coleminhdaquen

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghiên cứu loại hình học tác gia văn học thiền sư qua "Thiền uyển tập anh" : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 01 21
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2012
Chủ đề: Tác gia văn học
Văn học Việt Nam
Nghiên cứu văn học
Miêu tả: 97 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Khảo sát, nghiên cứu tập sách “Thiền uyển tập anh” - bản dịch của Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga. Nhận diện và xác lập địa vị cho các Thiền sư với tư cách là một loại hình tác gia văn học của nền văn học Việt Nam. Đánh giá những đóng góp của các Thiền sư với nền văn học dân tộc và giới thiệu những tác gia Thiền sư tiêu biểu trong số đó

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................ 6
4. Đóng góp của luận văn........................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
6. Cấu trúc luận văn.................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: THIỀN HỌC, THIỀN HỌC VÀ THIỀN GIA THỜI LÝ8
1.1 Thiền học.......................................................................................... 8
1.1.1Phật học. ...................................................................................... 8
1.1.2 Phật giáo Việt Nam. .................................................................... 9
1.1.3 Thiền học và Thiền học Việt Nam.............................................. 13
1.2 Thiền học và Thiền sư thời Lý. .................................................... 16
1.2.1 Thiền học thời Lý....................................................................... 16
1.2.2 Thiền sư thời Lý........................................................................ 18
CHƯƠNG 2: THIỀN SƯ VÀ TU ĐẠO CẦU GIẢI THOÁT .............. 22
2.1 Tu đạo cầu giải thoát..................................................................... 22
2.1.1Giải thoát luận ........................................................................... 22
2.1.2 Tu đạo Thiền tông ..................................................................... 24
2.2 Thiền sư tu đạo cầu giải thoát...................................................... 26
2.2.1 Thiền sư ra đời và thời niên thiếu.............................................. 26
2.2.2 Thiền sư tu đạo.......................................................................... 28
2.2.3 Thiền sư quy tịch. ...................................................................... 40CHƯƠNG 3: THIỀN SƯ VÀ SÁNG TÁC VĂN HỌC ........................ 44
3.1 Thiền sư và tác gia Thiền sư ......................................................... 44
3.1.1 Về các khái niệm tác gia văn học, thi, kệ. .................................. 44
3.1.2 Phật học, Thiền học và văn học................................................. 48
3.1.3 Thiền sư không sáng tác văn học............................................... 51
3.1.4 Tác gia Thiền sư........................................................................ 52
3.1.5 Khuynh hướng văn học thời Lý.................................................. 54
3.2 Tác gia Thiền sư và những bài thơ nhập thế. .............................. 56
3.2.1 Những bài thơ bàn quốc sự và ngoại giao ................................. 56
3.2.2 Những bài thơ về thiên nhiên và cuộc sống. .............................. 67
3.3 Tác gia Thiền sư và những bài thơ Thiền. ................................... 74
3.3.1Diện mạo thơ Thiền trong Thiền uyển tập anh............................ 74
3.3.2 Thơ Thiền của phái Vô Ngôn Thông và Thiền phái Tì Ni Đa Lưu
Chi. .................................................................................................... 75
3.4 Tác gia Thiền sư và hệ thống chủ điểm thơ Thiền trong Thiền
uyển tập anh......................................................................................... 76
3.4.1 Quan hệ sinh - tử....................................................................... 76
3.4.2 Quan hệ hữu - vô....................................................................... 80
3.5 Tác gia Thiền sư và hệ thống ngôn từ nghệ thuật trong
thơ Thiền.............................................................................................. 83
3.5.1Hệ thống từ ngữ.......................................................................... 83
3.5.2 Hệ thống Thiền ngữ................................................................... 84
3.5.3 Điển cố, Phật tích...................................................................... 85
KẾT LUẬN............................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 90
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ II, trong chiều dài mấy
nghìn năm lịch sử ấy, dưới thời Lý - Trần, Phật giáo có thể nói là phát triển
cực thịnh, chúng ta có Luy Lâu (vùng chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh
ngày nay) cùng với Bành Thành và Lạc Dương của Trung Quốc được xem
là ba trung tâm Phật giáo lớn nhất Đông Á bấy giờ. Đặc biệt trong hai thế
kỷ nhà Lý cầm quyền Phật giáo giữ vị trí độc tôn và trở thành Quốc giáo.
Không phủ nhận vai trò cuả các tôn giáo khác như Nho giáo, Đạo giáo với
sự nghiệp xây dựng nhà nước phong kiến, phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội thời Lý - Trần và lại càng không thể phủ nhận vai trò nhân tố nòng cốt
trong đời sống tư tưởng văn hóa Lý - Trần của Phật giáo. Do là nhân tố
nòng cốt trong đời sống văn hóa Lý - Trần, Phật giáo đương nhiên có ảnh
hưởng lớn nhất tới nghệ thuật phản ánh, cả nghệ thuật ngôn từ và nghệ
thuật tạo hình. Riêng đối với văn học nghệ thuật, dòng văn học Phật giáo
mang bản sắc riêng là một bộ phận độc đáo trong lịch sử văn học dân tộc.
Cho đến nay việc tìm hiểu, nghiên cứu văn học Phật giáo vẫn còn là thách
thức bởi nó là một đối tượng nghiên cứu chứa nhiều ẩn số không dễ gì lý
giải được. Trải qua bao công trình nghiên cứu, đến nay chúng ta vẫn chưa
có được một bức tranh toàn cảnh về văn học Phật giáo trong nền văn học
dân tộc.
Thiền uyển tập anh là tập sách nói về các vị Thiền sư Việt Nam từ
cuối thế kỉ thứ VI đến đầu thế kỉ thứ XIII. Ngoài việc là tài liệu cổ nhất về
đạo Phật mà chúng ta hiện có Thiền uyển tập anh còn là “một tập chân
dung các nhà Thiền học, với những phác họa đôi khi rất có cá tính, đã vượt
khỏi mọi tiểu sử nhạt nhẽo mà đạt đến những dáng văn học có giá
trị…” (Nguyễn Huệ Chi). Giới nghiên cứu trong và ngoài nước đã có2
những công trình tìm hiểu, nghiên cứu về Thiền uyển tập anh trên nhiều
lĩnh vực tư tưởng, triết lý và cả văn học. Trong lĩnh vực văn học nói riêng
đã có nhiều bài báo, chuyên luận, luận văn, luận án… nghiên cứu Thiền
uyển tập anh trên nhiều phương diện như văn bản học, loại hình tác phẩm,
thơ văn của một số Thiền sư tiêu biểu… Tuy nhiên chúng tui nhận thấy
chưa có công trình nào trong số ấy xác lập địa vị cho các Thiền sư như là
những tác gia văn học trong nền văn học dân tộc. Do đó khảo sát văn bản
Thiền uyển tập anh chúng tui mong muốn góp một cái nhìn đầy đủ hơn về
đội ngũ tác gia Thiền sư qua luận văn : Nghiên cứu loại hình học tác gia
văn học qua Thiền uyển tập anh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thiền uyển tập anh là “một trong những tài liệu xưa nhất của lịch sử
Việt Nam còn lưu giữ được cho đến nay, tập sách nói về các vị Thiền sư
Việt Nam từ cuối thế kỷ VI đến đầu thế kỷ XIII. Trong đó ghi lại tiểu sử
của ba mươi tám vị Thiền sư thuộc phái Vô Ngôn Thông, hai mươi tám vị
Thiền sư thuộc phái Tì Ni Đa Lưu Chi và danh sách của mười chín người
thuộc Thiền phái Thảo Đường. Với vai trò là “nguồn tài liệu quý giá, minh
định được những điều mà các sử quan và các bạn học Việt Nam ở thế kỷ
XVIII và XIX nói đến…” [13; tr21] như vậy, trải qua trên tám thế kỷ kể từ
khi ra đời Thiền uyển tập anh đã được khảo sát, nghiên cứu trên nhiều lĩnh
vực như: sử học, văn học, triết học, văn hóa dân gian… Riêng trong lĩnh
vực văn học, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về Thiền uyển
tập anh được công bố:
Có thể nói công trình nghiên cứu đồ sộ nhất trong lĩnh vực văn học
hiện nay về Thiền uyển tập anh là chuyên luận Loại hình tác phẩm - Thiền
uyển tập anh (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002) của PGS. TS Nguyễn
Hữu Sơn, trong đó chuyên luận “…tập trung tìm hiểu cấu trúc văn bản,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
phân tích các thành tố nội dung và nghệ thuật, các cách tư duy và
motif tương đồng ở từng tiểu truyện Thiền sư, từ đó xác định những đặc
điểm về loại hình tác phẩm.” [42; tr16].
Sau đó là một số đầu sách của TS. Nguyễn Phạm Hùng như: Văn học
Lý - Trần, nhìn từ thể loại (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996); Thơ Thiền Việt
Nam - Những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật (NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, 1998); Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX
(NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999); Các khuynh hướng văn
học thời Lý - Trần (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008)… và
hàng loạt bài báo như Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền đời Lý (TCVH,
số 4, 1992); Vài nét về khuynh hướng văn học Thiền thời Lý (Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, số 2, 2006)… đã tập trung khảo sát, nghiên cứu thể
tài ngữ lục và ngôn ngữ văn học của Thiền uyển tập anh. Đồng thời phân
chia các khuynh hướng văn học thời Lý - Trần và tuyển tập, nghiên cứu
nhằm xác định đặc điểm chung của thơ Thiền Việt Nam cũng như giới
thiệu, phác họa dáng các tác gia Thiền sư tiêu biểu, trong số đó có các
vị Thiền sư đã được ghi chép trong Thiền uyển tập anh như: Thiền sư Mãn
Giác, Thiền sư Viên Chiếu, Thiền sư Dương Không Lộ…
Tiếp theo là những công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Công
Lý như: Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền thời Lý - Trần, chuyên luận
(NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1997); Văn học Phật giáo thời Lý - Trần:
Diện mạo và đặc điểm (NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2002) và
một số bài báo như: Về thuyết “Tâm Pháp nhất như” của thiền sư Cứu Chỉ
(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3,1997); Sự quân bình giữa Tâm và Trí
trong Thiền học thời Lý - Trần qua thuyết “Tam ban” của Ngộ Ấn thiền sư
(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4, 1997); Mối quan hệ giữa Phật giáo với
Văn học (Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4, 1998); Mấy đặc điểm văn học4
Lý - Trần (Tạp chí Hán Nôm, số 2, 2001); Tinh thần dung hợp Phật Lão
Nho trong văn học Phật giáo thời Lý - Trần (Tạp chí Hán Nôm, số 2, 2002);
Mấy ý kiến về vấn đề bản thể luận trong văn học Phật giáo (Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, số 5, 2002); Mấy ý kiến về vấn đề giải thoát luận
trong văn học Phật giáo (Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 6, 2002); Mấy
nét đặc sắc về nghệ thuật văn học Phật giáo (Tạp chí Hán Nôm, số 2,
2004)… đã góp phần nêu lên diện mạo và đặc điểm của nền văn học Phật
giáo thời Lý - Trần, trong đó ít nhiều nhắc tới một số tác giả Thiền sư và
tác phẩm thơ Thiền của họ được ghi lại ở Thiền uyển tập anh.
Lê Văn Siêu với công trình Văn học sử Việt Nam [39] đã nêu lên nội
dung và hình thức nghệ thuật của thi ca thời Lý; đồng thời cũng đề cập và
phân tích một số bài thi - kệ nổi tiếng của một vài Thiền sư trong Thiền
uyển tập anh.
Thích Thanh Từ với cuốn sách Thiền sư Việt Nam [72] đã trình bày
khá đầy đủ những tiểu truyện và thi - kệ của các vị Thiền sư của ba dòng
Thiền Việt Nam. Nhưng theo tinh thần dịch và liệt kê các vị Thiền sư là
chủ yếu.
Trong Thơ văn Lý - Trần [63] Tập I, các tác giả của Viện Văn học đã
trình bày tiểu sử và thơ văn của một số vị Thiền sư trong Thiền uyển tập
anh trên tinh thần chọn lọc những tác gia, tác phẩm tiêu biểu nhất.
Ngoài ra, hai cuốn sách Việt Nam văn học - Văn học thời Lý của Ngô
Tất Tố và Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi cùng các bộ sách
chuyên khảo và giáo trình văn học sử dành cho sinh viên Đại học như: Sơ
thảo lịch sử văn học Việt Nam, quyển III và Văn học Việt Nam (Thế kỉ X -
nửa đầu thế kỉ XVIII), Thơ văn Lý - Trần… đã đưa ra cái nhìn khái quát về
nền văn học trung đại nói chung, văn học Phật giáo nói riêng, về một số tác
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
giả, tác phẩm thời Lý - Trần, trong đó có cả các Thiền sư có mặt trong
Thiền uyển tập anh.
Cuối cùng là những bài viết trên Tạp chí Văn học, Tạp chí Nghiên
cứu Phật học của các tác giả: Bùi Văn Nguyên, Kiều Thu Hoạch, Nguyễn
Đổng Chi, Phạm Ngọc Lan, Trần Thị Băng Thanh… phần nào đề cập đến
một số tác gia Thiền sư tiêu biểu trong số các vị Thiền sư của Thiền uyển
tập anh và phân tích, đánh giá một vài tác phẩm của họ như các bài báo: Về
mấy câu thơ đối đáp giữa sư Thuận và sứ nhà Tống Lý Giác (Bùi Văn
Nguyên, TC NCVH, số 6, 1963); Tìm hiểu thơ văn của các nhà sư Lý -
Trần (Kiều Thu Hoạch, TCVH, số 6, 1965); Các yếu tố Phật, Nho, Đạo
được tiếp thu và chuyển hóa như nào trong đời sống tư tưởng và văn học
Lý - Trần (Nguyễn Huệ Chi, TCVH, số 6, 1978); Nghĩ về văn học thời Lý
(Nguyễn Huệ Chi, TCVH, số 6, 1986); Mãn Giác và bài thơ Thiền nổi
tiếng của ông (Nguyễn Huệ Chi, TCVH, số 5, 1987); Chất trữ tình trong
thơ Thiền thời Lý (Phạm Ngọc Lan, TCVH, số 4, 1986); Một vài tìm tòi
bước đầu về văn bản “Thơ văn Lý - Trần”(Trần Thị Băng Thanh, TCVH,
số 5, 1972);…
Như đã kể trên, ta có thể thấy riêng lĩnh vực văn học đã có không ít
những công trình, tác phẩm khảo sát, nghiên cứu Thiền uyển tập anh ở
nhiều góc độ và mức độ khác nhau như: loại hình tác phẩm Thiền uyển tập
anh, tác gia - tác phẩm tiêu biểu trong Thiền uyển tập anh… Những công
trình nghiên cứu về tác gia Thiền sư trong Thiền uyển tập anh kể trên đã
phác họa được những dáng văn học khá rõ nét về một số các tác gia
Thiền sư tiêu biểu của thời Lý như: Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Mãn
Giác, Thiền sư Viên Chiếu, Thiền sư Dương Không Lộ… Tuy nhiên trong
số những công trình ấy chưa có một công trình nào tập trung khảo sát,
nghiên cứu Thiền uyển tập anh nhằm xác lập địa vị cho các Thiền sư trong6
Thiền uyển tập anh như một loại hình tác gia văn học: loại hình tác gia
Thiền sư. Vì vậy chúng tui thấy rằng, khảo sát Thiền uyển tập anh - tập
sách không chỉ lưu giữ tiểu sử của các vị Thiền sư thời Lý mà còn lưu giữ
bộ sưu tập lớn nhất thơ văn từ thời Lý trở về trước với bảy mươi bảy bài
thơ, kệ và chín mươi tám đoạn thơ của các tác gia Thiền sư nhằm tôn vinh
họ là một loại hình tác gia văn học của văn học Việt Nam là một việc làm
cần thiết và cấp bách.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Luận văn chủ yếu khảo sát, nghiên cứu Thiền uyển tập anh - bản
dịch của Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga nhằm:
- Nhận diện và xác lập địa vị cho các Thiền sư với tư cách là một loại
hình tác gia văn học của nền văn học Việt Nam.
- Đánh giá những đóng góp của các Thiền sư với nền văn học dân tộc
và giới thiệu những tác gia Thiền sư tiêu biểu trong số đó.
4. Đóng góp của luận văn
Khác với những nghiên cứu trước đó về Thiền uyển tập anh, luận
văn này của chúng tui chủ yếu đi sâu miêu tả, phân tích, đánh giá đội ngũ
tác gia Thiền sư dưới các phương diện tiêu biểu như: hệ tư tưởng, khuynh
hướng ứng xử, quan điểm thẩm mỹ, xu hướng nghệ thuật… và mối quan hệ
giữa thân phận chính trị xã hội, định hướng ứng xử, công việc tu hành, đặc
điểm đời sống tinh thần nội tại của họ với tác phẩm thi ca mà họ sáng tác ra
nhằm mục đích cuối cùng là xác lập địa vị là một loại hình tác gia văn học
đầu tiên trong nền văn học nước nhà cho họ: loại hình tác gia văn học
Thiền sư.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
5. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu loại hình học.
-Phương pháp nghiên cứu thi pháp học.
-Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
-Phương pháp phân tích văn bản.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung Luận văn sẽ được triển
khai với cấu trúc gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Thiền học, Thiền học và Thiền gia thời Lý.
Chương 2: Thiền sư và tu đạo cầu giải thoát.
Chương 3: Thiền sư và sáng tác văn học.8
CHƯƠNG 1: THIỀN HỌC, THIỀN HỌC VÀ THIỀN GIA THỜI LÝ
Phật giáo là một trong số những học thuyết lớn của nhân loại, ra đời
và truyền vào Việt Nam sớm nhất. Dưới thời Lý, Phật giáo không chỉ có
ảnh hướng lớn trong đời sống tâm linh, đời sống văn hóa của dân tộc mà
còn chi phối đến chính trị, xã hội… Vì vậy chúng tui muốn dành chương
đầu tiên của luận văn để đưa ra những đặc điểm cơ bản nhất của Phật học,
Thiền học và Thiền sư dưới triều Lý.
1.1 Thiền học.
1.1.1Phật học.
Phật giáo là trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng thế kỷ
VI TCN. Người sáng lập là Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất Đạt Đa
(Siddhattha), họ là Cù Đàm (Goutama), thuộc bộ tộc Sakya. Tất Đạt Đa là
thái tử của vua Tịnh Phạn, một nước nhỏ nằm ở Bắc Ấn Độ (nay thuộc
vùng đất Nepan).
Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo thể hiện tập trung ở nội
dung của ba phạm trù: Vô ngã, Vô thường và Duyên.
Thông qua các phạm trù Vô ngã, Vô thường và Duyên, triết học Phật
giáo đã bác bỏ quan điểm duy tâm lúc bấy giờ cho rằng thần Brahman sáng
tạo ra con người và thế giới. Phật giáo cho rằng sự vật và con người được
cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần. Các sự vật hiện tượng thế giới
nằm trong quá trình liên hệ, vận động, biến đổi không ngừng. Nguyên nhân
của sự vận động, biến đổi nằm chính trong các sự vật. Đó là quan điểm
biện chứng về thế giới tuy còn mộc mạc chất phác nhưng rất đáng trân
trọng.
Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung
trong thuyết “Tứ diệu đế” (Tứ thánh đế - Catvary Arya Satya) tức là bốn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
chân lý tuyệt diệu đòi hỏi mọi người phải nhận thức được nếu muốn giải
thoát: Khổ đế, Nhân đế (tập đế), Diệt đế và Đạo đế.
Vấn đề nhân sinh quan là vấn đề trọng tâm của đạo Phật. Mục đích
cuối cùng mà đạo Phật hướng tới vẫn là giải thoát con người khỏi nỗi đau
khổ. Vì vậy mà đạo Phật đã xây dựng cả một hệ thống triết lý về nỗi đau
khổ con người: từ việc chỉ ra những nỗi đau khổ trong đời con người, đến
căn nguyên của nó rồi quan trọng nhất là con đường chuyển mê thành ngộ
để giải thoát những nỗi khổ mà không ai tránh khỏi ấy.
Như vậy, Phật giáo nguyên thủy có tư tưởng vô thần, có yếu tố duy
vật và tư tưởng biện chứng khi nhìn nhận về thế giới. Phật giáo khuyên con
người suy nghĩ thiện và làm việc thiện nhằm góp phần hoàn thiện đạo đức
cá nhân. Tuy nhiên triết lý nhân sinh và con đường giải phóng của Phật
giáo vẫn mang nặng tính chất bi quan không tưởng và duy tâm về xã hội.
1.1.2 Phật giáo Việt Nam.
Không bao lâu khi Phật giáo ra đời, nó được truyền vào đất Việt nhờ
sự nỗ lực hoạt động truyền giáo của các tăng sĩ Ấn Độ, Luy Lâu - thủ phủ
của Giao Chỉ lúc bấy giờ đã trở thành một trong những trung tâm Phật giáo
lớn nhất trong vùng. Tại đây, với những sinh hoạt hoằng pháp của ngài
Khâu Đà La (người Ấn Độ đến Luy Lâu khoảng năm 168 - 168) đã xuất
hiện một mô hình Phật giáo Việt Nam hóa đầu tiên qua hình tượng Thạch
Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu (hình tượng Phật Nữ). Một chứng
liệu lịch sử quan trọng khẳng định Phật Giáo Việt Nam đã bắt rễ sớm ở
Giao Châu là sự việc ngài Mâu Bác (sinh cuối thế kỷ II, người Trung Quốc
trước theo Lão giáo, về sau cư ngụ tại Giao Chỉ, theo học đạo Phật ở đây và
trở thành một Phật tử rất thuần thành) theo mẹ từ Trung Quốc sang Giao
Châu khi ngài còn rất trẻ, rồi lớn lên, tại đây ngài đã viết bài “Lý hoặc
Luận” và dịch một số kinh sách, chứng tỏ ngài đã học Phật giáo tại Giao10
Châu và như thế Phật giáo Giao Châu đã phát triển khá mạnh, ít nhất là vào
nửa đầu thế kỷ III.
Sang thế kỷ III, có ba nhà truyền giáo nước ngoài đến hoằng Pháp tại
Giao Châu là các vị Khương Tăng Hội (gốc người Sogdiane, Khương Cư);
Chi Cương Lương Tiếp (người Nhục Chi) và Ma Ha Kỳ Vực (người Ấn
Độ).
Đến thế kỷ thứ V, có hai Thiền sư xuất hiện là Đạt Ma Đề Bà
(Oharmadeva) và Huệ Thắng (người Việt). Thiền sư Đạt Ma Đề Bà là
người Ấn Độ đến Giao Châu vào giữa thế kỷ thứ V để giảng dạy về
phương pháp Thiền học. Thiền sư Huệ Thắng người địa phương là một
trong những học trò của ông.
Sau một nghìn năm Bắc thuộc, năm 905 (thế kỷ X) Giao Châu chính
thức độc lập. Năm 968 Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua, lập ra nhà Đinh, đặt
tên nước là Đại Cồ Việt, mở ra thời kì độc lập và thống nhất phát triển lâu
dài trong lịch sử Việt Nam. Đạo Phật thời này cũng không là ngoại lệ, đã
phát triển đến đỉnh cao và tham gia vào nhiều sự kiện hệ trọng của đất
nước. Khởi đầu là việc vua Đinh Tiên Hoàng lập ra chức tăng thống -
người đứng đầu phật giáo của đất nước trong lịch sử.
Nhà Lý ra đời đã đưa đạo Phật lên hàng Quốc đạo, nhiều triều vua
nối tiếp nhau đã thực hiện rất nhiều Phật sự, không chỉ góp phần phát triển
việc tu học mà còn qua đó phát triển một nền văn hóa riêng của Đại Việt
khác biệt với Trung Hoa.
Phật giáo Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là
Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông.
Thiền tông (còn có tên gọi là Zen hay Ch'an) là một tông phái Phật
giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung
Quốc vào đầu thế kỷ thứ IV. "Thiền" là cách gọi tắt của "Thiền na"
nên nhiều lần ban trọng thưởng. Sau sư trở về bản quán dựng chùa Quốc
Ân, trụ trì tại đó cho đến cuối đời. Triều đình lại cho ba thôn sở tại được
miễn tô thuế, lấy đó chu cấp phí dụng cho chùa để tỏ ý khen thưởng
Năm Đại Thịnh thứ tư (1143), sư được tiến phong Tả hữu nhai Tăng
thống Nội cung phụng tri giáo môn công sự, truyền giảng Tam tạng văn
chương, ứng chế hộ quốc quân sư, ban hàm Tử y đại sa môn. Đó là chức vị
quan trọng, quả là bậc đại thần được trong triều ngoài quận tôn kính…”
Không chỉ có quan hệ với vua quan triều đình, các Thiền sư, vào
những thời điểm nhất định trong lịch sử còn góp phần lập ra triều đình mới,
thay thế cho triều đình cũ đã đi vào giai đoạn diệt vong. Thiền sư Định
Không (?- 808) trụ trì ở chùa Thiện Chúng, hương Dịch Bảng, phủ Thiên
Đức (tức làng Cổ Pháp của Lý Công Uẩn sau này) đã từng đoán giải hiện
tượng một chiếc khánh đồng rơi xuống sông, cùng một bài Tụng và hai bài
thơ khác đều là những lời đoán định về sự kiện Lý Công Uẩn (974- 1028)
sẽ lên làm vua vào hơn 200 năm sau. Trưởng lão La Qúy An (thế kỷ IXX) từng có nhiều sấm ngữ, tiên tri việc Lý Công Uẩn lên ngôi vua vào 74
năm sau đó. Thiền sư Vạn Hạnh (?- 1018) vừa có sấm ngữ, làm thơ yết
bảng tuyên truyền, trực tiếp luận bàn với chú bác người nhà Thân vệ Lý
Công Uẩn và cùng các quan khuông phò Lý Công Uẩn lên làm vua.
Các Thiền sư tham gia vào việc kiến quốc, ở đây chủ yếu là những
công việc như giúp đỡ phát triển nền sản xuất mà chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, đẩy lùi dịch bệnh. Trong đó nhiều nhất là các Thiền sư thực hiện
các nghi thức tế lễ “đảo vũ”, “cầu vũ” rất linh nghiệm, gần như đóng vai trò
một pháp sư, thậm chí được tôn là Vũ sư. Đó là Thiền sư Tịnh Giới (?-
1207): “Mùa hè năm Trinh Phù thứ hai (1177), gặp đại hạn, vua Lý Cao
Tông xuống chiếu cho các danh tăng làm lễ cầu đảo đều không ứng nghiệm.
Vua từ lâu đã nghe danh tiếng của sư bèn sai sứ thỉnh sư về kinh. Sư nghỉ ở
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu khoa học: Hệ thống phân loại sản phẩm PLC Công nghệ thông tin 0
D Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học Y dược 0
D Nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu khả năng hấp thụ một số kim loại nặng (as, pb, cd, zn) trong đất của cây sậy Nông Lâm Thủy sản 0
I Nghiên cứu ảnh hưởng của một số độc chất kim loại nặng (pb2+, cd2+ ) lên quá trình sinh trưởng và ph Khoa học Tự nhiên 0
C Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Q Khoa học Tự nhiên 0
V Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một số độc chất kim loại nặng (cd2+, hg2+) lên quá trình sinh trưởng Khoa học Tự nhiên 0
R Bước đầu nghiên cứu phân loại chi càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top