trungnguyen0206

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Chương 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận.
Chương 2: Kết cấu tiểu thuyết của nhà văn Thuận.
Chương 3: cách trần thuật trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tự sự học “vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng, nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan, nói cách khác, nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc. Tên gọi Tự sự học – Naratology, Narratologie, do nhà nghiên cứu Pháp gốc Bungari T. Todorov đề xuất 1969, trong sách Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày”, làm cho ngành nghiên cứu tự sự trước nay có được một cái tên chính thức và trở thành một khoa nghiên cứu có tính độc lập” [22, 11]. Kể từ đó, tự sự học trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được quan tâm phổ biến. Ở Việt Nam, tuy các công trình nghiên cứu dưới ánh sáng của tự sự học đã xuất hiện nhưng những công trình chuyên sâu và dày dặn vẫn còn hiếm. Trong công trình này, tác giả luận văn vận dụng lý thuyết tự sự học tiếp cận sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thuận nhằm chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật tự sự, từ đó “tìm ra một cách đọc”. Thiết nghĩ, đây cũng là một trong những mục đích mà tự sự học hướng đến.

1.2. Tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn, giữ vị trí trung tâm, góp phần làm nên diện mạo của một nền văn học. Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đã ghi lại sự bàn luận sôi nổi của giới nghiên cứu toàn thế giới về các vấn đề như: tiểu thuyết có khủng hoảng hay không và nếu có thì tại sao khủng hoảng? tiểu thuyết có chết không và nếu có thì tại sao chết? tiểu thuyết có phải đang phát triển không và nếu có thì xu hướng phát triển của nó như thế nào? Đến nay, thế kỷ XX đã khép lại được tròn một thập kỷ nhưng những câu hỏi ấy vẫn còn giữ nguyên tính thời sự.
Hòa cùng xu hướng văn học thế giới, ở Việt Nam, tình hình cũng diễn ra tương tự. Cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, văn học Việt Nam vẫn đang nhức nhối tìm lời giải đáp cho câu hỏi: tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu? Có hay không vấn đề khủng hoảng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại? Chúng tui không tham vọng trả lời những câu hỏi lớn về tiểu thuyết nhưng thông qua việc tìm hiểu về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận, luận văn góp phần đưa đến cái nhìn bao quát về diện mạo tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI.
Thế kỷ XXI, thế giới bước vào công cuộc toàn cầu hóa, đa phương hóa, thúc đẩy tiến trình hội nhập và phát triển của văn học. Thực tế đó khiến cho biên giới của văn chương không bị giới hạn trong khuôn khổ hạn hẹp về địa lý đơn thuần. Sự “khai thông” này là tiền đề cho hàng loạt những tác phẩm của các nhà văn hải ngoại (Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng, Tìm trong nỗi nhớ của Lê Ngọc Mai, Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Made in Vietnam, Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích, Vân Vy của Thuận) được giới thiệu và giành những giải thưởng trong nước. Trong số những nhà văn xa xứ kể trên, Thuận là cây bút thu hút tác giả luận văn hơn cả bởi sự bản lĩnh, từng trải, chuyên nghiệp và những tìm tòi mới lạ trong lối viết.

Thuận tên đầy đủ là Đoàn Ánh Thuận, sinh 1967 tại Hà Nội. Thuận đã tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ của Đại học Sư phạm Pyatigorsk (Nga), cao học Đại học Paris 7 và Đại học Sorbonne. Thuận là vợ họa sĩ Trần Trọng Vũ, con dâu nhà thơ Trần Dần, chị em song sinh với dịch giả Đoàn Cầm Thi. Hiện Thuận đang định cư tại Pháp. Với truyền thống gia đình hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, với nền tảng tri thức nhiều năm tích lũy, lại có điều kiện tiếp xúc với nhiều truyền thống văn học (đặc biệt là Pháp – “cái nôi” của những tìm tòi và đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết), Thuận là một trong số ít
tác giả mà “từ tuyên ngôn đến sáng tác đều bộc lộ một cách rất quyết liệt tham vọng cách tân hình thức tự sự” [44]. Tuy mới vào nghề nhưng Thuận đã nhanh chóng tạo được “thương hiệu” thông qua 5 tiểu thuyết “trình làng” liên tục trong năm năm: Made in Vietnam (2003), Chinatown (2004), Paris 11 tháng 8 (2005), T mất tích (2006) và Vân Vy (2008). Với năm tiểu thuyết, Thuận đã từng bước chứng tỏ bản lĩnh và tài năng của một cây bút chuyên nghiệp, đam mê với nghề. Mỗi tiểu thuyết đều là kết quả của một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, nhọc nhằn, dày công tìm tòi và thể nghiệm những lối viết mới, vượt thoát khỏi những lối mòn sẵn có của nghệ thuật tự sự truyền thống. Nhờ đó, Thuận nhanh chóng trở thành một trong những cây bút tiểu thuyết tiên phong đi tìm những hình thức thể hiện mới, nỗ lực làm mới văn học nước nhà, bên cạnh những cây bút khác như Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái...

Tiểu thuyết của Thuận có một vị trí nhất định trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Ở Việt Nam, “những tiền đề của sự đổi mới quan niệm về hiện thực và cách kể chuyện của tiểu thuyết đã không ngừng được đặt ra qua nhiều “làn sóng” nối tiếp nhau: từ “làn sóng thứ nhất” (với Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Ma Văn Kháng…) đến “làn sóng thứ hai” (với Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh…). Song, để có một sự chuyển biến sâu sắc “nòng cốt thể loại”, “đặc trưng thể loại” thì phải đến đầu thế kỷ XXI, với những “thử nghiệm”, những thành tựu của các nhà văn sinh ra trong một thế hệ đã khác trước (“làn sóng thứ ba”). Giờ đây, với “làn sóng thứ ba” (Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Thuận…), nhu cầu “tràn bờ” lại ngày càng mạnh mẽ. Quả thực, tiểu thuyết Việt Nam đã đi qua nhiều biến động, thậm chí cả những cuộc “lột xác” để đến với đời sống đương đại và có được diện mạo mới mẻ như ngày hôm nay” [77, 36]. Những nhận định sâu
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top