daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1
1. Lý do chọn đề tài
Từ - có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên các tác phẩm văn học
nghệ thuật, bởi nó là đơn vị chất liệu cơ bản của ngôn ngữ dùng để nêu lên các thông
điệp. Khi sáng tác, các nhà văn, nhà thơ đều hết sức chú trọng đến việc lựa chọn, thậm
chí đắn đo cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định dùng một từ nào đó. Và từ láy được
xem là một trong những lựa chọn khá phổ biến của các tác giả, bởi đối với sáng tác
văn chương thì sự tồn tại của từ láy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì giá trị tượng
thanh, tượng hình và giá trị biểu cảm rõ rệt mà nó tạo ra. Có thể nói, từ láy là một công
cụ đặc biệt của các tác giả trong quá trình sáng tác. Và trong văn học viết Việt Nam đã
có nhiều tác phẩm lớn được tìm hiểu về giá trị của lớp từ láy như: Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi; Truyện Kiều của Nguyễn Du; các tác phẩm thơ Nôm truyền tụng của Hồ
Xuân Hương, thơ Nôm Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương, thơ Xuân Diệu, thơ Tố
Hữu,… và không phải ngẫu nhiên mà người viết chọn tác gia Nguyễn Đình Chiểu làm
đối tượng nghiên cứu.
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác giả lớn của nền văn học trung đại
Việt Nam, một tấm gương đạo đức cao cả trong quan hệ đời sống hằng ngày cũng như
trong quan hệ với dân với nước. Nói đến ông là nói đến một cây bút có sự thống nhất
chặt chẽ giữa nói và làm, giữa văn và người, giữa sống và viết. Tiếp cận với Nguyễn
Đình Chiểu là tiếp cận với lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ
XIX, một cây bút Nam bộ tiêu biểu và một sự nghiệp thơ văn chở đạo cứu đời, một
thứ văn trữ tình đạo đức có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống tinh thần dân tộc, đặc
biệt là nhân dân Nam bộ. Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói “Đời sống và sự
nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng văn
học, nghệ thuật, nêu cao sức mạnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư
tưởng”[19;176]. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ trong các bài văn tế, thơ điếu của
Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt là lớp từ láy giàu sức gợi tả sẽ giúp ích rất nhiều cho
chúng ta trong nghiên cứu văn học.
Vì những lẽ đó, người viết chọn đề tài “Nghệ thuật sử dụng từ láy trong văn tế,
thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu” để tìm hiểu, với hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp
chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn về sự phong phú, đa dạng
cũng như khả năng biểu đạt tinh tế, chính xác, linh hoạt của lớp từ láy tiếng Việt, đồng
thời qua việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp cho người viết hiểu rõ hơn về nội dung
văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu qua cách sử dụng từ láy của ông và có thể vận
dụng trong việc học văn, viết văn sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Tính từ khi tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Đình Chiểu ra đời cho đến nay, thời
gian đã ngoài một thế kỷ. Đấy cũng là khoảng thời gian mà các nhà nghiên cứu dốc
nhiều công sức nhằm khám phá các giá trị của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, phạm vi
quan tâm thật rộng lớn. Phần lớn là cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn, tư tưởng nghệ
thuật, ý nghĩa triết lý, ảnh hưởng của cá nhân nhà văn đối với văn hóa dân tộc, những
quan niệm về tri thức y học hay những giá trị về nội dung và nghệ thuật của các tác
phẩm… Con số thống kê của các bài báo, các tập sách về Nguyễn Đình Chiểu đã lên
đến hàng trăm và chắc hẳn còn tiếp tục được nối dài thêm nữa qua thời gian. Cụ thể có
một số bài viết của các nhà nghiên cứu như: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong
văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng), Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một
tấm gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam (Hoài Thanh), Đọc lại
thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Xuân Diệu), Đồ Chiểu với sự chuyển mình của văn hóa
dân tộc (Cao Huy Đỉnh), Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ đầu của nền thơ văn yêu nước thời
kỳ cận đại (Trần Thanh Mại), Từ lý tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước
(Nguyễn Đình Chú),…
Riêng về các bài văn tế và thơ điếu cũng đã có một số lượng khá lớn các bài
viết nghiên cứu như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc một trong những bài văn hay nhất của
chúng ta (Hoài Thanh), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua ý thơ của Miên Thẩm và Mai
Am (Đỗ Văn Hỷ), Nguyễn Đình Chiểu và các bài văn tế (Nguyễn Q. Thắng), Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc (Lê Trí Viễn), Tìm hiểu hai bài thơ Nguyễn Đình Chiểu điếu Phan
Thanh Giản (Trần Khuê), Điếu Trương Công Định (Hà Như Chi), Tìm hiểu nhân vật
lịch sử Phan Tòng để hiểu thêm về “10 bài thơ điếu” của Nguyễn Đình Chiểu (Nguyễn
Phương Thảo), Văn tế Trương Định (Nguyễn Khoa),… Các bài viết trên chủ yếu tập
trung vào việc tìm hiểu, phân tích nội dung của các bài văn tế, thơ điếu. Tuy nhiên về
nghệ thuật của văn tế, thơ điếu, phần lớn các bài viết đều phân tích ở góc độ ngôn ngữ,
cách thể hiện nhằm đánh giá đóng góp của thể loại này vào sự phát triển của
văn học dân tộc. Cụ thể có các bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình như:
Quyển “Từ ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”[7], Nguyễn Thạch Giang có bài
viết Mấy nhận xét tổng quát về ngôn ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, ông viết:
“Những hình tượng ông khắc họa nên cũng là những hình tượng văn học có khuynh
hướng đạo lý. Hình tượng ấy được xây dựng từ những chất liệu dân gian – đặc biệt
quan trọng là chất liệu ngôn ngữ. Từ ngữ ở đây chỉ được xét trên bình diện ngữ nghĩa
là chủ yếu. Còn các mặt khác như từ pháp, cú pháp không được xét tới. Vì suy ra, đối
với một ngôn ngữ, hai mặt này như là ổn định, không có mấy biến động. Lại nữa, xét
về một nhà văn, thì từ pháp, cú pháp không phải là quan trọng, cái đáng nói hơn là
hình tượng của từ ngữ được tạo nên từ nghĩa bao hàm sắc thái tu từ riêng.”[7;22]
Tác giả khẳng định: “Ngôn ngữ tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu có một ý nghĩa
hình tượng khá độc đáo. Độc đáo trước hết vì bất cứ một tác giả nào trước ông, từ ngữ
Nguyễn Đình Chiểu mang một ý nghĩa luân lý đạo đức sâu sắc. Chính khía cạnh này
đã làm cho người đọc có một liên tưởng tất thời đến tác giả - người thực thi những
đạo lý của mình.”[7;22]. Qua nhận định của tác giả cho chúng ta thấy việc sử dụng
ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu có sự đóng góp đáng kể trong xây dựng hình tượng
văn học cũng như về đạo lý đời sống.
Quyển “Phê bình và tranh luận văn học”[12], Mai Quốc Liên có bài viết Thế
giới nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu, ông viết: “Thơ văn yêu nước chống Pháp của
ông là một bức bích họa có tính chất hoành tráng về một thời kỳ “khổ nhục nhưng vĩ
đại” của lịch sử Việt Nam, được biểu hiện bằng chính chất liệu của đời sống chiến đấu
dũng cảm, trần trụi, gân guốc... Điều này chi phối cả ngôn ngữ của đời sống hàng
ngày, ở đây là dấu hiệu của một thi pháp nghệ thuật mới sẽ được tiếp tục phát triển
sau này.”[12;191]. Ở đây, tác giả nói lên chính hoàn cảnh hiện thực xã hội đã chi phối
cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu và chính phong cách ngôn ngữ đó đã
tạo nên những nét mới trong thi pháp nghệ thuật của cụ Đồ.
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương yêu nước và lao động nghệ
thuật”[23] đã tập hợp nhiều bài viết như của Hà Huy Giáp với bài viết Nguyễn Đình
Chiểu, nhà thơ lớn yêu nước, chống xâm lăng, một tâm hồn vằng vặc nhân nghĩa, một
tấm gương kiên trung và bất khuất, ông viết: “Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu, còn nhiều vấn đề khác mà ở đây chưa có điều kiện đề cập đến. Chẳng hạn như
vấn đề ngôn ngữ, Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng ngôn ngữ dân gian rất mạnh dạn, tài
tình, nhiều từ ngữ rất bạo làm cho các câu thơ có tính chất quần chúng cao, vừa mang
đặc điểm tâm lý dân tộc sâu sắc. Cái “nôm na” của Nguyễn Đình Chiểu không phải là
sự cẩu thả trong ngôn từ, mà chính là sử dụng ý có tính chất thẩm mỹ cao, một nguyên
nhân làm cho thơ ông được mọi người ưa thích, dễ thuộc, dễ truyền tụng.”[23;81]
Bài viết Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ đầu của nền thơ văn yêu nước thời kỳ cận
đại, ông Trần Thanh Mại viết: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu khi thì hùng
hồn, cảm khái, khi thì tha thiết lâm ly, nhiều đoạn uyển chuyển du dương, nhiều đoạn
lại sôi nổi, mạnh mẽ. So với giai đoạn trước xâm lăng, rõ ràng Nguyễn Đình Chiểu có
một bước tiến mới về nghệ thuật, điều này thể hiện bước tiến mới của nhà thơ về tư
tưởng.”[23;379]
Quyển “Đến với thơ Nguyễn Đình Chiểu”[5], Nguyễn Công Thắng viết về Đặc
điểm nghệ thuật của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong “Văn tế nghĩa dân chết
trận Cần Giuộc”, ở bài viết này ông nói khái quát hơn về hình tượng người nghĩa sĩ
nông dân thông qua đặc điểm nghệ thuật, tác giả viết: “Nhân vật của Nguyễn Đình
Chiểu là con người của một tình thế lịch sử đầy biến động, là con người của sự chuyển
biến nhảy vọt từ bóng tối của vùi dập, lãng quên ra ánh sáng rực rỡ của chủ nghĩa anh
hùng thời đại. Do vậy, nó phải trải qua những mâu thuẫn, dằng co nhất định, mà tập
trung nhất là diễn biến tâm trạng trước sự việc thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tác
giả đã sử dụng biện pháp đặc tả để tái hiện những chuyển biến, phát triển trong tâm lý
nhân vật, như đã dùng để vẽ lại bức tranh công đồn của họ.”[5;814]
Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về nội dung cũng như nghệ thuật sử dụng ngôn
ngữ trong văn tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu nhưng chưa có bài viết nào tiêu
biểu khám phá thế giới ngôn từ một cách cụ thể nhất đã được nhà thơ sử dụng, nhất là
từ láy. Vì thế người viết sẽ dựa vào những lời bình, những bài viết có liên quan về
cuộc đời, tác phẩm của nhà thơ để làm tư liệu cho đề tài thêm phong phú. Việc tìm
hiểu sâu về thơ văn và đặc biệt là các tác phẩm văn tế, thơ điếu sẽ giúp ích rất nhiều
cho người viết trong việc phân tích giá trị nghệ thuật sử dụng từ láy trong các bài văn
tế, thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu.
3. Mục đích nghiên cứu
Người viết hoàn thành luận văn theo những đề mục được định hướng trong đề
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu công nghệ sản xuất gốm sứ kỹ thuật nghiên cứu công nghệ sản xuất thủy tinh dân dụng cao cấp có sử dụng nguyên tố đất hiếm màu và tạo màu Nông Lâm Thủy sản 0
N Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Luận văn Kinh tế 0
H Hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử qua "Hồ Quý Ly" và "Giàn thiêu" Văn học 0
N Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật Văn học 0
T Ý nghĩa lịch sử và giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết "Truyện nhà kỵ sỹ Đon Qujote" của Cervantes Văn học 0
C Sử dụng công nghệ thông tin trong việc dạy từ vựng ở trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuật. D Ngoại ngữ 0
C Sử dụng dịch thuật như một chiến lược trong việc dạy đọc hiểu các bài khoá chuyên ngành công nghệ th Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu hệ thống điện, kết cấu kỹ thuật và công nghệ của xe đạp điện hiện đại đang được sử dụng r Khoa học kỹ thuật 1
V [Free] Tình hình sử dụng nghệ thuật tiêu thụ XBP ở công ty Phát Hành sách Hà Nội hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
C Em hãy cho biết : khổ thơ trong bài "Cô giáo em" sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nổi bật? biện pháp Văn học thiếu nhi 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top