no_impos

New Member

Download miễn phí Đề tài Môi trường vĩ mô và ảnh hưởng tớ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại





A-Lời Mở Đầu 1

B-Nội Dung 2

CHƯƠNG I: Lý thuyết về môi trường vĩ mô 2

I-Lý thuyết chung về môi trường kinh doanh 2

1.Khái niệm môi trường kinh doanh 2

2.Phân loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. 3

II-Môi trường vĩ mô và ảnh hưởng tớ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. 5

1.Khái niệm về môi trường vĩ mô. 5

2, Yếu tố chính trị- luật pháp 6

3.Yếu tố kinh tế. 8

4.Yếu tố khoa học – công nghệ. 10

5.Yếu tố văn hoá - xã hội. 13

6.Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên. 14

7.Yếu tố quốc tế. 16

III – Biện pháp khai thác môi trường vĩ mô của doanh nghiệp thương mại 19

1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường vĩ mô. 19

2.Lựa chon cách thâm nhập và mở rông thị trường. 20

3.Phân tích toàn diện, đầy đủ các yếu tố của môi trường vĩ mô để lựa chọn cơ hội kinh doanh. 21

4.Xây dựng chiến lược kinh doanh. 22

5. Hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. 23

6.Góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh. 23

Chương II: Thích nghi của doanh nghiệp. 25

I-Thực trạng thị trường bán lẻ nội địa khi Việt Nam ra nhập WTO. 25

II-Chuỗi siêu thị bán lẻ Saigon Co.op. 26

1.Sự hình thành và phát triển. 26

2.Giải pháp xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị Co.op Mart. 28

C.Kết luận 33

Danh mục tài liệu tham khảo 34

Mục lục 35

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thoả mãn nhu cầu đó thì việc cung ứng sản phẩm mới, tiên tiến, phù hợp với xu thế và sở thích tiêu dùng là một đòi hỏi cấp thiết. Để chiến thắng trong cạnh tranh thì sản phẩm là một yếu tố quan trọng nhưng bên cạnh đó cạnh tranh bằng dịch vụ ngày càng quan trọng. Dịch vụ tạo sự khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp cũng như hoàn thiện quá trình bán hàng. Hai doanh nghiệp cung ứng cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp có dịch vụ tốt hơn thì chắc chắn sẽ tiêu thụ được nhiều hơn và tạo được sự hài lòng cũng như sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Để hoàn thiện hoạt động dịch vụ thì một yếu tố quan trọng đó là phải ứng dụng tiến bộ mới của khoa học-công nghệKhi ứng dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động thương mại làm thay đổi nhanh chóng cách và cung cách phục vụ khách hàng như giao nhận , thanh toán, mua bán, đặt hàng, kiểm kê...
Hiên nay việc áp dụng thành tựu của khoa học – công nghệ của các doanh nghiệp thương mại nước ta còn nhiều hạn chế do những khó khăn về cơ sở hạ tầng, trình độ nhận thức...Song cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để áp dụng vì hiện nay công nghệ thông tin rất phát triển, mọi doanh nghiệp đều có thể tiếp cận những thông tin mới nhất về tất cả các lĩnh vực.Doanh nghiệp cần có sự đầu tư thích đáng trong việc đỏi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh bởi như đã nhận định và phân tích đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có dây truyền công nghệ hiện đại tiên tiến sẽ có cơ hội là người tiên phong trong việc đưa ra sản phẩm mới và thu được siêu lợi nhuận.Doanh nghiệp có thể mua công nghệ hay đầu tư nghiên cứu công nghệ mới.Mỗi cách có ưu nhược điểm khác nhau , nếu mua công nghệ ta phải bỏ một lượng vốn lớn để mua sau đó để làm chủ được công nghệ cần có thời gian, phải phụ thuộc nhiều vào bên chuyển giao công nghệ nhưng chúng ta sẻ có được công nghệ tiên tiến và nắm bắt được cơ hội, còn nếu chúng ta đầu tư nghiên cứu thì cần có đội ngũ chuyên gia giỏi , thời gian nghiên cứu thử nghiệm dài có thể để mất cơ hội kinh doanh song lại có ưu điểm là làm chủ được công nghệ và có được công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. tuỳ từng trường hợp vào nguồn lực và điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp thương mại có thể chọn một trong hay hay kết hợp cả 2 cách để có được công nghệ mới sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Trong các doanh nghiệp thương mại, các yếu tố khoa học công nghệ chủ yếu bao gồm :
Chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển từ ngân sách nhà nước, tự ngành kinh doanh và của doanh nghiệp.
Đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên nghiệp vụ kĩ thuật của doanh nghiệp.
Trang bị các phương tiện kĩ thuật mới, hiện đại trong hoạt động kinh doanh và trong quản trị kinh doanh.
Kinh doanh các sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, hiện đại và chuyển giao công nghệ mới.
Tự động hoá và sử dụng người máy.
áp dụng các hình thức kinh doanh tiên tiến hiện đại.
5.Yếu tố văn hoá - xã hội.
Yếu tố văn hoá - xã hội là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất đến nhu cầu, hành vi của con người trong cả lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng cá nhân.Yếu tố văn hoá - xã hội thể hiện qua từng quan niệm , hành vi của từng người và của cả cộng đồng. Các giá trị văn hoá cơ bản có tính bền vững cao, được lưu truyền từ đời này sang đời khác và được củng cố bằng những quy chế xã hội như luật pháp , đạo đức, hệ thống thừ bậc tôn ti trật tự trong xã hội, tổ chực tôn giáo, nghề nghiệp, địa phương, gia đình và ở cả hệ thoonggs kinh doanh sản xuất dịch vụ. Các giá trị này có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ việc quyết định kinh doanh sản phẩm gì, khách hàng là ai, hình thức kinh doanh đều phải phù hợp với quan niệm xã hội và phong tục tập quán của thị trường kinh doanh.Kinh doanh sẻ thất bại nếu ngay từ đầu nó đã bị bài trừ do không phù hợp với văn hoá cũng đồng nghĩa không còn cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.Để có được chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn thì việc am hiểu các yếu tố văn hoá - xã hội là rất cần thiết. Các yếu tố văn hoá - xã hội thường tiến triển chậm nên đôi khi khó nhận biết, chỉ có những giá trị văn háo thứ phát, ngoại lai là bị thay đổi khi các điều kiện xã hội thay đổi.
Cũng giống như các yếu tố vĩ mô khác, những thay đổi của các yếu tố văn hoá - xã hội cũng tạo ra các cơ hội hay nguy cơ cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Đặc biệt những doanh nghiệp cung ứng hàng tiêu dùng cho dân cư , những mặt hàng liên quan đến nghề nghiệp, phong tục, tập quán, tôn giáo, lễ tiết...Dù cuộc sống hiện đại đã xoá mờ nhiều quy tắc, ràng buộc đối với con người nhưng mỗi dân tộc, mỗi gia đình và cá nhân đều có những chuẩn mực, quan niệm, ý thức hệ nhất định, có sự tiếp nối truyền thống văn hoá . Do đó khi tiến hành kinh doanh , doanh nghiệp không được coi nhẹ yếu tố văn hoá.Chỉ cần một sự thiếu hiểu biết mà có hành động trái với truyền thống , phong tục , tập quán của thị trường cũng có thể làm tiêu tan cơ hội kinh doanh trên thị trường đó.
Những yếu tố quan trọng trong nhóm yếu tố văn hoá - xã hội có thể kể đế như: đạo đức, quan niệm về vinh dự, thấp hèn;thu nhập của các tầng lớp dân cư, phân bổ thu nhập; dân số, tỷ lệ tăng, cơ cấu dân số; việc làm; dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán và các đặc điểm tâm lý...
Các yếu tố xã hội như thu nhập , dân số.. cũng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với nhóm khách hàng có thu nhập ổn định tăng trưởng thì có thể phát triển hoạt động kinh doanh và tăng sự thoả mãn của khách hàng về nhiều yếu tố phi vật chất khác. Dân số quyết định lớn tới quy mô tiêu thụ , có thể thị trường ta lớn về dân số song điều doanh nghiệp quan tâm là lượng khách hàng của mình là ai và chiếm bao nhiêu trong dân số đó. Ví dụ chúng ta kinh doanh hàng may mạc cho phụ nữ thì khi xem xét yếu tố dân số ta đặc biệt quan tâm đến cơ cấu nam – nữ trong dân số, nếu thấy dây là thị trường có lượng khách hàng nữ chiếm tỷ lệ lớn và khả năng tiêu dùng cao thì đánh giá đây là một thị trường tiềm năng và có thể đi đến kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đó mới là đánh giá sơ bộ ban đàu công việc cần làm còn rất nhiều nhà quản trị không được xem nhẹ yếu tố nào mà cần có sự hiểu biết sâu rộng cả văn hoá - xã hội của thị trường hiện tại.
Để kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao cần phân đoạn thị trường theo các yếu tố văn hoá - xã hội đẻ có hướng thích nghi. Khong thể kinh doanh cùng một mặt hàng hay sử dụng cùng một hình thức tiêu thụ trên hai thị trường khác nhau về đặc tính văn hoá - xã hội. Với mỗi nhóm khách hàng khác nhau ta xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể riêng và đánh mạnh vào đặc điểm tâm lý, tâm linh của khách hàng. Việc phân chia này không nhất thiết phải tiến hành mà tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm mặt...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top