ngoc_xinh_nl

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động du lịch tại Việt Nam đang từng bước tăng lên cả về bề rộng lẫn
chiều sâu. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch tại các điểm, khu du lịch thường là
tự phát, chưa có sự quy hoạch đồng bộ. Đặc biệt là công tác quản lý điểm đến du
lịch chưa được chú trọng.
Quản lý điểm đến mới chỉ được quan tâm ở một vài góc độ như các chính
sách phát triển, quản lý môi trường…mà chưa quan tâm đến đầy đủ cả ba vấn đề
lớn của quản lý điểm đến đó là “Ai là người quản lý?” “Quản lý cái gì tại điểm
đến?” và “Quản lý bằng công cụ gì?”. Ngoài ra, quản lý điểm đến cũng cần được
quan tâm xây dựng, thực hiện ở các cấp độ phân cấp khác nhau: Từ cấp độ địa
phương / cộng đồng trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ đến cấp độ vùng/
tỉnh hay cấp độ quốc gia.
Cát Bà là một điểm du lịch mới được khai thác khoảng hơn chục năm trở
lại đây. Hoạt động du lịch tại Cát Bà khá đa dạng và phong phú. Nhưng cũng
giống như nhiều điểm đến du lịch khác, công tác quản lý điểm đến để giúp Cát
Bà có hướng phát triển bền vững, lâu dài lại chưa được quan tâm nhiều và có
những hạn chế nhất định. Mặc dù tầm quan trọng của du lịch trong kế hoạch
phát triển của thành phố Hải Phòng đã được nâng lên một bước, nhưng trên thực
tế, các ban, ngành và các cấp chưa quan tâm đúng mức tới việc tạo môi trường
thuận lợi cho du lịch phát triển, chưa khơi dậy được hết tiềm năng và chưa huy
động được mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; chưa quan tâm
đầy đủ đến việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch. Việc giáo dục du lịch cho
cán bộ và nhân dân chưa tốt nên không phải ai cũng hiểu được vị trí, vai trò của
du lịch trong đời sống cộng đồng để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên
quan điểm phát triển du lịch bền vững. Cơ chế, chính sách về du lịch có mặt
chưa đồng bộ và nhất quán.
Những hạn chế nêu trên là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc
chưa tận dụng được hết lợi thế, tiềm năng sẵn có của điểm đến để phát triển du
lịch. Với lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý điểm
đến du lịch tại Cát Bà, Hải Phòng” làm luận văn thạc sĩ của mình với hi vọng
góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận văn được thực hiện với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý điểm đến tại Cát Bà - Hải Phòng thông qua việc tìm hiểu,
nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý điểm đến tại địa bàn.
* Nhiệm vụ
Để đạt được nội dung nghiên cứu, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên
cứu chính như sau:
- Nghiên cứu, hệ thống hoá các cơ sở lý luận về điểm đến và quản lý điểm
đến du lịch.
- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch Cát Bà và chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý điểm đến.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch ở Cát Bà và đưa ra
một số giải pháp để việc khai thác du lịch tại đây có hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là điểm đến và vấn đề quản lý điểm đến
du lịch.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu về điểm đến và vấn
đề quản lý điểm đến du lịch từ cấp độ địa phương, cộng đồng trực tiếp với các
nhà cung cấp dịch vụ đến cấp độ tỉnh, thành phố, không bao gồm quản lý vùng.
- Phạm vi về không gian: Tác giả lựa chọn điểm đến du lịch Cát Bà - Hải
Phòng làm nghiên cứu điển hình.
- Phạm vi thời gian: Để nghiên cứu chính xác và hiệu quả, số liệu tác giả sử
dụng được thống kê vào thời điểm từ năm 2000 đến năm 2012.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động du lịch là hoạt động thu hút được sự quan tâm chú ý không chỉ
các nhà kinh tế - xã hội và chính trị đồng thời thu hút mọi tổ chức, thành phần
kinh tế tham gia. Các hoạt động liên quan trực tiếp và gián tiếp đến du lịch đang
ngày càng được quan tâm, chú ý. Công tác quản lý điểm đến du lịch cũng là một
trong các hoạt động được nhiều nhà quản lý của các điểm đến du lịch trên thế
giới và Việt Nam quan tâm.
Trên thế giới đã xuất hiện những công trình nghiên cứu, những ấn bản về
quản lý điểm đến du lịch. Trong số đó tiêu biểu có thể kể đến một số tài liệu:
Năm 2007, Tổ chức du lịch thế giới UNWTO xuất bản cuốn Hướng dẫn
thực hành Quản lý điểm đến. Trong cuốn này các tác giả đã đưa ra khái niệm
điểm đến du lịch:“Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít
nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài
nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận
diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”. Các tác giả
đã tổng quan các vấn đề về quản lý điểm đến như nội dung quản lý, mô hình
quản lý và nguyên tắc quản lý điểm đến cùng với những hướng dẫn thực hiện.
Các tác giả cũng chỉ ra rằng quản lý điểm đến thành công phải dựa trên sự hợp
tác hiệu quả giữa các tổ chức với nhau, giữa khu vực hành chính công và tư
nhân, giữa các đối tác với mục tiêu cuối cùng là cùng nhau cung cấp những sản
phẩm, dịch vụ du lịch tốt nhất cho du khách.
Giáo sư Urs Wagenseil1 đã đề cập đến quản lý điểm đến trong tham luận
của mình tại hội nghị với các chuyên gia du lịch địa phương (Predeal, tháng 10/
2008). Trong nội dung bản tham luận giáo sư đã trình bày cụ thể các yếu tố cấu
thành nên một điểm đến du lịch, đưa ra mô hình của một ban quản lý điểm đến
và đánh giá tầm quan trọng của quản lý điểm đến. Mô hình ban quản lý được mô
tả, xác định các chức năng, nhiệm vụ và đánh giá các tác động mà ban quản lý
sẽ mang đến cho các điểm đến du lịch.
Năm 2011, hai tác giả Metin Kozak và Seyhmus Baloglu xuất bản cuốn
Marketing và Quản lý điểm đến du lịch. Lý thuyết về quản lý điểm đến được
trình bày, phân tích cụ thể, rõ ràng giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất và
logic nhất về hoạt động quản lý điểm đến du lịch.
Năm 2012, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)2 phát hành tài
liệu Quản lý điểm đến du lịch (hướng tới phát triển bền vững và tăng khả năng
cạnh tranh). Đây là một bộ công cụ hướng dẫn hoạt động quản lý điểm đến du
lịch, toàn bộ bộ công cụ có 8 nội dung chính. Các tác giả đã đưa ra những ví dụ
điển hình, rút ra bài học kinh nghiệm và xây dựng một số biểu mẫu nhằm đánh
giá hiệu quả công tác quản lý.
Tại Việt Nam, những năm gần đây đã có những công trình đề cập đến hoạt
động quản lý điểm đến du lịch. PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh và các cộng sự đã thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Cơ sở khoa học cho việc tổ chức và
quản lý hệ thống các khu du lịch và đề xuất quy chế tổ chức và quản lý khai thác
các khu du lịch ở Việt Nam”. Đề tài đã xác lập những luận cứ khoa học để xây
dựng dự thảo về quy chế quản lý khai thác các khu du lịch.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu công nghệ bọc hạt để sản xuất phân Urê thông minh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích môi trường kinh doanh Công ty nghiên cứu Công ty Lữ hành Hanoitourist Văn hóa, Xã hội 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu, quy hoạch hệ thống trang thiết bị thí nghiệm công nghệ cơ khí theo định hướng CAD/CAM/CNC Khoa học kỹ thuật 0
D Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top