Verrall

New Member

Download miễn phí Mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam: Nhìn từ bên mua và bên bán





Điều khoản thanh toán và các cách thanh toán là điều khoản được cả hai bên rất quan tâm xuất phát từ quan điểm và lợi ích của mỗi bên. Đối với các giao dịch M &A mà bên mua là nước ngoài, việc thanh toán phải được thực hiện phù hợp với các quy định về quản lý ngoại hối. Theo đó, khoản tiền mà bên bán thu được từ giao dịch M &A phải được chuyển vào tài khoản tài khoản đầu tư trực tiếp hay tài khoản đầu tư chứng khoán, tùy từng trường hợp). Đối với các giao dịch giữa các công ty trong nước, vấn đề về quản lý ngoại hối không được đặt ra. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, cả bên mua và bên bán đều quan tâm đến cơ chế thanh toán. Do đó, cơ chế thanh toán hợp lý mà các bên thường lựa chọn là thông qua một tài khoản ký quỹ. Sử dụng phương tiện thanh toán này, cả hai bên đều có thể yên tâm là quyền của họ được bảo vệ.
Cụ thể, các bên sẽ mở một tài khoản mà hai bên sẽ cùng là đồng chủ tài khoản. Việc thanh toán sẽ chỉ được ngân hàng thực hiện cho bên bán hay bên mua khi ngân hàng nhận được yêu cầu thanh toán được cả hai bên ký hợp lệ và được gửi kèm theo những tài liệu, giấy tờ mà các bên thỏa thuận là cần đệ trình cho ngân hàng tại thời điểm thanh toán. Điều khoản về tài khoản ký quỹ này sẽ phải được xem xét cùng với các điều khoản khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và lịch biểu để thực hiện và hoàn tất các quyền và nghĩa vụ đó.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình và đem lại thu nhập cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư. Nguyên tắc M &A là tạo ra giá trị cho cổ đông bao trùm và lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai doanh nghiệp khi hai doanh nghiệp tồn tại riêng rẽ.
1. Khái niệm về M &A theo quy định của pháp luật Việt Nam
Hoạt động M &A ở Việt Nam được quy định rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và hiện chưa có một khung pháp luật hoàn chỉnh và thống nhất điều chỉnh lĩnh vực này. Các giao dịch M &A, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể liên quan và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, về chứng khoán, về cạnh tranh, về đầu tư và luật hợp đồng.
Thuật ngữ “mua bán” và “sáp nhập” là hai khái niệm luôn đi kèm với nhau nhưng lại thường bị nhầm lẫn hay được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù hai thuật ngữ này có sự khác biệt cơ bản về bản chất. Hai hoạt động này khác nhau và hệ quả pháp lý của chúng cũng khác nhau.
Trong những năm gần đây, hoạt động M &A trở nên sôi động hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, các giao dịch này chủ yếu là các giao dịch mua lại. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội thảo về vấn đề này diễn ra ngày 11/6 vừa qua tại Hà Nội, năm 2005 chỉ có 18 vụ M &A với tổng giá trị là 61 triệu đôla Mỹ, năm 2006 có 32 vụ với tổng giá trị các thương vụ là 245 triệu đôla Mỹ. Năm 2007, Việt Nam có hơn 90 vụ M &A với giá trị giao dịch là hơn 1, 7 tỷ đôla Mỹ và năm 2008, đã có gần 40 vụ sáp nhập và mua lại với tổng giá trị gần 30 triệu đôla Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong 5 đến 10 năm tới, sẽ có từ 30% đến 50% doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ sáp nhập hay bị sáp nhập với các đối tác khác. Hoạt động M &A tiếp tục diễn ra sôi động do đây là một hình thức đầu tư ngày càng phổ biến và tiện lợi; do sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua; do nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao những cơ hội đầu tư tại Việt Nam cũng như do những cam kết của Chính phủ Việt Nam trong lộ trình thực hiện khi gia nhập WTO; và do những ảnh hưởng quốc tế với sự góp mặt của hàng loạt quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
Mặc dù thuật ngữ “M &A” được sử dụng rất thông dụng ở Anh quốc cũng như ở Hoa Kỳ nhưng trên thực tế, lại không có một định nghĩa pháp lý nào về việc sáp nhập hai công ty thành một công ty. Do đó, các giao dịch thường được cơ cấu thành giao dịch mua cổ phần hay mua tài sản. Với các nước có hệ thống dân luật như Trung Quốc, khi nói đến một giao dịch “M &A” có nghĩa là đề cập đến một giao dịch khi một doanh nghiệp được thành lập ở Trung Quốc sẽ, bằng việc mua lợi ích trong phần vốn chủ sở hữu hiện tại, đặt mua thêm phần vốn phát hành bổ sung, mua tài sản hay nợ, giành lấy hay có được quyền kiểm soát thực tế của doanh nghiệp đã được thành lập và vẫn đang tiến hành hoạt động kinh doanh của mình.
Trên thực tế, nếu một doanh nghiệp mua lại hoàn toàn một doanh nghiệp khác và đóng vai trò là người chủ sở hữu mới thì giao dịch đó được gọi là mua lại (acquisition). Dưới góc độ pháp lý, công ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty mua lại sẽ tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty kia và cổ phiếu của công ty mua lại vẫn được giao dịch bình thường. Sáp nhập, theo nghĩa đơn giản nhất, là việc hai công ty thường là có cùng quy mô, thống nhất sẽ cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp. Cổ phiếu của hai công ty này sẽ không còn tồn tại mà công ty mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu mới thay thế.
Ở Việt Nam, M&A là việc mua bán một tài sản, ví dụ như mua bán một nhà máy, một bộ phận doanh nghiệp hay thậm chí là toàn bộ doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2005 không đưa ra một định nghĩa cụ thể về mua bán doanh nghiệp. Tuy vậy, khái niệm mua lại doanh nghiệp lại được cụ thể trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Theo đó, mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hay một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hay một ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại (1).
Trên thực tế, một giao dịch M &A điển hình là việc một công ty – bên mua – mua tài sản hay cổ phần /phần vốn góp của bên bán và thanh toán cho bên bán bằng tiền mặt, chứng khoán hay các tài sản có giá trị khác của mình. Trong một giao dịch mua bán cổ phiếu, cổ phiếu của bên bán không cần kết hợp với cổ phiếu hiện hành của bên mua mà thường được cơ cấu để một công ty con mới hay một bộ phận hoạt động riêng biệt của bên mua nắm giữ. Với một giao dịch mua bán tài sản, tài sản được bên bán chuyển cho bên mua và tài sản này sẽ trở thành tài sản được tạo lập thêm của bên mua với hy vọng và mong muốn rằng giá trị của tài sản vừa mua được sẽ vượt cao hơn giá mà bên mua đã thanh toán theo thời gian. Theo đó, giá trị của cổ đông tăng lên do lợi ích về chiến lược và tài chính của giao dịch.
Do chưa có một định nghĩa đầy đủ về mua bán doanh nghiệp trong các ngành luật cụ thể, các giao dịch mua bán có thể được cấu trúc dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm việc phát hành cổ phiếu mới, ưu tiên bán cổ phiếu phát hành mới cho các cổ đông chiến lược với mức giá ưu đãi, tăng vốn điều lệ, ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược, trở thành hệ thống đại lý phân phối hay bao tiêu sản phẩm, dịch vụ và trong một chừng mực nào đó bao gồm cả sáp nhập. Về bản chất, mua bán công ty là việc giành lấy quyền kiểm soát trong việc quản lý nội bộ trong công ty, mục tiêu thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Nếu mục đích mua bán công ty nhằm chiếm lĩnh phần lớn thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh, đưa ra những thông tin sai lệch về bên bán nhằm tận dụng điểm này trong thương lượng giá cả… thì việc mua bán cần được xem xét kỹ lưỡng hơn theo các quy định của luật cạnh tranh và luật chứng khoán.
Trong khi đó, sáp nhập doanh nghiệp nói chung là sự kết hợp của hai hay nhiều doanh nghiệp, trong đó tài sản và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán bị doanh nghiệp mua tiếp quản toàn bộ. Mặc dù doanh nghiệp mua có thể là một tổ chức khác biệt về cơ bản sau khi sáp nhập, nhưng doanh nghiệp này vẫn giữ đặc điểm ban đầu của nó. Một giao dịch sáp nhập điển hình là việc hai công ty tham gia cùng nhau (thường là thông qua việc trao đổi cổ phiếu hay phần vốn góp) để trở thành một công ty.
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định “sáp nhập doanh nghiệp” là một hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty sáp nhập (2). Theo Luật Cạnh tranh năm 2004, “sáp nhập doanh nghiệp”cũng được giải thích tương tự như được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, đó là việc một hay một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang m
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top