nguoiwenttv

New Member

Download miễn phí Đề tài Mâu thuẫn biện chứng của quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay





MỤC LỤC

 

Lời nói đầu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2

 I. Lý luận phép biện chứng về mâu thuẫn (Quy luật về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập). . . . . . . . . . .3

 II. Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. 6

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


V.I Lênin viết:
“Người ta có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng duy vật là lý luận về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, như thế người ta sẽ nắm được hạt nhân của phép biện chứng; nhưng đIều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và mỗi sự phát triển thêm...
Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến.
Chủ nghĩa duy tâm cùng với phương pháp siêu hình cho rằng: không có mâu thuẫn ở bên trong sự vật mà chỉ có sự khác nhau hay mâu thuẫn giữa các sự vật, hiên tượng với nhau, trong tư tưởng có thể có mâu thuẫn, nhưng khi đó tư tưởng có sai lầm.
Phép biện chứng duy vật khẳng định: Mọi sự vật, hiện tượng đều có mâu thuẫn bên trong, và mỗi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hươngs đối lập nhau, chính ự đấu tranh sủa các mặt đối lập làm cho sự, hiện tượng vân động, phát triển.
Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn tồn tạI khách quan trong tất cả mọi sự vậ và hiện tượng. Không có sự vật, hiện tượng nào là không có mâu thuẫn, không lúc nào là không có mâu thuẫn. Trong sự vật hay hiện tượng nếu không có mâu thuẫn này thì có mâu thuẫn khác và có một mâu thuẫn hay nhiều mâu thuẫn .
F. Anghen viết: “ Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiện những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn như vậy, sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng lại không vừa lại là cái khác. Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, tự đề ra và tự giải quyết không ngừng, và khi mâu thuẫn đã hết thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến”.
Quan hệ giữa các mặt đối lập
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất của những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau hợ thành những mâu thuẫn của sự vật. Mỗi một mâu thuẫn là sự thóng nhất của hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, qui định lẫn nhau. Mỗi mặt ấy lại lấy mặt đối lập kia làm tiền đề tồn tạI cho mình.
V.I Lenin viết: “Sự phân đôi của cái thống nhất và nhận thức các bộ phận đối lập của nó... đó là thực chất... của phép biện chứng.”
Thực ra, sự vật không có lúc nào là một cái gì đó thống nhất tuyệt đối rồi sau mới chia thành hai, mà bao giờ nó cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập. Vậy, sự thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là sự “tương đối” tạm thời, nó có điểm khởi đầu và điểm kết thúc.
Mỗi sự vật hay hiện tượng là một thể thống nhất của các mặt đối lập, các mặt đó liên hệ với nhau nhưng vì chúng là những mặt có tính chất đối lập nhau, có khuynh hướng phát triển tráI ngược nhau , nên chúng không nằm yên ở bên nhau mà bàI trừ lẫn nhau, phủ định lẫn nhau. Đó là sự đấu tranh của các mặt đối lập. Đấu tranh diễn ra khi thống nhất được thiết lập cho đến khi mất đI để thiết lập một thể thống nhất mới. Quá trình đó diễn ra liên tục, tạo thành xu hướng phát triển nhày càng cao, ngày càng hoàn thiện của sự vật. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là “vĩnh viễn tuyệt đối”.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là quá trình phức tạp và được chia thành nhiều giai đoạn. được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong một mâu thuẫn cụ thể, hai mặt đối lập không phảI lúc nào cũng đấu tranh gay gặt, mà thông thường chúng thường cắt đầu từ sự khác biệt, sau đó dẫn tới đối lập, tiếp theo là xung đột, cuối cùng mới là mâu thuẫn. Và chỉ có hai mặt khác nhau nào liên hệ với nhau, có khuynh hướng phát triển đối lập nhau thì mới hình thành mẫu thuẫn. Khi có đầy đủ những mâu thuẫn sẽ xảy ra sự chuyển hoá cuối cùng giữa 2 mặt đối lập, cả 2 đều có sự thay đổi. Khi đó mâu thuẫn được giảI quyết. Sự chuyển hoá cuối cùng là bước phát triển tất yếu, là sự kiện quan trọng nhất trong quá trình vận động giải quyết mâu thuẫn. Nhờ có sự chuyển hoá cuối cùng. Mâu thuẫn trở thành nguồn gốc, động lực của mọi sự phát triển.
V.I. Lênin viết:
“Phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”
Không có sự đấu tranh của các mặt đối lập thì không có sự xuất hiện, phát triển, giảI quyết mấu thuẫn, do đó cũng không có sự chuyển hoá mâu thuẫn này sang mâu thuẫn khác, không có sự chuyển hoá từ sự vật này sang sự vật khác.
II. Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã lựa chọn từ đại hội VI (1986) đến nay đã từng đi vào cuộc sống của mọi người. Thực tiễn trong những năm qua đã chứng minh rằng sự lựa chọn của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, là phù hợp với sự phát triển khách quan của đất nước ta.
Một trong những vấn đề cơ bản nhất góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đó là sự chuyển đổi mô hình kinh tế của nước ta, từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần (hay là kinh tế thị trường). Thực chất của sự chuyển đổi mô hình kinh tế đó là sự phát triển một nền kinh tế thị trường dưới sự định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong nghị quyết Đại hội Đảng VII, Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ kinh tế - xã hội mà trong đó, sản xuất và táí sản xuât gắn chặt với thị trường, tức là gắn chặt với quan hệ hàng hoá tiền tệ, với quan hệ cung cầu... Trong nền kinh tế thị trường nét biểu hiện có tính chất bề mặt đời sống xã hội là quan hệ hàng hoá. Mọi hoạt động xã hội đều phải tính đến quan hệ hàng hoá, hay ít nhất thì cũng phải sử dụng các quan hệ hàng hoá khác như là mặt khâu trung gian.
Nếu như trước đây, nền kinh tế nước ta chỉ có một kiểu sở hữu quốc doanh và tập thể, thì sau khi đối với, cùng với các thành phần sở hữu chủ đạo còn có các thành phần sở hữu khác. Những hình thức sở hữu đó không hẳn đã đồng bộ với nhau mà đôI khi còn mâu thuẫn với nhau. Nhưng xét tổng thể, thì chúng đều là những mặt khách quan của nền kinh tế.
Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo sự định hướng xã hội chủ nghĩa là điều không cần bàn cãi. Nhà nước ngoài việc trực tiếp quyết định những vấn đề bản thân nên kinh tế còn đóng vai trò trung gian giữa các vấn đề kinh tế với các vấn đề xã hội. Nhà nước với các chính sách, luật lện của minh, một mặt, có khả năng làm cho nền kinh tế đạt tới một sự tăng trưởng nhất định, có hiệu quả, nhưng mặt khác lại phải giải quyết những vấn đề do sự tăng trưởng đó sinh ra. Tóm lại, chìa khoá để đáp ứng những nhu cầu phức tạp và mâu thuẫn nhau của xã hội nằm trong tay bộ máy quản lý vĩ mô của xã hội, đó chính là Nhà nước. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. sự chỉ đạo của nền kinh tế Nhà nước đối với các thành phần kinh tế khác được thể hiện ở nhiều mặt: Kinh tế Nhà nước có thể là lực lượng nắm bắt các yết hầu kinh tế, cũng có thể là lực lượng chi phối đặc biệt; kinh tế Nhà nước đảm bảo những tư liệu sản xuất chủ yếu phải thuộc về toàn xã hội, phục vụ cho lợi ích của cả cộng đồng.
Trong quá trình đổi mới, nền kinh tế nước ta nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa nhu cầu ra đời nền kinh tế mới với nền kinh tế cũ. Trong suốt một thời gian dàI, nước ta đã không nhận thức đúng vai trò của sản xuất hàng hoá, của nền kinh tế thị trường, đã đồng nhất hình thức sở hữu với hình thức tổ chức kinh tế và thành phần kinh tế, coi nhẹ, thậm chí phủ nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường, phủ nhận quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Chúng ta đã tách rời sản xuất hàng hoá với trường, vì chúng ta cho thị trường là phạm trù riêng của chủ nghĩa tư bản. Chính vì thế, chúng ta không tạo được động lức để phát triển sản xuất, vô tình hạn chế việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lao động thấp, gây rối loạn và ách tắc trong lĩnh vực phân phối, lưu thông, làm cho nền kinh tế rơI vào tình trạng kém năng động, trì trệ. Do đó nhu cầu ra đời một nền kinh tế mới là một tất yếu khách quan. Khi giảI quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu ra đời nền kinh tế mới với nền kinh tế cũ thì nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời.
Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội luôn có mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển nền kinh tế với kiến trúc thượng tầng như chính trị, pháp luật, văn hoá... Như ta đã biết, cơ cấu nền kinh tế của xã hội chính là cơ sở hạ tầng của xã hội đó. Mà cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng luôn có quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự đổ mới nền kinh tế của chúng ta, những biến đổi về cơ cấu nền kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế nhất định sẽ gây ra những biến đổi trong cơ cấu dân cư, trong cơ cấu giai cấp - xã hội. Việc đó in dấu ấn vào trong hệ thống chính trị của nước ta. Chúng ta khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế tư nhân nhưng phải chịu sự điều tiết, chỉ đạo của kinh tế Nhà nước. Chúng ta mở cửa, “sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới” để đa dạng hoá nền kinh tế...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V [Free] Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Mâu thuẫn biện chứng với việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
S [Free] VẬN DỤNG MỐI LIÊN HỆ MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỂ GIẢI QUYẾT Tài liệu chưa phân loại 0
G [Free] Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
M Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCH ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
B Những mâu thuẫn biện chứng của quá trình hội nhập vào tổ chức thế giới WTO của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Mâu thuẫn biện chứng với quá trình xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Mâu thuẫn biện chứng và những biểu hiện của nó trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướn Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top