhóm hình thái I so với các mẫu nấm trên Ngân hàng
gen (Sơn La, 2017)…………………………………………………….. 86
3.21. Phân tích phả hệ dựa trên trình từ vùng ITS của các mẫu nấm CBMS9,
CBMS14 và CBMS16 thuộc nhóm hình thái II so với các mẫu nấm
trên Ngân hàng gen (Sơn La, 2017)…………………………………….
87
3.22. Phân tích phả hệ dựa trên trình từ vùng ITS của các mẫu nấm CBMS1,
CBMS3 thuộc nhóm hình thái III so với các mẫu nấm trên Ngân hàng
gen (Sơn La, 2017)……………………………………………………... 88
3.23. Phân tích phả hệ dựa trên trình từ vùng ITS của mẫu nấm MNTC14
thuộc nhóm hình thái IV so với các mẫu nấm trên Ngân hàng gen (Sơn
La, 2017)…………………………………………………….................. 89
3.24. Phân tích phả hệ dựa trên trình từ vùng ITS của các mẫu nấm 90xv
CBMS15, MNTC15 thuộc nhóm hình thái V so với các mẫu nấm trên
Ngân hàng gen (Sơn La, 2017)…………………………………………
3.25. Diễn biến mức độ gây hại bệnh thán thư trên lá, cành, quả cà phê chè
tại Sơn La (năm 2016)………………………………………………….. 100
3.26. Diễn biến mức độ gây hại bệnh thán thư trên lá, cành, quả cà phê tại
Sơn La (năm 2017)……………………………………………………... 102
3.27. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư gây ra (Sơn La, 2016) 106
3.28. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư gây ra (Sơn La, 2017) 107
3.29. Ảnh hưởng của yếu tố cây che bóng đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng
do bệnh thán thư (Sơn La, 2016)……………………………………….. 110
3.30. Ảnh hưởng của yếu tố cây che bóng đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng
do bệnh thán thư (Sơn La, 2017)………………………………………. 112
3.31. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do
bệnh thán thư (Sơn La, 2016)…………………………………………... 115
3.32. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do
bệnh thán thư (Sơn La, 2017)………………………………………….. 117
3.33. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi cây đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do
bệnh thán thư (Sơn La, 2016)………………………………………….. 120
3.34. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi cây đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do
bệnh thán thư (Sơn La, 2017)…………………………………………. 122
3.35. Ảnh hưởng của yếu tố canh tác đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do
bệnh thán thư (Sơn La, 2016)………………………………………….. 125
3.36. Ảnh hưởng của yếu tố canh tác đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do
bệnh thán thư (Sơn La, 2017)…………………………………………... 1271
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê (Coffea) là cây trồng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và kinh
doanh các mặt hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. Trên thế giới
hiện nay, có khoảng 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 10 triệu ha và giá
trị hàng hóa xuất khẩu trên 10 tỷ USD (FAO, 2015). Ở Việt Nam, cây cà phê được
trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Diện tích cà phê vối
được trồng tập trung tại một số tỉnh như Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai,
chiếm trên 80% tổng diện tích cà phê của cả nước. Cà phê chè (Coffea arabica)
trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị với diện tích khoảng
46.000 ha và sản lượng cà phê nhân không cao.
Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam với tiềm năng về điều kiện
khí hậu, đất đai, nhân lực cho phép phát triển nhiều loại cây trồng có tính đặc thù
với quy mô lớn như chè, mía, cà phê, v.v. Cây cà phê chè (Coffea arabica) đã được
đầu tư phát triển từ năm 1987, đến nay tổng diện tích có khoảng 17.600 ha, sản
lượng hàng năm đạt khoảng 22.766 tấn cà phê nhân, là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Tỉnh, giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho hàng ngàn
hộ nông dân (Cục Thống kê tỉnh Sơn La, 2017).
Diện tích trồng cà phê tại Sơn La có xu hướng tăng mạnh vào những năm
gần đây. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về diện tích và sản lượng, sâu, bệnh hại cà
phê đã trở thành trở ngại lớn tại các vùng trồng tập trung, làm giảm năng suất và
chất lượng. Trong những năm qua, tình hình sâu và bệnh hại trên cây cà phê đang
diễn biến phức tạp. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La, có
nhiều đối tượng sâu, bệnh hại phổ biến trên cây cà phê này bao gồm: bệnh thán thư
(Colletotrichum spp.), bệnh đốm mắt cua (Cercospora coffeicola Berkeley et
Cooke), bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix Berkeley et Broome), bệnh đốm lá vi khuẩn
(Pseudomonas syringae pv. tabaci), rệp sáp (Pseudococcus mercaptor, Planococcus
citri); xén tóc đục thân (Xylotrechus quadripes); mọt đục quả (Hypothenemus
hampei). Trong đó, thán thư là đối tượng dịch hại quan trọng nhất đối với cây cà2
phê chè, là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rụng quả từ giai đoạn quả còn
xanh đến khi chín. Theo thông báo của Cục Bảo vệ thực vật tháng 01/2017, cả nước
có 14.195 ha bị nhiễm bệnh thán thư, trong đó diện tích nhiễm nặng là 240 ha tại
Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Quảng trị, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Lai
và Lâm Đồng (Cục Bảo vệ thực vật, 2017).
Tuy nhiên cho đến nay, tại Sơn La chưa có nghiên cứu nào về bệnh thán thư
hại trên cây cà phê chè tại khu vực này. Để góp phần cho công tác phòng chống
tổng hợp bệnh trên cây cà phê chè đạt hiệu quả, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu
nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện pháp quản
lý bệnh tại tỉnh Sơn La” là cấp thiết, có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được các loài nấm thuộc chi Colletotrichum gây bệnh thán thư trên
cây cà phê chè. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của nấm
Colletotrichum và biện pháp quản lý tổng hợp bệnh góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường ở các khu vực trồng cà phê tại
Sơn La.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Đã xác định được 5 loài nấm thuộc chi Colletotrichum gây bệnh thán thư
trên cây cà phê chè tại Sơn La và đã xác định được một số đặc điểm sinh học của
các loài nấm.
- Tỷ lệ quả cà phê bị rụng do bệnh thán thư gây ra chiếm 42,63-52,83% tổng
số quả bị rụng, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ quả bị rụng sinh lý.
- Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, bón phân cân đối, làm cỏ kết hợp với thu gom
tiêu hủy cành và quả bị bệnh là các biện pháp có hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh
thán thư.
- Thuốc Anvil 5SC (hexaconazole), Antracol 70WP (propineb) và chế phẩm
sinh học CFO (hoạt chất curcumin chiết xuất từ cây nghệ vàng) có hiệu lực phòng
trừ bệnh thán thư đạt 72,53-79,14%.3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Việc xác định được 5 loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên
cây cà phê chè và một số đặc điểm sinh học của chúng là cơ sở khoa học quan trọng
phục vụ công tác nghiên cứu khoa học chuyên sâu về bệnh thán thư hại cây cà phê
chè tại Sơn La và nghiên cứu về nấm Colletotrichum.
- Kết quả của đề tài là những dẫn liệu khoa học làm cơ sở cho việc nghiên
cứu các giải pháp quản lý bệnh hiệu quả và bền vững.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu về định danh tên khoa học của tác nhân gây bệnh thán
thư hại cà phê chè, đặc điểm sinh học, mức độ gây hại và một số biện pháp phòng
chống bệnh tại Sơn La là cơ sở quan trọng để xây dựng và đưa ra những hướng dẫn
phục vụ sản xuất hiệu quả và bền vững. Trong đó, biện pháp canh tác (tạo tán tỉa
cành, kỹ thuật bón phân, làm cỏ, quản lý cỏ dại và tàn dư cây bệnh) đóng vai trò
chủ đạo.
- Mô hình quản lý bệnh bước đầu đã khẳng định được hiệu quả của kết quả
nghiên cứu của đề tài về tác nhân gây bệnh, một số đặc điểm sinh học sinh thái và
biện pháp phòng trừ bệnh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư hại cây
cà phê chè (Coffea arabica) trồng tại Sơn La.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá mức độ gây hại của bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại
tỉnh Sơn La.
- Định danh các loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê
chè tại Sơn La.
- Nghiên cứu, đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với
nấm bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại Sơn La.
- Thời gian nghiên cứu: 2015-2019.4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về cây cà phê
Cà phê là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng thương mại
quan trọng trên thị trường quốc tế. Trên thế giới hiện nay, cà phê được trồng tại trên
80 nước thuộc các vùng Trung và Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Sản xuất và chế
biến cà phê là nguồn sinh kế của khoảng 20-25 triệu gia đình nông dân và liên quan
đến 1.000 triệu người. Hàng năm, giá trị hàng hóa từ cà phê đạt khoảng 70 tỷ Đô la
Mỹ. Niên vụ năm 2015-2016, sản lượng cà phê của 53 nước sản xuất và xuất khẩu
cà phê đạt 143.306 nghìn bao (60 kg/bao); trong đó, Việt Nam đạt 28.737 nghìn bao
(Man, 2013; FAO, 2016).
* Một số nét chính trong phân loại thực vật cây cà phê
Cà phê thuộc lớp Dicotyledoneae; lớp phụ Sympetalae hay Metachlamydeae;
bộ Rubiales; họ Rubiaceae; chi Coffea. Các loài thuộc chi Coffea được nhóm thành
4 nhóm chính, bao gồm: Agrocoffea, Paracoffea, Mascarocoffea và Eucoffea
(Chevalier, 1947). Trong 4 nhóm này, chỉ có Eucoffea là nhóm có thành phần
caffein. Vì vậy, hầu hết các loài thực sự có tầm quan trọng kinh tế và được trồng
trọt đều thuộc nhóm hình thái này (dẫn theo Lê Thị Ánh Hồng, 2007). Nhóm
Eucoffea được chia thành 5 nhóm phụ dựa trên một số chỉ tiêu rất đa dạng như:
chiều cao cây (Nanocoffea), độ dày của lá (Pachycoffea), màu sắc quả
(Erythrocoffea) và vùng phân bố địa lý (Mozambicoffea) (Chevalier, 1947). Hầu
hết các loài thuộc chi Coffea là những loài nhị bội (2n=22) và đều là những cây
hoàn toàn không có khả năng tự thụ phấn. Duy nhất chỉ có cà phê chè (C. arabica)
là loài tứ bội (4n=4×11=44) và cũng là loài duy nhất có khả năng tự thụ phấn
(Chevalier, 1947). Giống cà phê chè Catimor được lai tạo giữa giống Caturra với
Timor Hybrid kháng bệnh gỉ sắt, nhiễm tuyến trùng gây hại (World Coffee
Research, 2018).
Cây cà phê chè có đặc điểm yêu cầu đối với một số điều kiện sinh thái như
sau:5
- Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng và giới hạn đối với đời sống của cây
cà phê nói chung và cây cà phê chè nói riêng (Cost, 1989). Cây cà phê chè sinh
trưởng và phát triển trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ 5-32 oC (Phan Quốc
Sủng, 1998); với khoảng nhiệt độ thích hợp nhất từ 15-25 oC (Cannell, 1987). Khi
nhiệt độ trên 25 oC, quá trình quang hợp của cây cà phê chè giảm; khi nhiệt độ đạt
đến 35 oC, cây cà phê ngừng quang hợp. Cà phê chè chịu nóng tốt hơn cà phê vối,
mặc dù cà phê vối có khoảng nhiệt độ thích hợp cao hơn cà phê chè (22-26 oC). Cà
phê chè chịu rét khỏe hơn cà phê vối, khi nhiệt độ xuống 1-2 oC trong vài đêm,
vườn cà phê chè chưa thiệt hại đáng kể, trong khi đó cà phê vối bị thiệt hại đáng kể
(Nguyễn Sỹ Nghị, 1982). Biên độ nhiệt độ ngày và đêm có ảnh hưởng quan trọng
đến việc tích lũy đường glucose và tinh dầu trong cà phê; do đó, có ảnh hưởng đến
hương vị, phẩm chất cũng như năng suất của cà phê (Nguyễn Văn Hoàng, 1964).
- Yêu cầu về lượng mưa
Lượng mưa và sự phân bố lượng mưa trong năm có ảnh hưởng quyết định
đến quá trình sinh trưởng, năng suất và kích thước của hạt cà phê. Cây cà phê chè
thích hợp với khí hậu mát mẻ, khô khan và thường được trồng ở những vùng cao có
lượng mưa hàng năm từ 1.200-1.500 mm/năm. So với cà phê vối, cà phê chè có khả
năng chịu hạn tốt hơn. Ở những nơi có lượng mưa khá cao và được phân bố đồng
đều giữa các tháng trong năm, cây cà phê chè sinh trưởng tốt nhưng ra quả rất ít
(Cost, 1989). Từ tháng thứ 3-5 sau khi hoa nở, quả cà phê rất mọng nước, hàm
lượng nước trong quả thường chiếm 80-85% khối lượng quả, thể tích và khối lượng
chất khô tăng trưởng rất nhanh. Trong giai đoạn này nếu cây bị thiếu nước, các
khoang chứa trong hạt không đạt kích thước tối đa nên hạt cà phê nhỏ, quả non và
thường bị rụng nhiều (Cannell, 1987).
- Yêu cầu về độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây cà phê. Độ ẩm không khí lớn sẽ hạn chế quá trình bốc hơi nước của lá cà phê và
ngược lại. Tuy nhiên, độ ẩm không khí quá cao lại là điều kiện thuận lợi cho sâu,
bệnh phát sinh và gây hại. Độ ẩm không khí trên 70% là thuận lợi cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây cà phê (Phan Quốc Sủng, 1987).6
- Yêu cầu về ánh sáng
Cây cà phê chè không ưa cường độ ánh sáng quá mạnh, chỉ quang hợp tốt
nhất khi cường độ ánh sáng khoảng 23.000-27.000 lux. Việc trồng cây che bóng
cho cà phê chè là cần thiết vì ánh sáng trực xạ làm cho cà phê chè bị kích thích ra
hoa quá độ dẫn đến hiện tượng khô cành, khô quả và làm cho vườn cây tàn lụi
nhanh (Cannel, 1974). Tuy nhiên, những tác giả đứng về trường phái bỏ cây che
bóng thì chứng minh ngược lại. Cây cà phê trồng trong điều kiện ánh sáng toàn
phần đạt tốc độ phát triển gấp 2 lần và có số lá gấp 4 lần so với cây cà phê trồng
trong điều kiện có bóng mát 75% (Damatta, 2004; Nguyễn Sỹ Nghị, 1982; Sylvain,
1955).
- Yêu cầu về gió
Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây cà phê chè. Gió quá lạnh làm cho lá cây cà phê bị rách, rụng
lá, các lá non bị đen thui; gió nóng làm cho lá bị khô héo. Vì vậy, cần giải quyết tốt
hệ đai rừng chắn gió chính và phụ, phải có cây che bóng để hạn chế sự hình thành
và các tác hại của sương muối. Ở những vùng gió nóng, đai rừng có tác dụng điều
hòa nhiệt độ; trong vườn cà phê nên trồng xen một số cây ăn quả có tán ít rậm rạp
cũng giúp cho việc chắn gió (Nguyễn Sỹ Nghị, 1982).
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới
Hiện nay, có hơn 70 quốc gia sản xuất cà phê và hơn 50% sản lượng đến từ
ba nước Brasil, Việt Nam và Colombia.
Bảng 1.1. Sản lượng cà phê trên thế giới từ 2013-2018 (FAO, 2018)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quy trình phân lập và sản xuất sinh khối sợi nấm lim xanh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ nấm linh chi Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc tính của chitinase tự nhiên và biểu hiện chitinase tái tổ hợp từ chủng nấm Lecanicillium lecanii Y dược 0
D Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống nấm kim châm dạng dịch thể và sản xuất nấm kim châm flammulina velutipes Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu sản xuất chế phẩm nấm Paecilomyces sp để phòng trừ một số loài sâu hại cây trồng Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu nấm nội sinh trong cây nghệ vàng (Curcuma Longa L.) và các hợp chất thiên nhiên từ nấm nộ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm linh chi (Ganoderma Lucidum) quy mô phòng thí nghiệm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số tính chất của nấm men phân lập từ hạt Kerfir Y dược 3
D NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG OXI HÓA CỦA POLYPHENOL, L-ERGOTHIONEINE TRONG MỘT SỐ LOẠI NẤM Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top