Download miễn phí Tiểu luận Mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh, liên hệ tình hình hiện nay





Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hiện nay Việt Nam thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì phải mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ vốn, kinh nghiêm quản lý công nghệ và gia nhập thị trường quốc tế, nhưng trên cơ sở độc lập tự chủ, phát huy đầy đủ các yếu tố nội lực, dựa vào các nguồn lực trong nước là chính. Như Đảng ta đã xác định: Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới , khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hó.Nâng cao ý chí tự lực tự cường, giữ vững bản sắc dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đề bài
Em hãy tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thực hiện tốt điều này Hồ Chí Minh và Đảng đã giải quyết trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam như thế nào?
Bài làm
I.Đặt vấn đề
Trong tác phẩm “ Nên học sử ta”, viết vào đầu năm 1942, Bác đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi...”.
Nhân dân ta có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược cũng như trong lao động sản xuất nhân dân Việt Nam đã thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, sự thông minh sáng tạo, ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Trong truyền thống dân tộc ấy Hồ Chí Minh nhìn thấy nổi bật lên sức mạnh của lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam có những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc, vì phải luôn luôn đối đầu với nhiều khó khăn của tự nhiên và chiến tranh xâm lược, sự đô hộ của kẻ thù từ nhiều phương kéo đến. Lòng yêu nước Việt Nam đã trở thành sức mạnh, một thứ đạo lý, một lẽ sống của mỗi người dân, cũng là một tiêu chí cao nhất để đánh giá con người trong xã hội ta.
Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc đã phát huy lòng yêu nước truyền thống và nâng thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường và lòng yêu nước phát huy được sức mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam, đó là sức mạnh thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và trong cuộc đấu tranh hiện tại, sức mạnh của sự thông minh và dũng cảm, của lòng tin chân chính không gì lay chuyển. Sức mạnh ấy bền vững và được nhân lên nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Thời đại của chúng ta mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Cuộc cách mạng này đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu thời đại mới trong lịch sử. Theo Hồ Chí Minh sức mạnh thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế giới. Trong quá trình nhận thức và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Vịêt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy phải dựa vào sức mạnh của dân tộc là chủ yếu, đồng thời phải khai thác sức mạnh của thời đại. Những nội dung, nguyên tắc về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một bộ phận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nội dung lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy trong xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một yêu cầu quan trọng.
II.Giải quyết vấn đề
1.Nhận thức của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Để phát triển, xã hội cần tới nhiều hoạt động, nhiều nguồn lực khác nhau, như chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, tinh thần, tình cảm,… và mỗi loại hoạt động có vai trò, vị trí riêng đối với sự phát triển xã hội.Hoạt động chính trị có mục tiêu cơ bản là nhằm đoạt lấy quyền lực chính trị, sử dụng quyền lực chính trị phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con người, cộng đồng, quốc gia, nhân loại và sự khát khao nhu cầu, lợi ích đó chính là động cơ thúc đẩy các hoạt động chính trị của con người, giai cấp, dân tộc, quốc gia và nhân loại.
Khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã thôi thúc Hồ Chí Minh hy sinh cả cuộc đời mình để thực hiện, cũng là lý do hy sinh của bao thế hệ người Việt Nam hôm qua và hôm nay.Khát vọng đó chính là sức mạnh mà Hồ Chí Minh ý thức được và ra sức giáo dục cán bộ, đảng viên và toàn dân ta quán triệt, giữ gìn và phát huy, biến thành hiện thực.
Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại được hình thành từng bước, từ cảm tính đến lý tính, thông qua hoạt động thực tiễn mà tổng kết thành lý luận.
Theo Người, sức mạnh dân tộc là tổng hòa của sự kết hợp giữa vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước Việt Nam với con người Việt Nam cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo,có truyền thống yêu nước nồng nàn, có ý thức đấu tranh bất khuất cho độc lập dân tộc, có ý thức thức tự lập, tự cường và lòng tự tôn dân tộc.Sức mạnh dân tộc như là một làn sóng mạnh mẽ to lớn nhấn chìm mọi bè lũ bán nước và cướp nước.
Ngay năm 1941, vừa về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng của dân tộc, Hồ Chí Minh đã cổ vũ sức mạnh dân tộc trong nhân dân ta – Người viết :
“ Xét trong lịch sử Việt Nam,
Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng .
Nhiều phen đánh bắc dẹp đông ,
Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên.”
Vì vậy, Người cho rằng “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do.
Ra đi tìm đường cứu nước trong tư cách người lao động, hòa mình trong môi trường hoạt động của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân các nước thuộc địa, đã phát hiện ra mối tương đồng giữa các dân tộc áp bức: “ Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”.Người cho rằng trong hai hạng người đó, chỉ có hạng người nghèo, bị bóc lột là có tình hữu ái giai cấp thực sự.Cơ sở hình thành nhận thức : muốn giải phóng dân tộc mình cần thiết phải đoàn kết các dân tộc khác cùng chung cảnh ngộ.
Về sức mạnh thời đại, theo Hồ Chí Minh đó là sức mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản và Đảng tiên phong của nó; là lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, là xu thế của thời đại kể từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). Từ sau chiến tranh thế giới lần 2, sức mạnh của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa là một cán cân, thành trì của các nước trên thế giới, sức mạnh của 3 dòng thác cách mạng : Cách mạng vô sản ở các nước Tư bản, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới.Tất cả đều đã và đang tạo ra sức mạnh của thờ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Vận dụng nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cộ Văn hóa, Xã hội 0
G Mối quan hệ giữa chiến lược học tập ngôn ngữ và trình độ tiếng Anh của sinh viên năm thứ 4 Ngoại ngữ 0
P Nghiên cứu mối quan hệ giữa sử dụng dấu hiệu diễn ngôn và kĩ năng viết văn luận của sinh viên Ngoại ngữ 0
G phân tchs mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa của nó trong công cuộc đổi mới Sinh viên chia sẻ 1
B Phân tchs mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Sinh viên chia sẻ 1
T Tiểu luận: mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chi Văn hóa, Xã hội 0
L Vista Inspirat 2 - Mối hiểm họa cho Window! Thủ thuật tin học 9
D Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội Việt Nam thời Lý - Trần Văn học 0
D Hoàn thiện tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu do Hải quan Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top