daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học/Cao đẳng thành phố Hà Nội
Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng thành phố Hà Nội và hiệu quả giải pháp can thiệp
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Các biện pháp tránh thai 3
1.1.1. Các biện pháp tránh hiện đại 3
1.1.2. Các biện pháp tránh thai truyền thống 9
1.1.3. Các biện pháp tránh thai khác 11
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai 13
1.2.1. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên trên thế giới về các biện pháp tránh thai 13
1.2.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên tại Việt Nam về các biện pháp tránh thai 19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai 24
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành nói chung 24
1.3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên về các biện pháp tránh thai 25
1.4. Một số can thiệp cộng đồng tới kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của vị thành niên/thanh niên 29
1.4.1. Một số can thiệp cộng đồng trên thế giới 29
1.4.2. Một số can thiệp cộng đồng tại Việt Nam 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 37
2.1.3. Thời gian thu thập số liệu 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 41
2.3. Nghiên cứu can thiệp 45
2.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu can thiệp 45
2.3.2. Cơ sở để thực hiện các giải pháp can thiệp 46
2.3.3. Các giải pháp can thiệp 47
2.3.4. Các nội dung can thiệp chính 49
2.4. Biến số/chỉ số nghiên cứu 50
2.4.1. Các biến số/chỉ số nghiên cứu 50
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai 54
2.4.3. Một số tiêu chuẩn đánh giá khác sử dụng trong nghiên cứu 55
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 56
2.5.1. Nghiên cứu định lượng 56
2.5.2. Nghiên cứu định tính 56
2.5.3. Nghiên cứu viên 57
2.5.4. Công cụ và vật liệu nghiên cứu 57
2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 58
2.6.1. Số liệu định lượng 58
2.6.2. Số liệu định tính 59
2.7. Các sai số và biện pháp khống chế sai số 59
2.8. Khía cạnh đạo đức trong đề tài 61
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 62
3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai 63
3.2.1. Kiến thức về các biện pháp tránh thai 63
3.2.2. Thái độ về các biện pháp tránh thai 69
3.2.3. Thực hành về các biện pháp tránh thai 74
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên 78
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về các biện pháp tránh thai 78
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ về các biện pháp tránh thai 82
3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về các biện pháp tránh thai 86
3.4. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp 89
3.4.1. So sánh một số đặc điểm của sinh viên 2 trường trước can thiệp 89
3.4.2. Sự thay đổi kiến thức của sinh viên về biện pháp tránh thai sau can thiệp 90
3.4.3. Sự thay đổi thái độ của sinh viên về biện pháp tránh thai sau can thiệp 91
3.4.4. Sự thay đổi thực hành của sinh viên về biện pháp tránh thai sau can thiệp 92
Chương 4: BÀN LUẬN 95
4.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai 95
4.1.1. Kiến thức về các biện pháp tránh thai 95
4.1.2. Thái độ về các biện pháp tránh thai 103
4.1.3. Thực hành về các biện pháp tránh thai 108
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên 113
4.2.1. Liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai và tuổi của sinh viên 113
4.2.2. Liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai và giới tính của sinh viên 114
4.2.3. Liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai và quê quán, nơi ở của sinh viên 115
4.2.4. Liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai và dân tộc, tôn giáo của sinh viên 116
4.2.5. Liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai và việc sinh viên có người yêu 116
4.2.6. Liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về các BPTT và trường có câu lạc bộ SKSS; việc đã được học về SKSS và các BPTT 117
4.2.7. Liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về các BPTT và nguồn thông tin về các BPTT 118
4.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp 120
4.3.1. Các giải pháp và hoạt động can thiệp đã thực hiện 120
4.3.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp 125
KẾT LUẬN 131
KIẾN NGHỊ 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước có tỉ lệ thanh niên trong cơ cấu dân số cao nhất khu vực Châu Á, trong đó giới trẻ chiếm khoảng 31,5% dân số [1]. Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản (SKSS) và chăm sóc SKSS như có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, tệ nạn ma túy, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)… [2], [3]. Theo thống kê của Hội kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2- 1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó khoảng 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên/thanh niên (VTN&TN) [4].
Nguyên nhân của thực trạng trên là do lứa tuổi VTN&TN chưa trưởng thành về tâm lý, xã hội; ngoài ra, môi trường sống có những ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi của VTN&TN [5]. Bên cạnh đó, kiến thức, thái độ và thực hành của VTN&TN về SKSS nói chung, về việc sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) nói riêng chưa đúng, chưa đầy đủ [6]. Nghiên cứu của Quỹ dân số Liên hợp quốc cho thấy kiến thức về các BPTT của VTN&TN Việt Nam còn hạn chế [7]. Kết quả Điều tra quốc gia về VTN&TN lần thứ 2 (SAVY2) thấy có 03 lý do chính khiến VTN&TN không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là: họ cảm giác xấu hổ khi hỏi mua; sợ bị người quen nhìn thấy và không sẵn có [6]; Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong và cs cho thấy chỉ có 32,1% sinh viên sử dụng BPTT khi quan hệ tình dục [8].
Ngay cả với nhóm đối tượng VTN&TN có sử dụng BPTT khi quan hệ tình dục thì vẫn có những trường hợp có thai ngoài ý muốn hay mắc các bệnh STDs. Nguyễn Thanh Phong nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy có 14,1% khách hàng có sử dụng bao cao su nhưng vẫn có thai ngoài ý muốn [9]. Nguyên nhân của sự thất bại khi sử dụng các BPTT theo nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai (2004) là do sử dụng BPTT không liên tục (53,3%); sử dụng sai cách (23,8%) [10]. Điều này cho thấy VTN&TN còn thiếu kiến thức, thái độ về KHHGĐ và tránh thai; đặc biệt là những kỹ năng sử dụng các BPTT đúng và an toàn chưa được các cán bộ y tế chuyên ngành Sản phụ khoa tập trung tư vấn. Vì vậy, đây là một vấn đề rất quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn cao mà chuyên ngành Sản phụ khoa cần thực hiện nghiên cứu để nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ KHHGĐ cho người dân nói chung và đối tượng VTN&TN nói riêng.
Hà Nội là nơi tập trung khoảng 100 trường đại học, cao đẳng, vì vậy, số lượng sinh viên sống và học tập tại thành phố là rất lớn. Đây cũng là nơi có sự phát triển mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế và xã hội. Vì vậy, sinh viên phải có kiến thức, thái độ và thực hành về các BPTT nói riêng, cũng như SKSS nói chung tốt hơn. Việc can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng các BPTT cũng như về SKSS cho sinh viên tại tại Hà Nội là một việc làm hoàn toàn cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh xã hội.
Câu hỏi đặt ra là kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên thành phố Hà Nội về các BPTT hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên về các BPTT? Giải pháp nào để có thể nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên về các BPTT? Để góp phần trả lời cho những câu hỏi này, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học/Cao đẳng thành phố Hà Nội và hiệu quả giải pháp can thiệp” với các mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về các BPTT và một số yếu tố liên quan của sinh viên 06 trường đại học/cao đẳng thành phố Hà Nội năm 2014.
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp tới kiến thức, thái độ và thực hành về các BPTT của sinh viên trường Cao đẳng Xây dựng số 1.

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Các biện pháp tránh thai
Tránh thai là một nội dung quan trọng trong chăm sóc SKSS. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong năm 2015, 64% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên thế giới có sử dụng một BPTT, 57% sử dụng một BPTT hiện đại [11]. Tại Việt Nam, theo tổng cục Dân số- kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và truyền thống năm 2013 lần lượt là 67% và 10,2% [12]. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Dân số và sức khỏe nông thôn (2006), công cụ tử cung là biện pháp được nhiều người sử dụng nhất (32,3%), tiếp đến là thuốc tránh thai (15,2%) và bao cao su (14,4%) [13].
Các BPTT được chia làm 2 loại chính là: các BPTT hiện đại và các BPTT truyền thống.
1.1.1. Các biện pháp tránh hiện đại
1.1.1.1. Bao cao su
* Đại cương:
Bao cao su (BCS) là BPTT an toàn, có hiệu quả phòng chống HIV/AIDS và STDs. BCS được dùng nhiều ở các nước phát triển (13%) hơn các nước đang phát triển (3%) [14]. Nếu sử dụng BCS đúng, khả năng có thai khi dùng là 3% (thất bại đặc hiệu của phương pháp). Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng và không thường xuyên, tỷ lệ này lên đến 14% (thất bại do người sử dụng) [14]. Đa số BCS hiện nay được làm bằng nhựa latex hay polyurethane. BCS bằng polyurethane nhạy cảm hơn BCS bằng latex nhưng tỷ lệ thủng và tuột cao hơn (lần lượt là 7,2% và 3,6% so với 1,1% và 0,6%) [15].
* Cơ chế tác dụng:
Bao cao su có tác dụng chứa và ngăn không cho tinh trùng vào âm đạo nên không xảy ra quá trình thụ tinh [15].

Hình 1.1. Một số loại bao cao su [11]
* Chỉ định và chống chỉ định:
+ Chỉ định: dùng cho tất cả các trường hợp muốn tránh thai; phòng chống HIV/AIDS và STDs; là biện pháp tránh thai hỗ trợ (những ngày đầu sau thắt ống dẫn tinh, quên uống thuốc tránh thai).
+ Chống chỉ định: dị ứng với latex (đối với loại bao cao su có latex) hay các thành phần có trong bao cao su [16], [17].
* Ưu điểm và hạn chế:
+ Ưu điểm: hiệu quả tránh thai cao 99%; phòng chống STDs và HIV/AIDS; an toàn, không có tác dụng phụ; dễ sử dụng; có thể sử dụng bất cứ thời gian nào; giúp nam giới có trách nhiệm KHHGĐ; tiện lợi khi muốn tránh thai tạm thời; có sẵn, nhỏ gọn có thể mang theo người; rẻ tiền [16].
+ Hạn chế: phải luôn sẵn có; có thể bị tuột, rách trong khi đang giao hợp nếu bảo quản không tốt; có một số trường hợp dị ứng với cao su; một số cặp vợ chồng than phiền về mức độ giảm khoái cảm; đối với bao cao su nữ, người dùng phải biết cách sử dụng tốt thì mới tránh được thất bại [18], [19].
* Cách sử dụng và bảo quản:
- Kiểm tra trước về sự nguyên vẹn của bao cao su và hạn sử dụng.
- Mỗi lần giao hợp đều phải sử dụng bao cao su mới.
- Bảo quản bao cao su: để nơi thoáng mát và tránh ánh sáng.
- Xé vỏ bao đúng cách, lấy bao ra khỏi vỏ.
- Luôn để vành cuộn của bao ra ngoài, lùa khí ra khỏi đầu bao.
- Lồng bao cao su vào dương vật đang cương trước khi giao hợp.
- Tháo cuộn vành bao lên tới gốc dương vật, không cần kéo căng.
- Sau khi xuất tinh, rút dương vật ra lúc còn cương, giữ chặt vành bao cao su ở gốc dương vật trong khi rút dương vật ra để bao khỏi bị tuột và tinh dịch không trào ra ngoài.
- Chỉ sử dụng mỗi bao cao su 1 lần.
* Những sự cố khi sử dụng và cách xử trí:
+ Nếu bao cao su bị rách:
Rửa dương vật và âm hộ bằng nước sạch hay thuốc diệt tinh trùng (nếu có). Cần áp dụng BPTT khẩn cấp như sử dụng viên thuốc tránh thai khẩn cấp.
+ Nếu có ngứa hay nổi ban tại bộ phận sinh dục:
Đi khám để được các nhân viên y tế tư vấn.
+ Nam giới không duy trì được độ cương khi mang hay sử dụng bao cao su:
Thường do bối rối, chưa quen sử dụng. Có thể dùng bao cao su có chất bôi trơn hay sử dụng nước/chất bôi trơn bên ngoài bao [20], [21].
1.1.1.2. Thuốc tránh thai
Đây là BPTT được sử dụng rộng rãi, khoảng 20% phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai ở các nước phát triển, 28% ở châu Mỹ và 50% ở Bắc Phi [17]. Cơ chế tác dụng: ức chế phóng noãn; ức chế phát triển nội mạc tử cung; làm đặc chất nhầy cổ tử cung ngăn tinh trùng xâm nhập vào buồng tử cung [22].
* Thuốc viên tránh thai kết hợp:

Hình 1.2. Một số loại viên thuốc tránh thai hàng ngày [11]
+ Đại cương:
Viên thuốc tránh thai (VTTT) có chứa 2 loại nội tiết là estrogen và progestin được gọi là VTTT kết hợp. Đây là BPTT tạm thời, không giúp ngăn ngừa STDs và HIV/AIDS [20].
+ Chỉ định và chống chỉ định:
- VTTT kết hợp được chỉ định cho phụ nữ muốn sử dụng một BPTT hiệu quả cao và không có chống chỉ định.
- Chống chỉ định: có thai hay nghi ngờ có thai; đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau sinh; lớn tuổi (≥ 35 tuổi) và hút thuốc ≥ 15 điếu/ngày; có nguy cơ bị bệnh mạch vành; tăng huyết áp nặng...[20], [23].
+ Ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm: tránh thai theo thời hạn tùy mong muốn; hiệu quả tránh thai cao (khoảng 99%); an toàn cho phần lớn phụ nữ; có thể có thai sau khi dừng thuốc; giảm nguy cơ mắc: ung thư phụ khoa, chửa ngoài tử cung; tạo vòng kinh đều; có thể sử dụng ở bất kỳ tuổi nào; không ảnh hưởng đến tình dục.
- Hạn chế: phải phụ thuộc vào việc phải uống hàng ngày; phải có dịch vụ cung cấp thuốc đầy đủ, đều đặn; làm giảm tiết sữa khi cho con bú; có một số tác dụng không mong muốn thường gặp trong 3 tháng đầu; không phòng tránh được STDs [20], [23].
+ Thời điểm sử dụng:
- VTTT kết hợp được uống trong vòng 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh hay ở bất cứ thời điểm nào nếu biết chắc là không có thai.
- Uống mỗi ngày 1 viên, vào giờ nhất định. Khi hết vỉ thuốc, uống viên đầu tiên của vỉ tiếp theo vào ngày hôm sau dù đang còn kinh (với vỉ 28 viên) hay nghỉ 7 ngày rồi dùng tiếp vỉ sau, dù đang còn kinh (với vỉ 21 viên) [20].
+ Cách xử trí khi quên thuốc hay nôn sau uống thuốc:
- Quên uống viên thuốc có nội tiết (từ tuần 1 đến tuần 3):
. Nếu quên 1 hay 2 viên: uống một viên ngay khi nhớ ra và tiếp tục uống một viên/ngày như thường lệ.
. Nếu quên từ 3 viên trở lên: uống một viên thuốc ngay khi nhớ ra và tiếp tục uống thuốc như thường lệ, cần thêm BPTT hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp.
- Quên uống viên thuốc nhắc (từ viên thứ 22 đến viên thứ 28): bỏ viên thuốc quên, uống tiếp viên thuốc kế tiếp.
- Nôn trong vòng 2 giờ sau uống thuốc; nôn nhiều và tiêu chảy sau uống thuốc: cần tiếp tục uống như thường lệ, đồng thời áp dụng BPTT hỗ trợ trong 7 ngày sau khi ngừng nôn, tiêu chảy [20], [23].
+ Tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp vào 03 tháng đầu và giảm dần như: buồn nôn; cương vú do estrogen; đau đầu nhẹ; ra máu âm đạo thấm giọt hay chảy máu ngoài kỳ kinh; không ra máu kinh nguyệt hay hành kinh ít...
- Các dấu hiệu báo động: đau đầu nặng; đau dữ dội vùng bụng; đau nặng vùng ngực; đau nặng ở bắp chân; có các vấn đề về mắt (mất thị lực, nhìn nhòe, nhìn một thấy hai) và vàng da [16], [20], [24].
* Viên thuốc tránh thai chỉ có progestin liều nhỏ:
Đây là BPTT tạm thời, chứa một lượng nhỏ progestin, không có estrogen. Thuốc đặc biệt thích hợp với phụ nữ đang cho con bú; phụ nữ có chống chỉ định với thuốc tránh thai phối hợp [20], [23].
* Thuốc tiêm và thuốc cấy tránh thai:
Đây là hai BPTT tạm thời, chứa nội tiết progestin. Hai biện pháp này có BPTT có hiệu quả cao (99,6%) [14], [20], [23].
1.1.1.3. Các biện pháp tránh thai khẩn cấp
* Đại cương:
Biện pháp tránh thai khẩn cấp được sử dụng sau khi giao hợp không được bảo vệ, gồm có: viên thuốc tránh thai (VTTT) và công cụ tử cung. BPTT này không giúp ngăn ngừa STDs và HIV/AIDS. Cơ chế tác dụng: ức chế và làm chậm sự phóng noãn; ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh [20].
* Chỉ định:
Giao hợp không được bảo vệ; sự cố khi sử dụng BPTT khác như: thủng bao cao su, chưa có vỉ thuốc uống tiếp theo, chưa tiêm mũi tránh thai khác khi mũi tiêm trước đã hết tác dụng; sau khi bị cưỡng hiếp...
* Thời điểm sử dụng:
Sử dụng BPTT khẩn cấp càng sớm càng tốt trong vòng 5 ngày (120 giờ) sau giao hợp không được bảo vệ. Nếu biết chắc ngày rụng trứng, đặt công cụ tử cung (DCTC) để tránh thai khẩn cấp có thể được thực hiện trong vòng 5 ngày sau rụng trứng [20], [25].
* Cách sử dụng:
+ Viên thuốc tránh thai:

Hình 1.3. Một số loại viên thuốc tránh thai khẩn cấp [23]
- Viên thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ chứa progestin:
. Loại một viên: uống một viên (liều duy nhất).
. Loại 02 viên: uống hai lần, mỗi lần một viên cách nhau 12 giờ hay uống một lần cả 02 viên.
- Viên thuốc tránh thai kết hợp (nếu không có viên thuốc tránh thai khẩn cấp): uống 2 lần cách nhau 12 giờ; mỗi lần 4 viên.
+ công cụ tử cung: đây là lựa chọn thích hợp cho những khách hàng muốn tiếp tục sử dụng DCTC tránh thai [20], [25].
* Tác dụng không mong muốn:
Ra huyết âm đạo bất thường, buồn nôn, nôn, căng ngực, nhức đầu và chóng mặt.
* Những sự cố khi sử dụng tránh thai khẩn cấp:
+ Chậm kinh: cần thử thai hay tái khám tại cơ sở y tế nếu chậm kinh. Không có bằng chứng về nguy cơ đến thai khi sử dụng VTTT khẩn cấp.
+ Nôn trong vòng 2 giờ sau uống thuốc: uống lại liều thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt; có thể sử dụng thuốc chống nôn trước khi uống liều lặp lại cho những khách hàng uống VTTT kết hợp.
+ Ra máu thấm giọt: đây không phải dấu hiệu bất thường, sẽ tự hết không cần điều trị [20], [25].
1.1.1.4. công cụ tử cung
công cụ tử cung (DCTC) là một BPTT tạm thời và hiệu quả. Nghiên cứu của Seutlwadi L. và cộng sự (cs) (2012) cho thấy có 5,2% phụ nữ từ 18- 24 tuổi tại Nam Phi sử dụng DCTC [26]. Ở Việt Nam, theo số liệu 09 tháng đầu năm 2011, có 1.014.275 trường hợp đặt mới DCTC [27]. Đây là BPTT đáng tin cậy, chỉ số Pearl của DCTC thế hệ hai và ba lần lượt là 0,5-3,0 và 0,05-0,1 [14]. Cơ chế tránh thai chính của DCTC là làm cản trở noãn và tinh trùng gặp nhau; ngăn cản trứng làm tổ trong buồng tử cung [20], [21], [23].
1.1.1.5. Triệt sản nam, nữ
Đây là BPTT an toàn và hiệu quả cao trên 99%, không ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý và hoạt động tình dục; không có tác dụng phụ; kinh tế... Trước đây, triệt sản là BPTT vĩnh viễn. Hiện nay, đây là BPTT có hồi phục do khả năng phát triển của vi phẫu thuật và nội soi [14], [20], [25], [28].
1.1.2. Các biện pháp tránh thai truyền thống
BPTT truyền thống (tự nhiên) là những BPTT không cần dùng dụng cụ, thuốc hay thủ thuật để ngăn cản thụ tinh [20]. Các BPTT truyền thống ít hiệu quả hơn các BPTT hiện đại với chỉ số Pearl là 20 [14], [20].
1.1.2.1. Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng)
Cơ chế tránh thai: tinh trùng không vào được đường sinh dục nữ nên không gặp được noãn, ngăn cản hiện tượng thụ tinh. Phương pháp này đòi hỏi sự chủ động của nam giới khi quan hệ, nên hiệu quả tránh thai thấp [14], [20].
1.1.2.2. Kiêng giao hợp định kỳ
Là biện pháp chọn thời điểm giao hợp cách xa những ngày phóng noãn, nhằm mục đích làm cho tinh trùng sống không gặp được noãn sống. Để chọn ngày kiêng giao hợp, có các phương pháp như:
* Phương pháp tính vòng kinh:
Là biện pháp dựa vào ngày có kinh, chọn giao hợp vào những ngày xa giai đoạn rụng trứng để không có thai. Trong vòng 5 ngày trước và 4 ngày sau khi rụng trứng là những ngày “không an toàn”, cần kiêng giao hợp hay nếu giao hợp thì cần dùng biện pháp tránh thai hỗ trợ [14], [20].

Hình 1.4. Biện pháp tránh thai tính theo vòng kinh [16]
* Phương pháp ghi chất nhầy cổ tử cung:
Phương pháp này dựa vào việc người phụ nữ có thể nhận biết những ngày đỉnh điểm thụ thai khi chất tiết cổ tử cung trơn, ướt và có thể kéo sợi. Tỷ lệ có thai ngoài ý muốn của biện pháp này là rất cao [16], [20].
* Phương pháp ghi thân nhiệt:
Phương pháp này dựa trên cơ sở thân nhiệt cơ bản tăng 0,20 đến 0,50 quanh thời điểm phóng noãn. Người phụ nữ lấy thân nhiệt và ghi lại vào mỗi
BẢN HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 SAU CAN THIỆP

Chỉ dẫn: Bản hướng dẫn này chỉ dành cho nghiên cứu viên (NCV) sử dụng trong quá trình thảo luận nhóm (TLN). Cuộc thảo luận kéo dài khoảng 40- 60 phút, NCV sẽ điều hành và ghi lại thông tin thảo luận theo những nội dung được liệt kê dưới đây vào máy ghi âm và mẫu ghi chép TLN. Sau cuộc thảo luận, các thông tin sẽ được NCV tổng hợp và phân tích.

I. Hành chính
1) Hướng dẫn viên:……………………………………………………
2) Thư ký:……………………………………………………………
3) Thời gian:…………………………..
4) Địa điểm:……………………………
5) Thành viên:
II. Mục tiêu:
1. Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai và các yếu tố ảnh hưởng.
2. Đánh giá hiệu quả của các can thiệp cộng đồng của nghiên cứu sinh tại trường.
III. Nội dung
1. Tìm hiểu thông tin chung, điều kiện sống, sinh hoạt của sinh viên.
2. Kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên về các biện pháp tránh thai nói chung và một số biện pháp tránh thai thường sử dụng nói riêng: bao cao su, viên thuốc tránh thai khẩn cấp, viên thuốc tránh thai hàng ngày.

4. Bạn có tiếp cận/tham gia vào các can thiệp nào sau đây của nghiên cứu sinh
+ Truyền thông nhóm lớn
+ Truyền thông nhóm nhỏ
+ Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các biện pháp tránh thai và cách khắc phục sự cố khi sử dụng các biện pháp tránh thai.
+ Facebook
+ Website: tranhthaihieuqua.com
+ Nhắn tin, gửi thư qua: mail, zalo, viber, line
+ Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản
+ Tờ rơi, pano, áp phích
5. Vai trò của cáccan thiệp trên trong việc thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản và các biện pháp tránh thai của bạn?
6. Đánh giá của bạn về việc một bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa trực tiếp hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai?

Phụ lục 8
BẢN HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SAU CAN THIỆP

Chỉ dẫn: Bản hướng dẫn này chỉ dành cho nghiên cứu viên (NCV) sử dụng trong quá trình thảo luận nhóm (TLN). Cuộc thảo luận kéo dài khoảng 40- 60 phút, NCV sẽ điều hành và ghi lại thông tin thảo luận theo những nội dung được liệt kê dưới đây vào máy ghi âm và mẫu ghi chép TLN. Sau cuộc thảo luận, các thông tin sẽ được NCV tổng hợp và phân tích.

I. Hành chính
1) Hướng dẫn viên:……………………………………………………
2) Thư ký:……………………………………………………………
3) Thời gian:…………………………..
4) Địa điểm:……………………………
5) Thành viên:
II. Mục tiêu: Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai và các yếu tố ảnh hưởng.
III. Nội dung
1. Tìm hiểu thông tin chung, điều kiện sống, sinh hoạt của sinh viên.
2. Kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên về các biện pháp tránh thai nói chung và một số biện pháp tránh thai thường sử dụng nói riêng: bao cao su, viên thuốc tránh thai khẩn cấp, viên thuốc tránh thai hàng ngày.
3. Trong 1 năm qua, bạn đã nhận được thêm các nguồn thông tin về các BPTT thai từ đâu và như thế nào?

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ thực hành HIV, nguyên nhân sử dụng biện phjaps tránh thai không hiệu quả tại cộng đồng, phương pháp thu thập số liệu về các biện pháp tránh thai, thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai của sinh viên, đề tài nâng cao sức khoẻ sinh sản biện pháp tránh thai, đề tài Khảo sát kiến thức và thực hành về các biện pháp tránh thai của phụ nữ đến phá thai, câu hỏi trách nhiệm về chủ đề biện pháp tránh thai, biện pháp quan hệ an toàn của sinh viên sử dụng thuốc tránh thai, luận văn thái độ của học sinh về việc phá thai ngoài ý muốn, công trinh nghien cuu ve bptt, Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự, đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của nam thanh niên 15-24 tuổi, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, năm 2005., kiến thức , thái độ , thực hành các biện pháp tránh thai của học sinh , sinh viên, thực trạng sinh viên sử dụng thuốc tránh thai hiện nay, Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai, các nghiên cứu về tỷ lệ sử dụng biện pháp tranhsthai tại việt nam, nghiên cứu kiến thức thái độ thực hành về mất cân bằng giới tính, kiến thức thái độ thực hành về viên uống tránh thai phối hợp dụng cụ tử cung và bao cao su của phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện đa khoa tỉnh đồng nai, nghiên cứu kiến thức của sinh vien tỉnh đồng nai về biện pháp tránh thai, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở sinh viên, tư vấn khách hàng KHHGĐ về BPTT
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
H Nghiên cứu kiến trúc cluster của mạng cảm nhận không dây Luận văn Kinh tế 0
B Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu chi phí quản lý và giá thành sản ph Luận văn Kinh tế 0
W Nghiên cứu và hệ thống các kiến thức cơ bản về chương trình dự án quốc gia; tổng hợp kết quả, phân t Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mô hình xử lý nước thải chăn nuôi heo sau Biogas bẳng đất ngập nước kiến tạo Khoa học Tự nhiên 0
D Một số nghiên cứu về rệp cánh kiến đỏ (Lacciferr lacca Kerr) tại Quế Phong, Nghệ An Nông Lâm Thủy sản 0
H Nghiên cứu đánh giá trượt - lở, lũ quét - lũ bùn đá một số vùng nguy hiểm ở miền núi Bắc Bộ, kiến ng Luận văn Sư phạm 0
K Nghiên cứu kiến thức bản địa trong chăm sóc sức khỏe sinh sản của người Dao và người Thái ở Yên Bái Luận văn Sư phạm 0
L Nghiên cứu quy luật phân bố dị thường ứng suất kiến tạo hiện đại phục vụ phân vùng dự báo tai biến đ Luận văn Sư phạm 0
H Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành (Nghiên cứu Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top