daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NẠN NHÂN CỦA TÌNH
HÌNH TỘI PHẠM........................................................................................... 7
1.1. Nạn nhân của tội phạm............................................................................... 7
1.2. Nạn nhân của tình hình tội phạm ............................................................. 13
1.3. Vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội ............................... 21
1.4. Nguyên nhân trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm........................ 25
1.5. Cơ chế bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tội phạm....................................... 31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NẠN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI
PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.................................. 33
2.1. Tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng............................... 33
2.2. Thực trạng nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.. 40
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA NGUY CƠ TRỞ
THÀNH NẠN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM ............................. 52
3.1. Hạn chế, loại trừ những yếu tố thuộc về nguyên nhân chủ quan............. 52
3.2. Hạn chế những yếu tố thuộc về nguyên nhân khách quan....................... 58
3.3. Tiếp thu kinh nghiệm bảo vệ nạn nhân của một số nước ........................ 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp,
có sự gia tăng cả về số lượng và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Diễn biến
phức tạp của tình hình tội phạm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó không loại trừ những nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm.
Một cơ chế thực hiện hành vi phạm tội đầy đủ và toàn diện (đối với các tội
phạm có nạn nhân) là sự tác động qua lại giữa người thực hiện hành vi phạm
tội và nạn nhân của tội phạm; hành vi phạm tội gây thiệt hại về tính mạng,
sức khoẻ, tinh thần, tài sản hay các quyền và lợi ích hợp pháp khác của nạn
nhân; ngược lại, nạn nhân trong nhiều trường hợp cũng có ảnh hưởng
quyết định tới việc hình thành ý định phạm tội cũng như việc thực hiện
hành vi phạm tội, nạn nhân có thể làm hạn chế hay triệt tiêu ý định
phạm tội. Thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, nạn nhân
(người liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội) là mắt xích quan trọng giúp
cho quá trình tiến hành tố tụng được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác.
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, phía Bắc giáp với tỉnh Thừa thiên
- Huế, phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và Nam giáp với tỉnh Quảng
Nam. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong
những cửa ngõ quan trọng ra biển của các tỉnh Tây Nguyên, các nước Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua
hành lang kinh tế Đông – Tây. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển
của nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đã có những
bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
nâng cao. Chính quyền thành phố đẩy mạnh tốc độ quy hoạch đô thị, mở
rộng, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nên diện mạo mới cho thành phố, điều này
dẫn đến việc di dời, giải tỏa làm cho dân cư có sự biến động; số người ở địa
phương khác đến thành phố học tập, tìm việc làm tăng, tạo áp lực về việc
làm, chỗ ở, gây không ít khó khăn cho công tác bảo đảm ANTT. Bên cạnh
đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng có những tác động tiêu cực đối
với xã hội, đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo, nạn thất nghiệp… Đây
chính là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ tội phạm đồng thời
ảnh hưởng đến nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố.
Dưới góc độ tội phạm học, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, việc nghiên cứu,
phân tích, làm rõ vấn đề nạn nhân của tình hình tội phạm có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn. Mặc dù vậy, đến nay chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về vấn đề nạn
nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với tư cách là
một đề tài độc lập. Bởi các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Nạn nhân
của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn
thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nạn nhân của tình hình tội phạm là một trong những vấn đề quan trọng,
phong phú và phức tạp của tội phạm học, từ trước đến nay đã có một số nhà
luật học, tội phạm học quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh và mức độ khác
nhau, cụ thể:
- Luận án tiến sĩ “Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt
Nam”, Đinh Thị Mai, năm 2014.
- Luận văn thạc sĩ “Nạn nhân học trong tội phạm học Việt Nam –
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Trần Hữu Tráng, năm 2000.
- Đề tài nghiên cứu cấp trường “Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích
của nạn nhân của tội phạm”, Trần Hữu Tráng, năm 2010.
- Bài báo khoa học “Cơ chế quốc tế, khu vực và quốc gia về bảo vệ
quyền của người bị hại”, Đinh Thị Mai, năm 2012.
- Bài báo khoa học “Nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm”, Trần
Hữu Tráng, năm 2011.
- Bài báo khoa học “Trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hoa Kỳ”, Dương
Tuyết Miên, năm 2011.
- Bài báo khoa học “Trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hàn Quốc và
liên hệ với thực tế ở Việt Nam”, Dương Tuyết Miên, năm 2011.
Những công trình khoa học nêu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về
nạn nhân của tội phạm hay quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự,
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về nạn nhân của tình
hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, đề tài luận văn có tính
độc lập và không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nạn nhân của tình hình
tội phạm dưới góc độ tội phạm học và khảo sát thực tiễn nạn nhân của tình
hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đề tài luận văn đề ra những
giải pháp khắc phục những yếu tố đóng vai trò là nguy cơ trở thành nạn nhân
của tội phạm và xây dựng cơ chế bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tình hình tội
phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nạn nhân của tình hình
tội phạm dưới góc độ tội phạm học; phân tích chỉ ra vai trò của nạn nhân
trong cơ chế làm phát sinh hành vi phạm. c
- Khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình tội phạm và thực trạng nạn
nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu đề ra hệ thống các giải pháp nhằm phòng ngừa nguy cơ trở
thành nạn nhân của tội phạm; xây dựng cơ chế bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của
tình hình tội phạm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lý luận về nạn nhân của tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học;
- Thực tiễn nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài luận văn nghiên cứu nạn nhân của tình hình tội
phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Về địa bàn: Thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ
quyền của bị hại trong tố tụng hình sự.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã nghiên cứu nhiều loại tài
liệu tại Thư viện của Học viện KHXH, tại Công an, Tòa án Thành phố Đà
Nẵng... Qua đó đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận, tập hợp các số liệu nhằm
giải quyết các vấn đề được đề cập trong luận văn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả sử dụng để phân tích các
tài liệu, số liệu, các công trình khoa học liên quan đến nạn nhân của tình hình
tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; qua đó tổng hợp làm rõ nhận thức
lý luận và đánh giá thực trạng của vấn đề trên.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tác giả tập trung nghiên cứu các bài
viết, các báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình nạn nhân của tình hình tội phạm,
trên cơ sở đó rút ra những nhận xét, đánh giá, đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong tình hình hiện nay.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu thu được về
thực trạng tình hình tội phạm, nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng, tác giả tiến hành thống kê, đối chiếu, so sánh làm cơ sở
đánh giá, nhận xét và minh chứng làm rõ hơn các các vấn đề nghiên cứu của
luận văn.
- Phương pháp chuyên gia: Tác giả chú trọng tranh thủ ý kiến của những
người có trình độ cao, am hiểu sâu về lý luận, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn
trong công tác điều tra, truy tố, xét xử thông qua việc xin ý kiến đánh giá,
nhận xét của các nhà khoa học về vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đây là công trình đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu toàn diện
có hệ thống về vấn đề nạn nhân của tình hình tội phạm. Những kết quả nghiên
cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng sau:
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp nhất định vào
phát triển khoa học chuyên ngành nạn nhân học.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được vận dụng vào
thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm cũng như bảo vệ, trợ giúp nạn nhân
của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và trong phạm vi cả
nước. Ngoài ra, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các
cơ sở nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành luật ở nước ta
Những điểm mới của luận văn
Luận văn có những điểm mới cụ thể sau:
Thứ nhất, luận văn đã xây dựng, bổ sung, hoàn thiện lý luận về nạn
nhân của tình hình tội phạm, bao gồm: Nạn nhân của tội phạm; nạn nhân của
tình hình tội phạm; vai trò của nạn nhân trong tình hình tội phạm; nguyên
nhân trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm; cơ chế bảo vệ, trợ giúp nạn
nhân của tội phạm.
Thứ hai, luận văn tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng nạn nhân của
tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đây là cơ sở để đề ra các
giải pháp nhằm phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.
Thứ ba, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa nguy cơ trở
thành nạn nhân của tội phạm, xây dựng cơ chế bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của
tình hình tội phạm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nạn nhân của tình hình tội phạm.
Chương 2: Thực trạng nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm và cơ
chế bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tình hình tội phạm.
Nạn nhân của vụ án này là bà Đinh Thị Thủy (sinh năm: 1967, trú: Quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội), bà Thủy làm nghề môi giới bất động sản, thường xuyên
đi về muộn. Đối tượng Huỳnh Đoàn Quang Hưng (sinh năm: 1994, trú:
Phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) theo dõi bà Thúy đã lâu
nhưng không có cơ hội ra tay. Vào tối 02/11/2017, khi bà Thúy giao dịch với
khách hàng về, Hưng đã bám theo và đến đoạn đường Ngô Thì Sỹ đã giật túi
xách của bà Thúy. Tài sản bị cướp giật là 1 túi xách, bên trong có 1 điện thoại
di động Iphone 8 Plus, 20 triệu đồng tiền mặt và 1 sổ tiết kiệm trị giá 6,1 tỷ
đồng [39]. Trước đó, Hưng đã thực hiện trót lọt 4 vụ cướp giật tài sản khác.
Nạn nhân trong các vụ cướp giật tài sản trên đều là nữ giới, trước khi thực
hiện hành vi phạm tội, Hưng đều theo dõi quá trình hoạt động của nạn nhân
và lợi dụng lúc nạn nhân đi một mình vào đêm tối để cướp giật.
2.2.2. Thực trạng nạn nhân của tình hình tội phạm theo cơ cấu về
trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội của nạn nhân
Thứ nhất, về trình độ học vấn
Bảng phụ lục số 10 cho thấy, có 09 nạn nhân không biết chữ, chiếm
3,3%; 197 nạn nhân có trình độ học vấn từ tiểu học đến trung học cơ sở,
chiếm 73,0%; 46 nạn nhân có trình độ trung học phổ thông, chiếm 17,0% và
18 nạn nhân có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 6,7%. Như vậy, trình độ học
vấn của các nạn nhân thấp, đa số có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống.
Thực tế này cho thấy, những nạn nhân có trình độ thấp thường không có đủ
nhận thức được các vấn đề về chuẩn mực xã hội đòi hỏi, nhất là kiến thức xã
hội, kiến thức pháp luật; hầu hết những nạn nhân có trình độ học vấn thấp đều
thuộc gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, họ phải tự kiếm sống sớm, chưa
có kinh nghiệm, dễ bị lừa, dễ bị dụ dỗ mua chuộc... Ở những nạn nhân có
trình độ học vấn cao đẳng, đại học, họ thường bị hành vi phạm tội xâm phạm
bởi lý do nghề nghiệp, công tác hay họ có những hành vi, ứng xử trong đời
sống hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp và thiếu thận trọng trong việc
xử lý các tình huống nhạy cảm là nguyên nhân chủ yếu khiến họ trở thành
nạn nhân của tội phạm.
Thứ hai, về nghề nghiệp, địa vị xã hội
Kết quả khảo sát cho thấy, số nạn nhân có nghề nghiệp như lái xe ôm,
lái xe taxi, kinh doanh vàng bạc, kinh doanh hàng hoá đắt tiền, cho thuê xe
ôtô... hay Công an, Hải quan, Kiểm lâm, nhân viên y tế… chiếm tỷ lệ cao
nhất là 35,9% với 97 nạn nhân; cao thứ hai là 68 nạn nhân (chiếm 25,2%) có
nghề nghiệp là làm thuê, phụ hồ, thợ xây, thợ sơn… [38] Thực tế này cho
thấy, một số người do đặc thù nghề nghiệp nên thường là mục tiêu nhắm đến
của các tội phạm. Đối với người có nghề nghiệp như lái xe ôm, lái xe taxi,
kinh doanh vàng bạc, kinh doanh hàng hoá đắt tiền, cho thuê xe ôtô... thường
trở thành nạn nhân của các tội cướp tài sản, giết người. Những người có nghề
nghiệp là Công an, Hải quan, Kiểm lâm, nhân viên y tế… thường trở thành
nạn nhân của tội chống người thi hành công vụ. Những người có nghề nghiệp
là làm thuê, phụ hồ, thợ xây, thợ sơn… họ thiếu kỹ năng giải quyết các tình
huống, không thận trọng trong cư xử nên dễ trở thành nạn nhân của tội cố ý
gây thương tích.
Trong số 270 nạn nhân trên, có 217 nạn nhân không có địa vị xã hội,
chiếm 80,4%, có 53 nạn nhân có địa vị xã hội, chiếm 19,6% và số có địa xã
hội này chủ yếu rơi vào nghề nghiệp là Công an, Hải quan, Kiểm lâm, nhân
viên y tế (phụ lục số 10). Chẳng hạn, vào khoảng 07h00’ ngày 27/10/2017,
Tổ tuần tra kiểm soát của Đội CSGT Công an quận Cẩm Lệ gồm 4 đồng chí
làm nhiệm vụ tại khu vực trước nhà số 15, đường Cách Mạng Tháng Tám.
Quá trình làm nhiệm vụ, đại úy Lê Văn Sơn phát hiện 01 thanh niên điều
khiển xe môtô hiệu Exciter không đúng làn đường quy định nên thổi còi, ra
hiệu lệnh dừng xe. Thấy đồng chí Sơn ra hiệu lệnh dừng xe thì thanh niên này
KẾT LUẬN
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Trong những năm qua, cùng với sự phát
triển của nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đã có
những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
được nâng cao. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, vẫn còn nhiều yếu
tố tiêu cực tác động đến xã hội, đó là tình trạng di dân, sự gia tăng của dân
nhập cư, sự phân hóa giàu nghèo, nạn thất nghiệp… Đây chính là một trong
những nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ tội phạm đồng thời ảnh hưởng đến nạn
nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố.
Dưới góc độ tội phạm học, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, việc nghiên cứu,
phân tích, làm rõ vấn đề nạn nhân của tình hình tội phạm có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Nạn nhân của tình hình tội
phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ là vấn đề mang
tính cấp thiết, có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Từ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, tác giả đã tập trung nghiên
cứu, khảo sát và đã đạt được các kết quả sau:
1. Luận văn đã nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về nạn nhân
của tình hình tội phạm, bao gồm: nạn nhân của tội phạm và nạn nhân của tình
hình tội phạm. Đặc biệt, luận văn đã xây dựng, phân tích làm rõ nội hàm của
khái niệm nạn nhân của tình hình tội phạm; làm rõ đặc điểm, vai trò của nạn
nhân trong tình hình tội phạm; nguyên nhân trở thành nạn nhân của tình hình
tội phạm cũng như xây dựng cơ chế bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tình hình
tội pham.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Nhận thức về bạo hành trong gia đình của những người phụ nữ là nạn nhân Tâm lý học đại cương 0
W Có phải em là nạn nhân của virus? Hỏi đáp Tin học 11
V Nguyên nhân dẫn đến nạn làm hàng giả trên thị trường Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D An sinh xã hội với gia đình người có công với cách mạng và nạn nhân chiến tranh (nghiên cứu trường h Văn hóa, Xã hội 0
N An sinh xã hội với gia đình người có công với cách mạng và nạn nhân chiến tranh (nghiên cứu trường h Văn hóa, Xã hội 0
P Công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng T Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác xã hội hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng Văn hóa, Xã hội 3
B Đánh giá nồng độ cồn trong máu ở các bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông điều trị cấp Khoa học Tự nhiên 0
B Bảo vệ quyền con người trong bốn công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh : Luận văn ThS. Luận văn Luật 0
Y Vận dụng kiến thực đặc điểm dạng người để xác định tung tích nạn nhân và tìm kiếm người mất tích Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top