trinhquocdong

New Member
gửi tiền vào ngân hàng nếu bạn không phải kinh doanh gì là hiệu quả và an toàn nhất. bạn có thể gửi ở các ngân hàng lớn như: BIDV, Agribank, Vietcombank.
 
Bán vàng đổ tiền vào chứng khoán
(www.vietnamnet.vn -
18/2/2014)Nên gửi tiết kiệm bằng vàng, ngaọi tệ hay đồng Việt Nam?- Sự sôi động của thị trường chứng khoán (TTCK) trong những phiên cuối năm cũ và đầu năm mới khiến nhiều người cầm tiền đang đứng ngồi không yên. Dòng tiền mới đổ vào chứng khoán cho thấy sự hưng phấn mới của nhà đầu tư.
“Chứng sốt”: NĐT như ngồi trên lửa

Lỗ nặng trong vài năm trước nhưng niềm đam mê chứng khoán vẫn khiến ông Đỗ Tất Thành đứng ngồi không yên trong đợt sóng mới. Cầm trong tay 300 triệu đồng, 10 cây vàng đút trong tủ và 10 cây vàng đang cho người thân vay, ông Thành như ngồi trên đống lửa trong 2-3 tuần vừa qua khi mà TTCK cứ âm thầm đi lên, nhiều lúc bùng nổ với rất nhiều mã có giá tăng vài chục phần trăm cho tới cả 1-2 lần.

Con sóng hình thành từ những dấu hiệu rất yên ả ban đầu dần trở nên dữ dội trong hai tuần đầu năm mới 2014. Thay vì vài ba trăm tỷ đồng như 6-7 tháng cuối năm ngoái, thị trường giờ đây hút hàng nghìn tỷ đồng mỗi phiên và dòng tiền chưa có dấu hiệu ngừng lại. Chỉ số VN-Index tăng gần trăm điểm trong một thời gian ngắn.

Dù rất sợ chứng khoán đảo chiều giảm trở lại và có thể rơi vào tình trạng mò mãi không thấy đáy, bán thu vốn không được, cắt lỗ thì không đành... nhưng cái lý thuyết “ăn mình cá ngon hơn đầu cá”, sóng 3 bao giờ cũng cao và mạnh hơn sóng tăng 1 vẫn đang khiến ông đứng ngồi không yên và muốn nhân đợt sóng điều chỉnh 2 để “vào hàng”.

Điều khiến ông Thành e sợ là những rủi ro về chính sách có thể lại xuất hiện trong năm mới, những bất ổn “trời ơi đất hỡi” giống như vụ bầu Kiên bị bắt khiến TTCK mất vài tỷ USD hay vụ ông Đăng Văn Thành bị “hỏi thăm” khiến chứng khoán lao dốc… Không những thế, nhiều doanh nghiệp vẫn và có thể còn tiếp tục thua lỗ, doanh thu giảm, nợ xấu cao, tồn kho lớn… nỗi lo không phải không có lý.

Mua vào đón trước thị trường, đón trước xu hướng là quyết định thường đem lại lợi nhuận cao nhất. Thị trường cũng thường làm như vậy, chứng khoán có thể tăng khi mà thực trạng kinh tế vẫn đang khó khăn, nhưng lại giảm khi kinh tế phát triển bùng nổ.

Những mức giá cổ phiếu ở mức trên trời, vài trăm cho tới cả triệu đồng của hàng loạt cổ phiếu blue-chips như SJS, ITA, FPT… trước đây so với mức “rau thơm, trà đá” vài nghìn đồng, hay 1-2 chấm như hiện nay cũng là điều khiến nhà đầu tư này băn khoăn.Nên gửi tiết kiệm bằng vàng, ngaọi tệ hay đồng Việt Nam? Suy nghĩ một cách khá đơn giản, ông Thành cho rằng nếu đúng nền kinh tế phục hồi, doanh nghiệp phục hồi thì giá cổ phiếu còn tăng dữ dội và lâu dài. Bỏ tiền mua bây giờ, để đấy, đón đầu con sóng tính bằng cả năm 2014 và có thể sang năm 2014 và bán ra khi thị trường lên đỉnh thì món hời có thể rất lớn.

Đây có lẽ cũng là suy nghĩ của không ít người và nó đang góp phần giúp thị trường tìm cách níu kéo các mức giá vừa đạt được trong những ngày đầu năm mới. Mặc dù vậy, khó khăn trước mắt là không ít. Một bộ phận không nhỏ các NĐT bị thua lỗ nặng trong các năm trước, kể cả năm 2014 với đợt sóng tăng mạnh tới 4 tháng đầu năm vẫn như con chim bị thương sợ cành cong, vẫn đang đắn đo sợ mình là người cuối cùng ôm cục than hồng, ôm quả bm chứng khoán.

Năm mới không xấu

Đánh giá về TTCK năm 2014, không ít lần Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng, thị trường sẽ tăng trưởng khá hơn 2014 và cả giai đoạn tới.

Thực tế, nhận định lạc quan có lẽ có cơ sở. Nó đã được phản ánh bằng sự phục hồi của thị trường trong vài tuần qua. Sự quan tâm của giới đầu tư tới kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế này trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Sau nhiều năm phát triển theo chiều rộng, TTCK đang được đính hướng phát triển theo chiều sâu. Hàng loạt các giải pháp tái cơ cấu thị trường đã được đưa ra, trong đó tập trung vào việc lành mạnh hóa hoạt động của các CTCK, loại bỏ những đơn vị yếu kém, thanh lọc cổ phiếu trên sàn, sàng lọc NĐT, hướng tới chuyên nghiệp, giảm bớt tình trạng đầu tư bầy đàn, lướt sóng kém hiệu quả…

TTCK tiếp tục được xác định là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế và được khẳng định có sự quan tâm rất lớn của Chính phủ. Hàng loạt các giải pháp hỗ trợ thị trường đã được đưa ra. Các chỉ số vĩ mô cho thấy nền kinh tế đang từng bước vượt qua khó khăn. Các đề án xử lý nợ xấu, thành lập công ty mua bán nợ quốc gia và gói giải cứu doanh nghiệp cũng như tín hiệu lãi suất ngân hàng dành cho các doanh nghiệp tiếp tục được kéo giảm xuống… cho thấy tình hình sẽ bớt xấu đi trong năm nay và sẽ phát triển mạnh trở lại nếu vấn đề lớn nhất là nợ xấu được giải quyết.

Gần đây, rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước cũng như các nhà lãnh đạo đưa ra những nhận định rất ấn tượng đối với TTCK như: Cổ phiếu Việt Nam rất rẻ, chưa phản ánh hết tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế (báo Mỹ); Chứng khoán Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn (JP Morgan); Chứng khoán Việt Nam rẻ nhất trong số các thị trường ở Đông Nam Á (VinaCapital); Chứng khoán là cơ hội đầu tư dài hạn (SSI); Chứng khoán sẽ có triển vọng do được tái cấu trúc (Chủ tịch UBCK); Chứng khoán sẽ được cải thiện do kinh tế khả quan (Phó chủ tịch UBCK)…

Nhìn chung, viễn cảnh chứng khoán 2014 và các năm sau đó được nhìn nhận khá tích cực, với cơ sở là sự phục hồi vững chắc của nền kinh tế, trên cơ sở tái cấu trúc ba trụ cột: đầu tư công,thị trường tài chính và doanh nghiệp nhà nước.

Khác với năm 2009, xu hướng tăng của TTCK đợt này được đánh giá không quá rầm rộ nhưng hứa hẹn sẽ bền vững hơn để TTCK phải là kênh huy động vốn đầu tư trung và dài hạn cho nền kinh tế, hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc khu vực DNNN, chứ không phải là một thị trường đầu cơ của các dòng tiền nóng.

Nhìn vào khía cạnh này, nhiều NĐT vẫn tỏ ra nghi ngờ đối với quá trình tái cấu trúc đang diễn ra. Đợt sóng nho nhỏ vừa qua vẫn cho thấy một hiện tượng tâm lý bầy đàn của đa số các NĐT. Những cụm từ “lái tàu”, “đội lái”, “lướt sóng”, “ôm bom”, “truyền than”… vẫn đang được dùng khá phổ biến.

Cho dù nhìn nhận thị trường khá tích cực, nhưng các nhà đầu tư vẫn còn nhiều thận trọng khi những nỗi lo nợ xấu của hệ thống ngân hàng, của các doanh nghiệp và DNNN) sẽ được xử lý như thế nào. Tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, tình trạng tồn kho, sức cầu yếu cùng với quá trình tái cơ cấu TTCK chậm chạm và một nền kinh tế dễ vỡ, thị trường BĐS ảm đạm… là các vấn đề mà ai cũng nhìn nhận thấy.

Mạnh Hà
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top