Download miễn phí Đề tài Một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo ở phòng giáo dục và đào tạo





Để nắm được chất lượng thực chất ở một trường học một môn nào đó. Ta có thể yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường chia các lớp trong trường theo chất lượng giảng dạy làm 3 loại: khá, trung bình, yếu. Sau đó chọn ở mỗi loại một lớp để trực tiếp khảo sát (nếu ít thời gian thì chọn một lớp khá và một lớp yếu). Kết quả khảo sát có thể giúp ta có đánh giá sơ bộ về chất lượng dạy học môn học đó của trường. Ngoài ra, kết quả trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và kết quả khảo sát đầu lớp 6 (do Phòng GD&ĐT ra đề) cũng là một căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng của mỗi trường TH và THCS ( trong nhiều năm qua Phòng GD&ĐT Krông Ana đã xếp loại “đầu ra” của mỗi trường Tiểu học và THCS dựa vào kết quả thi và khảo sát trên; đồng thời yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường thống kê kết quả tương ứng ở từng lớp, từng giáo viên để từ đó rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy và việc thực hiện cuộc vận động Hai không của trường).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Krông Ana, ngày 10 tháng 08 năm 2009
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO
Ở PHÒNG GD&ĐT
(Hoàng Văn Thiềng - Trưởng phòng GD&ĐT Krông Ana)
tui về Phòng GD&ĐT Krông Ana từ tháng 12 năm 1997. 12 năm qua, tui đã cùng các cộng sự của mình khắc phục khó khăn để góp phần phát triển phong trào giáo dục của huyện. Do vậy, năm nào Phòng GD&ĐT huyện cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaovà nhiều lần được Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh tặng Bằng khen (riêng năm 2004 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen). Sau đây tui xin nêu một vài kinh nghiệm mà chúng tui đã áp dụng có hiệu quả để các bạn đồng nghiệp tham khảo.
I. Về công tác tổ chức cán bộ
1. Việc điều động giáo viên
Năm 1999, trước tình hình các trường thuộc vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên nghiêm trọng, còn nhiều trường ở vùng thuận lợi lại thừa giáo viên. tui đã dự thảo Qui chế điều động giáo viên trong huyện, tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên trong huyện rồi chỉnh sửa, trình UBND huyện phê duyệt để triển khai thực hiện. Việc thực hiện Qui chế tuy gặp nhiều khó khăn, do nhiều giáo viên không muốn luân chuyển đến vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (dù là có thời hạn); nhưng vì đã có sự bàn bạc thống nhất cao trong ngành và được lãnh đạo huyện đồng tình ủng hộ nên đã giải quyết được sự mất cân đối về tỉ lệ giáo viên/lớp giữa các trường học và giải quyết cho hàng trăm giáo viên đã nhiều năm cống hiến ở vùng sâu, vùng xa được về công tác gần nhà.
Đến năm 2004, một khó khăn mới lại nảy sinh: Nhiều giáo viên được luân chuyển đã hết thời hạn công tác ở vùng khó khăn mà nguồn thay thế lại cạn. Phòng GD&ĐT Krông Ana đã tiến hành khảo sát địa điểm cư trú và nơi công tác của từng giáo viên trong huyện rồi sắp xếp lại theo hướng: Mỗi người (trừ những trường hợp đặc biệt) dịch chuyển nơi công tác về phía vùng khó khăn một chút để tạo điều kiện cho đồng nghiệp của mình không phải đi làm việc quá xa (riêng những giáo viên có hộ khẩu tại thành phố Buôn Ma Thuột thì được xếp nơi công tác ở các xã gần thành phố - trừ những trường hợp đặc biệt). Có trường hợp để chuyển được 1 giáo viên về gần nhà, Phòng phải huy động đến 6 giáo viên tham gia vào việc dịch chuyển (chẳng hạn: muốn chuyển 1 giáo viên thường trú tại Buôn Ma Thuột từ TH Bế Văn Đàn về TH Nguyễn Du thì phải chuyển 1 giáo viên từ TH Nguyễn Du đi TH Trần Văn Ơn, 1 giáo viên từ TH Trần Văn Ơn đi TH Nguyễn Đức Cảnh, 1 giáo viên từ TH Nguyễn Đức Cảnh đi TH Ngô Gia Tự, 1 giáo viên từ TH Ngô Gia Tự đi TH Nguyễn Chí Thanh, 1 giáo viên từ TH Nguyễn Chí Thanh đi TH Chư Quynh và 1 giáo viên từ TH Chư Quynh đi TH Bế Văn Đàn). Việc cử giáo viên đi do Hiệu trưởng nhà trường phối hợp với BCH Công đoàn giới thiệu (sau khi đã trao đổi, thảo luận trong tập thể viên chức của trường); bộ phận tổ chức cán bộ của Phòng kiểm tra rồi tham mưu với Trưởng phòng ra quyết định điều động. Đến nay, nơi công tác của đội ngũ giáo viên trong huyện cơ bản đã ổn định. Đại bộ phận viên chức của ngành đã yên tâm công tác, góp phần phát triển số lượng và nâng cao chất lượng ngành giáo dục huyện.
2. Việc sắp xếp cán bộ quản lý trường học
Năm 2002, Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện ban hành Qui định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm cán bộ quản lý trường học; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện. Nhìn chung việc thực hiện Quy định trên đã giúp Phòng lựa chọn được đội ngũ cán bộ quản lý các trường từ mầm non đến THCS trong huyện có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao; đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành GD&ĐT huyện. Nay do một số văn bản về công tác tổ chức cán bộ của Đảng và Nhà nước có thay đổi nên Phòng đã tham mưu với UBND huyện điều chỉnh một số điểm trong Quy định trên (có văn bản kèm theo)
II. Về đánh giá xếp loại giáo viên
Nhiều năm qua, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo Hiệu trưởng các trường học cần lấy hiệu quả giảng dạy làm căn cứ chủ yếu để xếp loại chuyên môn đối với giáo viên. Cách xác định hiệu quả giảng dạy như sau:
1. Tổ chức khảo sát nghiêm túc chất lượng học sinh đầu năm học và cuối mỗi học kỳ (xác định rõ chất lượng “nguyên liệu” và chất lượng “sản phẩm” của mỗi giáo viên).
2. Lấy độ chênh lệch giữa “đầu ra” và “đầu vào” của mỗi giáo viên làm căn cứ chủ yếu để xếp loại chuyên môn của mỗi giáo viên.
3. Riêng đối với giáo viên dạy lớp 5 và giáo viên Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh lớp 9: Lấy thêm kết quả thi tuyển vào lớp 10 và kết quả khảo sát các môn trước khi vào lớp 6 (do Phòng GD&ĐT ra đề) để làm căn cứ đánh giá, xếp loại.
4. Đối với giáo viên THCS: Cần tham khảo thêm ý kiến của học sinh trong việc nhận xét đánh giá giáo viên. Có thể phát phiếu góp ý đối với mỗi học sinh theo nội dung sau:
- Trong số các thầy, cô giáo dạy em trong năm học này, em hãy cho biết:
+ Thầy, cô nào dạy dễ hiểu nhất?
+ Thầy, cô nào dạy nhiệt tình nhất?
+ Em thích học thầy, cô nào nhất?
- Em hãy nêu ý kiến đóng góp với nhà trường và các thầy, cô giáo.
III. Về đánh giá chất lượng giảng dạy ở một trường học.
Để nắm được chất lượng thực chất ở một trường học một môn nào đó. Ta có thể yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường chia các lớp trong trường theo chất lượng giảng dạy làm 3 loại: khá, trung bình, yếu. Sau đó chọn ở mỗi loại một lớp để trực tiếp khảo sát (nếu ít thời gian thì chọn một lớp khá và một lớp yếu). Kết quả khảo sát có thể giúp ta có đánh giá sơ bộ về chất lượng dạy học môn học đó của trường. Ngoài ra, kết quả trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và kết quả khảo sát đầu lớp 6 (do Phòng GD&ĐT ra đề) cũng là một căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng của mỗi trường TH và THCS ( trong nhiều năm qua Phòng GD&ĐT Krông Ana đã xếp loại “đầu ra” của mỗi trường Tiểu học và THCS dựa vào kết quả thi và khảo sát trên; đồng thời yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường thống kê kết quả tương ứng ở từng lớp, từng giáo viên để từ đó rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy và việc thực hiện cuộc vận động Hai không của trường).
IV. Về đánh giá xếp loại các trường học
Trong 5 năm qua, Phòng GD&ĐT Krông Ana đã tiến hành xếp loại thi đua các trường học thuộc Phòng quản lý theo thứ tự từ 1 đến hết. Cách làm cụ thể như sau:
1. Các lĩnh vực được tính điểm để xếp loại
- Chuyên môn (hệ số 2)
- Tổ chức
- Thanh tra
- CSVC-Thiết bị dạy học
- Thư viện
- Tài vụ
- Thống kê tổng hợp
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp (bao gồm cả hoạt động đoàn đội, văn nghệ, thể thao, công tác thi đua)
- Văn thư ( gửi và nhận công văn, báo cáo).
2. Người tính điểm: Tất cả công chức Phòng GD&ĐT. Ai được phân công theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực nào thì đánh giá, tính điểm lĩnh vực đó đối với các trường học.
3. Thang điểm: từ 0 đến 5 ( hay từ 0 đến 10)
4. Các căn cứ để tính điểm
- Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên.
- Các báo cáo, tự đánh giá của đơn vị.
- Quá trình theo dõi, chỉ đạo, kiể...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Văn hóa, Xã hội 0
K Bước đầu tìm hiểu một vài khía cạnh của đạo đức kinh doanh Kinh tế chính trị 4
M Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị Luận văn Luật 2
B [Free] Một vài giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh ở công ty bách hóa số 5 Nam Bộ Luận văn Kinh tế 0
N Mình có 100tr cần tư vấn, Cho một vài ý tưởng kinh doanh Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 3
U Một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo ở trường tiểu học Tài liệu chưa phân loại 0
S Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty cao su Sao vàng Hà Nội và một vài kiến nghị bước đầu về giải pháp Tài liệu chưa phân loại 1
N Một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Tài liệu chưa phân loại 0
T Một vài kinh nghệm trong công tác tham mưu thực hiện phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn huyện Krông Tài liệu chưa phân loại 0
P Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top