daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Bài giảng lịch sử mỹ học trung hoa thời phong kiến
Ở Khoa Ngữ văn các Trường Đại học Đa ngành, mỹ học được coi là một trong những môn học cơ sở hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu văn chương. Cũng như bất cứ ngành khoa học nào khác, chúng ta cần tìm hiểu mỹ học từ hai phương diện: cấu trúc và lịch sử. Bởi vậy, trong chương trình mỹ học, phần Nguyên lý mỹ học và phần Lịch sử mỹ học đều đồng thời được coi trọng.

Đáng tiếc là ở nước ta hiện nay vẫn chưa có bộ giáo trình mỹ học chính thức nào khả dĩ đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng tăng của sinh viên. Đặc biệt, tài liệu phục vụ cho việc học tập và giảng dạy phần Lịch sử mỹ học nhất là Lịch sử mỹ học phương Đông còn rất tản mạn và thiếu thốn. Cho nên hiện nay việc biên soạn một bộ giáo trình mỹ học hoàn chỉnh thực sự là một đòi hỏi cấp thiết không chỉ đối với bất cứ trường đại học có xu hướng đa ngành nào. Do vậy, Tổ bộ môn Lý luận – Mỹ học thuộc khoa Ngữ văn mạnh dạn viết bộ giáo trình này. Mở đầu là tập Lịch sử mỹ học Trung Hoa thời phong kiến do PGS – TS. PHẠM QUANG TRUNG, Chủ nhiệm Bộ môn biên soạn.

Công việc bước đầu lớn lao và phức tạp này chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tui rất mong nhận được nhiều đóng góp quý báu của các nhà mỹ học và các bạn đồng nghiệp xa gần.

Đà Lạt, tháng 5/1986

TỔ BỘ MÔN LÝ LUẬN – MỸ HỌC

——————————————————

Mỹ học Trung Quốc trong xã hội chiếm hữu nô lệ chưa có gì đáng kể. Nhưng trong suốt mấy ngàn năm phong kiến nó luôn tiến triển và đã ghi được nhiều thành tựu khả quan. Đối với lịch sử mỹ học nhân loại, tư tưởng thẩm mỹ của Trung Quốc thời này giữ một vai trò đặc biệt. Do hoàn cảnh lịch sử riêng quy định, mỹ học Trung Quốc có nhiều điểm độc đáo khác biệt với mỹ học phương Tây. Trung Quốc lại là một nước lớn, có nền văn minh lâu đời. Ảnh hưởng của nền văn hóa, văn minh cổ Trung Hoa tới các nước châu Á, nhất là các nước Đông Nam Á thật rõ rệt và sâu sắc. Việc nghiên cứu mỹ học Trung Quốc vì vậy vừa để nhận thức một nền mỹ học đặc sắc vừa nhằm góp phần tìm hiểu mỹ học và nghệ thuật các nước châu Á trong đó có Việt Nam chúng ta.
Quan niệm của Tư Không Đồ không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi thi ca, văn chương mà còn ảnh hưởng tới các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ. Đương thời có tác phẩm Các phạm trù về hoạ của một nhà lý luận hội hoạ. Tác phẩm này hoàn toàn vận dụng quan điểm của Tư Không Đồ, mà xét cho cùng, là tư tưởng của Lão giáo vào một loại hình nghệ thuật rất phát triển thời đó.

Vào thời Tống, quan điểm mỹ học “thoát ly hiện thực” được Nghiêm Vũ phát triển. Thực ra ông chịu ảnh hưởng của Phật giáo hơn là Lão giáo. Ông đã mượn đạo Thiền để so sánh với thơ: “Đạo Thiền ở chỗ diệu ngộ, đạo thơ cũng ở chỗ diệu ngộ”. Và trong Thương lượng thi thoại, ông giải thích “diệu ngộ” như sau: “Cái diệu xứ của nó trong suốt, lung linh, không thể bắt lấy được, như thanh âm giữa trời, sắc đẹp trong dung nhan, ánh trăng dưới đáy nước, hình ảnh trong gương, lời có hạn mà ý vô cùng”. Theo ông, thơ Đường hay là vì lẽ đó. Nếu không nên trần tục, tầm thường hoá thơ thì cũng đừng nên thần bí hoá thơ như vậy. Từ đó, Nghiêm Vũ đi thẳng đến quan niệm “bất khả thi” trong mỹ học. Với ông, thơ là “vật tự nó”. Cũng trong Thương lượng thi thoại, ông cả quyết: “Thơ có tài riêng, không liên quan tới sách, thơ có thú riêng không liên quan đến lý, nó tuyệt nhiên không rơi vào giải thích”. Vì sao? Vì, “ngôn hữu tận nhi ý vô cùng”. Ta nhớ đến câu nói với Trang Tử mà chắc chắn Nghiêm Vũ chịu ảnh hưởng trực tiếp: “Ý chi sở tuỳ giả, bất khả dĩ ngôn truyền đã” – Cái chỗ ý theo đến, không thể lấy lời truyền được. Mặc dầu có chịu ảnh hưởng của Phật giáo, cái “diệu ngộ” của Nghiêm Vũ cũng tương tự như cái “thần vận” của Tư Không Đồ, và về cơ bản cả hai ông đều có xu hướng thần thánh hoá thơ và nhà thơ.

Sang thời Minh, quan niệm “thoát ly hiện thực” có sự diễn biến mới. Nó phần nào thoát ly tư tưởng Lão – Phật và gắn nhiều hơn với “tâm học” của Vương Dương Minh. Ba anh em họ Viên thuộc phái Công an chủ trương gốc của thơ là ở “tính linh” (tính tình và linh cảm). Bởi thế khi đề tựa tập thơ Tệ kíp tập của Viên Hoằng Đạo, Giang Tiến Chi viết: “Linh là gốc ở cái lòng, ngụ ở cảnh giới, cảnh giới có cảm xúc lòng có thể hút lấy, điều mà cõi lòng muốn thổ lộ thì tay có thể truyền ra”. Quan niệm này có yếu tố trừu tượng duy tâm chủ quan.

Phái Cánh lăng tiêu biểu là Chung Tinh (1572 -1624) lại đi xa hơn. Họ đề cao nỗi “cô hoài”: “Thơ văn của chúng tui đến chỗ hoang vắng không người”. Có như vậy, thơ mới biểu hiện được “tâm tình riêng”, vẻ đặc sắc riêng vốn là phong cách “cô tịch âm u” như họ nói. Khuynh hướng ấy chắc chắn sẽ đưa họ tới chủ nghĩa hình thức. Họ coi trọng việc dùng những chữ lạ, gieo những vần hiếm, đặt những câu kỳ quặc. Chẳng hạn họ viết:

Ngư xuất thanh trung lập
Hoạ khai ảnh ngoại thiên

Tạm dịch là:

Cá ra đứng giữa tiếng động
Hoa nở xuyên qua ngoài bóng

Công an và Cánh lăng đều muốn tìm cái khác lạ trong thơ, nhưng do điểm xuất phát sai lầm nên cả hai đều rơi vào cá nhân cực đoan.

Vương Sỹ Trinh (1634 – 1711) đời Thanh lại trở về với thuyết “thần vận” của Tư Không Đồ cùng thuyết “diệu ngộ” của Nghiêm Vũ. Ông viết trong Ngư dương thi thoại: “Cái thần vận là tự nhiên không thể nắm bắt được như ‘Bến qua sông vắng cây mờ…’ của Trịnh Mạnh Dương vậy”. Cũng trong tác phẩm này, ông còn nói: “Nhà thiền thì nói về ngộ cảnh, nhà thơ nói về hoá cảnh, thi thiền nhất trí, không khác nhau”. Không những chỉ nhắc lại ý mà ông còn dùng lại lời của tiền nhân. Với cái nhìn đó, ông đi vào phê bình thơ Đường. Theo Vương Sỹ Trinh thơ của bậc thi tiên Lý Bạch và thi thánh Đỗ Phủ chỉ là thứ thơ “khô cằn kém tươi vui”. Ông chỉ tán dương loại thơ của các “thi Phật” như Vương Duy. Ông cho rằng thơ của Vương Duy là “không thể phán đoán điều gì”. Đúng như đánh giá của Viên Mai, Vương Sỹ Trinh “ra sức tô vẽ dung mạo thành ra thơ giả dối” và “chính vì giả dối cho nên không thích cái thật của Lý Bạch, Đỗ Phủ” (Tuỳ Viên thi thoại).

Nhìn chung khuynh hướng mỹ học “thoát ly hiện thực” nói trên rất phức tạp. Nó chịu tác động của nhiều nguồn tư tưởng. Bên cạnh ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang là chính, còn có ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Vương Dương Minh. Tác động của quan niệm mỹ học này tới lý luận và sáng tác nghệ thuật chủ yếu là tiêu cực. Vì vậy, nó hầu như đã gây nhiều phản ứng chính đáng từ các nhà mỹ học và các nhà nghệ thuật chân chính ở các triều đại.

*

Như vậy, trải qua thời phong kiến, hầu như ở triều đại nào mỹ học Trung Quốc cũng sản sinh ra được những nhà lý luận nổi tiếng với những tác phẩm lý luận xuất sắc. Các trào lưu tư tưởng phản ánh tình trạng và mối tương quan giai cấp trong xã hội vừa đấu tranh vừa tác động qua lại rất phức tạp. Tuy nhiên, ảnh hưởng của từng xu hướng mỹ học tới nền nghệ thuật phong phú và độc đáo của Trung Quốc có sự khác nhau về mức độ, phạm vi và nhất là về tính chất. Quan điểm hiện thực và nhân dân là di sản quý báu nhất, là đóng góp xứng đáng nhất của tư tưởng mỹ học Trung Quốc vào tư tưởng nhân loại.

————————————-

Tài liệu tham khảo:

I. Sách

1.Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô – Nguyên lý mỹ học Mác Lênin (Phần I) – Nxb Sự thật – Hà Nội, 1961.
2. Nhiều tác giả – Từ trong di sản… – Nxb Tác phẩm mới – Hà Nội, 1981.
3. Phương Lưu – Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam – Nxb Giáo dục – Hà Nội, 1985.
4. Trần Văn Giàu – Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám (Tập I) – Nxb Khoa học Xã hội – Hà Nội, 1973.
5. Lê Đình Kỵ – Tìm hiểu văn học – Nxb Thành phố Hồ Chí Minh – 1974.
6. Trương Chính … Giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc (Tập II) – Nxb Giáo dục – Hà Nội, 1962.
7. Hầu Ngoại Lư, Triệu Kỷ Bân, Đỗ Quốc Tường – Bàn về tư tưởng cổ đại Trung Quốc – Nxb Sự thật – Hà Nội, 1961.
8. Đổng Tập Minh – Sơ lược lịch sử Trung Quốc – Nxb Ngoại văn – Bắc Kinh, 1963.
9. V.Tatarkêvích – Mỹ học cổ đại (Tiếng Nga) – Nxb Nghệ thuật – Mátxcơva, 1977.
10. K. Gôlưizina – Lý luận văn chương kiều diễm ở Trung Quốc TK XIX – đầu thế kỷ XX (tiếng Nga) – Nxb Khoa học – Mátxcơva,1971.

II. Tạp chí

1. N. Kônrát – Về khái niệm văn học ở Trung Quốc – Nghiên cứu Nghệ thuật, số 5 và 6.1981.
2. Nguyễn Hụê Chi – Từ nghĩa rộng và hẹp của hai chữ “văn học” trong quá khứ đến việc phân loại các loại hình văn học thời Lý Trần – Tạp chí Văn học – 5.1976.
3. Phương Lựu – Vài nét về lý luận văn học và mỹ học cổ điển Trung Quốc – Tạp chí Văn học – 9.1971.
4. Phương Lựu – Viên Mai và lý luận thơ cổ Trung hoa – Tạp chí Văn học – 1.1973.
5. Phương Lựu – Hết chữ nghĩa đến lý luận – Tạp chí Văn học – 1.1976
6. Phương Lựu – Giới thiệu “Văn tâm điêu long” của Lưu Hiệp – Thông báo Nghệ thuật – 12. 1975.
7. Phương Lựu – Chung quanh vấn đề “văn dĩ tải đạo” – Tạp chí Triết học – 5.1967.
8. Trần Lê Sáng – Thử tìm hiểu quan niệm “thi dĩ ngôn chí” của nhà Nho – Tạp chí Văn học – 1.1793.
9. Trần Nghĩa – Góp phần tìm hiểu “văn dĩ tải đạo” trong văn học ta – Tạp chí Văn học – 2.1976.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hạ Long và phụ c Khoa học Tự nhiên 0
G Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
A Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài rèn luyện tập phần hóa học hữu cơ lớp 12 Trung học ph Luận văn Sư phạm 0
S Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy cho các bài luyện tập phần hóa học vô cơ lớp 9 nhằm tích cực hóa Luận văn Sư phạm 0
M Nghiên cứu việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu của sinh viên năm thứ tư khoa tiếng Pháp trường Đại Ngoại ngữ 0
U nghiên cứu việc sử dụng các chiến lược nghe nhằm cải thiện kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên các lớp c Ngoại ngữ 0
K Nghiên cứu việc sử dụng các chiến lược học từ vựng của sinh viên không chuyên tiếng Anh trường Cao đ Ngoại ngữ 0
M Nghiên cứu việc sử dụng chiến lược đọc hiểu của học sinh không chuyên Anh ở trường THPT Chuyên. M.A Ngoại ngữ 0
D Các chiến lược sinh viên trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế, trường Đại Học Điện Lực sử dụng trong Ngoại ngữ 0
C Mối quan hệ giữa việc sử dụng các chiến lược học từ vựng với tính tự chủ của sinh viên không chuyên Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top