nhox_love094

New Member
Download miễn phí tài liệu đàm phán trong kinh doanh

Trong đàm phán - thương lượng thì thời gian, thông tin và năng lực là
những yếu tố rất quan trọng mà một người đàm phán tối thiểu phải
biết. Thời gian ở đây là thời gian tiến hành đàm phán. Thông tin biết
càng nhiều càng có lợi cho bạn. Còn năng lực thì thể hiện dưới nhiều
dạng. Bây giờ ta hãy xét từng yếu tố một.
1. Thời gian
Nhiều người cho rằng đàm phán thương lượng là một việc làm phải có
thời gian bắt đầu, có số lượng thời gian và thời gian kết thúc. Thực tế
không hoàn toàn như vậy. Cuộc đàm phán - thương lượng giữa Việt
Nam - Mỹ ở Paris (Pháp) về hòa bình ở Việt Nam là một ví dụ về tính
vô chừng về thời gian trong đàm phán - thương lượng.
Thông thường thì các cuộc đàm phán - thương lượng được kết thúc vào
1/5 cuối cùng của tổng số thời gian thương lượng. Như vậy bao nhiêu
công sức của 4/5 tổng số thời gian kia đều dồn hết về một phần nhỏ cuối
cùng của tổng số thời gian. Đối với những cuộc đàm phán - thương
lượng lớn thì người ta gọi đó là thời gian lịch sử.
Giống như một phiên tòa kéo dài cả tuần, cuối cùng bản tuyên án là lời
kết cho tất cả và mọi người hồi hộp chờ đón giây phút quan trọng đó.
Như vậy ta có thể thấy: Những gì ta làm trong 1/5 thời gian đàm phán -
thương lượng cuối cùng bằng cả 4/5 thời gian đàm phán - thương lượng
kia.
Thời gian và thời hạn có thể giúp bất kỳ bên nào trong đàm phán -
thương lượng tùy theo hoàn cảnh và trường hợp. Sau đây là một số kinh
nghiệm và cũng là lời khuyên cho một người đi đàm phán - thương
lượng, có thể dùng trong việc tranh thủ thời gian , tạo lợi thế cho mình.
* Đầu tiên là phải biết kiên nhẫn và bình tĩnh , không được nóng vội, bởi
vì như đã nói ở trên , việc quyết định vấn đề thường xảy ra ở 1/5 thời
gian cuối cùng của tổng số thời gian trong đàm phán - thương lượng.
Biết điềm đạm và chọn đúng thời điểm để hành động là một chiến thuật
không thể thiếu của một người ngồi vào bàn đàm phán.
* Nếu như một việc giải quyết nhanh một cuộc đàm phán - thương
lượng mang lại một lợi ích tốt thì ta cần giải quyết nhanh không nên dây
dưa và kéo dài.
* Không nên cứng nhắc, phải tuân theo thời hạn do mình đặt ra trong
đàm phán. Bạn có thế thay đổi thời hạn của bạn. Khi cứng nhắc làm theo
thời hạn do mình đặt ra nhiều khi sẽ mang đến bất lợi. Đó là khi ta chưa
có đủ các yếu tố để ra quyết định.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:





Mọi người đều đang đàm phán một việc gì đó mỗi ngày, cũng như bắt gặp nó hằng ngày trong cuộc sống, trong công việc. Chúng ta đàm phán với mọi người, thương lượng về mọi chuyện. Đàm phán với sếp về việc tăng lương; thỏa thuận để mua hàng hóa, dịch vụ với giá mình mong muốn; dàn xếp một vụ kiện;…Tất cả những việc này đều là đàm phán. Có thể nói rằng: Thế giới hiện thực quanh ta là một chiếc bàn đàm phán khổng lồ. Các cuộc đàm phán có thể xảy ra trong hội nghị, trên bàn tiệc, ngoài ánh sáng và cả trong bóng tối. Đàm phán về chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh doanh đến những quan hệ tế nhị khác.
Ngày càng có nhiều những tình huống cần đàm phán. Mọi người đều muốn tham gia vào việc ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân mình, rất ít người chấp nhận một quyết định được phán quyết bởi người khác. Con người không ai giống ai, và họ đàm phán để giải quyết sự khác nhau đó.
Mặc dù đàm phán diễn ra mỗi ngày, nhưng đàm phán sao cho có hiệu quả là một việc không dễ dàng. Đặc biệt là trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn đạt kết quả, lợi nhuận cao nhất. Ðiều đó phụ thuộc rất nhiều ở tài ngoại giao, đàm phán, thương thảo hợp đồng của nhà kinh doanh trên thương trường.
Về mặt lịch sử, khi xã hội bắt đầu có sự phân công lao động xã hội mỗi người sản xuất ra một loại hay một nhóm hàng hoá. Để có thể có được những hàng hóa khác nhau để phục vụ cho nhu cầu trao đổi, người ta phải tiến hành trao đổi. Trong trao đổi, thông thường mỗi người đều tìm cách sao cho được nhiều nhưng chỉ mất ít, do đó để có thể dung hoà lợi ích giữa các bên người ta phải tiến hành thương lượng với nhau. Từ đó đàm phán bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế.
Vì hoạt động kinh tế diễn ra thường xuyên nên đàm phán diễn ra ngày càng phổ biến và có vai trò quan trọng. Tuy nhiên đàm phán kinh tế chỉ thực sự phong phú, đa dạng và phát huy vai trò quan trọng của nó khi nền sản xuất xã hội phát triển đến trình độ cao, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán trao đổi diễn ra mạnh mẽ không chỉ trên phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà gần như tất cả mọi công việc người ta đều giải quyết bằng thương lượng, trao đổi , thì đàm phán thực sự trở thành một công việc không thể thiếu. Để đàm phán thành công cần có tài năng, kinh nghiệm, sự nhạy bén của những người tham gia. Nó không chỉ là khoa học mà nó còn là nghệ thuật.
Là sinh viên trường Đại học Kinh tế, và sẽ là những doanh nhân tương lai, chúng tui cho rằng bất cứ ai muốn thành công trong kinh doanh cũng phải nắm vững được những kỹ năng quan trọng, cũng như vấn đề lý luận và phương pháp luận của đàm phán. Với lý do đó, chúng tui chọn đề tài: “Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh” làm đề tài nghiên cứu, viết tiểu luận.
Do thời gian có hạn và khả năng tiếp cận thông tin, phân tích còn nhiều thiếu sót nên tiểu luận này có thể tồn tại nhiều vướng mắc. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy.
I. Mục tiêu của đề tài
- Cung cấp thông tin cơ bản về đàm phán
- Đưa ra phương pháp đàm phán hiệu quả.
- Nghệ thuật thành công, tránh mắc lỗi trong đàm phán
II. Nhiệm vụ của đề tài
Để hoàn thành mục tiêu mà đề tài đặt ra, chúng tui có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về đàm phán trong kinh doanh
- Tìm hiểu về các phương pháp đàm phán hiệu quả theo lý thuyết và kinh nghiệm của những chuyên gia trong lĩnh vực đàm phán, từ đó phân tích, rút ra bài học
- Tìm những sai lầm hay mắc phải khi đàm phán và cách tránh.
III. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tui chọn phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập thông tin trong sách, trên internet
- Phân tích
- Tổng hợp
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh
• Phạm vi nghiên cứu:
Bài tiểu luận tập trung làm rõ cơ sở lý luận về đàm phán (khái niệm, mục đích, đặc điểm, tính chất, nguyên tắc đàm phán,…), quy trình thực hiện cho một cuộc đàm phán thành công và các kĩ năng cần thiết khi đàm phán. Đó là những kiến thức cơ bản mà

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:




Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh đối ngoại
Đàm phán trong kinh doanh là gì?
 

tibomntiga

New Member
cho mình xin bản full bài này nhé ad. Thank ad nhìu

[ Post bai thong qua Mobile ]
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top