hungcay_29

New Member
Download Luận án Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam

Download miễn phí Luận án Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam





Biên độ bán phá giá là khoảng chênh lệch có thể tính được giữa giá thông thường
của hàng hóa so với giá xuất khẩu vào Việt Nam[83, k 2 đ2]. Biên độ phá giá có thể
là một số tuyệt đối hay tỷ lệ phần trăm trên giá xuất khẩu. Về ý nghĩa, biên độ phá giá
là cơ sở duy nhất để kết luận hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá hay không và cho
thấy mức độ phá giá của hànghóa nhập khẩu
. Vì thế, biên độ phá giá được sử dụng làm căn c ứ tínhthuế chống bán phá giá.
Về nguyên tắc, cơ quan điều tra xác định biên độ phá giá riêng cho từng người bị
yêu cầu. Tuy nhiên, nếu vụ việc có số lượng người bị yêu cầu hay phạm vi hàng hóa
bị yêu cầu quá lớn, không thể tiến hành xác định biên độ phá giá riêng, cơ quan điều
tra có thể giới hạn phạm vi điều tra để xác định biên độ phá giá riêng đối với một số
người bị yêu cầu hay hàng hóa bị yêucầu. Biên độ bán phá giá áp dụng cho người bị
yêu cầu không được điều tra là biên độ bán phá giá bình quân gia quyền áp dụng cho
người bị yêu cầu được chọn để xác định biên độ bán phá giá riêng



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng dẫn các nước chưa có
kinh nghiệm xây dựng pháp luật bằng việc đặt ra những nguyên tắc pháp lý tiến bộ,
hiện đại. Mặt khác, nó còn là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp giữa các
nước thành viên khi có những nghi ngờ về việc lạm dụng pháp luật chống bán phá giá
xâm hại đến tự do thương mại và là cơ sở để đánh giá sự tương thích của pháp luật
quốc gia với chuẩn mực pháp lý của thị trường chung. Một khi bị kết luận là không
105
phù hợp với những nguyên tắc của ADA, các quy định về thủ tục giải quyết vụ việc
trong pháp luật của các nước phải được sửa đổi, cơ quan có thẩm quyền của các quốc
gia buộc phải hủy bỏ những phán quyến đã ban hành. Thậm chí, các biện pháp trả đũa
có thể được cho phép áp dụng. Ngoài ra, ADA chỉ thiết kế khung pháp lý với những
nguyên tắc cơ bản cho thủ tục giải quyết vụ việc. Các nước được quyền thiết kế cho
riêng mình quy trình cụ thể cho việc điều tra, xử lý theo đặc thù riêng về trình độ phát
triển kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước…. Tình trạng này đã tạo ra nhiều xu hướng
pháp luật với các đặc trưng riêng biệt về cách thức tổ chức bộ máy thực thi pháp luật;
trình tự của các hoạt động điều tra, xử lý vụ việc; cách thức tính thuế chống bán phá
giá… của từng quốc gia.
Thứ năm, kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật chống bán phá giá có
những tác động lớn đến nội dung của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc. Nghiên
cứu pháp luật của các nước có bề dày kinh nghiệm như Canađa, Hoa Kỳ, EU, Nhật
Bản… cho thấy, quy trình điều tra, xử lý vụ việc được thiết kế khá hoàn hảo bằng các
đạo luật và những hướng dẫn thực thi của cơ quan có thẩm quyền. Từng hành động
của cán bộ điều tra, xử lý và những công cụ được sử dụng được dự liệu chi tiết trong
các văn bản hướng dẫn hay giải thích pháp luật.
Tác động của những yếu tố trên đã buộc nhà làm luật phải xây dựng quy trình tố
tụng riêng áp dụng cho các vụ việc chống bán phá giá. Thủ tục điều tra và xử lý vụ
việc không là quá trình điều tra hành vi vi phạm pháp luật để áp dụng các chế tài pháp
lý đối với người vi phạm và cũng không là tố tụng giải quyết các tranh chấp dân sự -
kinh tế thuần túy. Thủ tục giải quyết các vụ việc chống bán phá giá đơn thuần là hoạt
động của các cơ quan có thẩm quyền, của các bên liên quan nhằm xác định các căn cứ
áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bị nghi ngờ đã bán
phá giá vào Việt Nam. Do đó, nội dung của chế định pháp luật này bao gồm:
- Các quy định về hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm quyền bao gồm: quy
định về căn cứ và thẩm quyền ra quyết định điều tra, nội dung và các giai đoạn điều
tra;
- Các quy định về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa
nhập khẩu;
- Quy định về thủ tục rà soát việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
3.1. THỦ TỤC ĐIỀU TRA VỤ VIỆC CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
3.1.1. Việc ra quyết định điều tra theo pháp lệnh chống bán phá giá
3.1.1.1. Các căn cứ tiến hành điều tra
106
Điều 8 Pháp lệnh chống bán phá giá quy định hai trường hợp để cơ quan có thẩm
quyền tiến hành điều tra vụ việc là: (i) điều tra theo yêu cầu của ngành sản xuất trong
nước; và (ii) điều tra theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương.
a. Điều tra theo yêu cầu của ngành sản xuất trong nước
Theo Pháp lệnh chống bán phá giá, khi có yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán
phá giá, cơ quan có thẩm quyền chỉ ra quyết định điều tra nếu thỏa mãn hai điều kiện
sau:
Điều kiện 1: người yêu cầu phải là tổ chức, cá nhân thay mặt cho ngành sản xuất
trong nước, bao gồm các tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất hàng hóa nội địa (gọi tắt là
DN trong nước) hay thay mặt của họ36 [83, Điểm a k1 đ 8].
Cách tiếp cận của PLVN về đối tượng có quyền nộp hồ sơ yêu cầu tương tự với
pháp luật của WTO. Tuy nhiên, ADA còn ghi nhận khả năng mở rộng đối tượng yêu
cầu bằng quy định các nước thành viên nhận thức được rằng tại lãnh thổ của một số
thành viên nhất định, nhân công của các nhà sản xuất trong nước làm các sản phẩm
tương tự hay thay mặt của các nhân công này có thể tự nộp đơn yêu cầu hay ủng hộ
đơn yêu cầu điều tra [39, ghi chú số 14 đ 5.4]. Trên tinh thần đó, Pháp luật Hoa Kỳ
cho phép các nghiệp đoàn của người lao động trong các ngành sản xuất nội địa được
quyền nộp đơn yêu cầu điều tra vụ việc chống bán phá giá [92, tr 1]. Quy định này
được lý giải từ quan niệm hành vi bán phá giá không chỉ gây thiệt hại hay đe dọa đến
quyền lợi của nhà sản xuất trong nước mà còn tạo ra nguy cơ mất việc làm hay suy
giảm thu nhập cho người lao động trong ngành hàng đó. Mặt khác, với địa vị bình
đẳng với giới quản lý nên quyền thay mặt cho ngành sản xuất của người lao động được
pháp luật ghi nhận như một quyền mặc nhiên [47, tr 364]. Pháp lệnh chống bán phá
giá chỉ quy định tổ chức công đoàn hay các tổ chức khác thay mặt cho quyền lợi của
người lao động trong ngành sản xuất trong nước tham gia vào vụ việc chống bán phá
giá với tư cách là người liên quan mà chưa cho phép họ được quyền nộp hồ sơ yêu cầu
[83, k 7 đ 11] [19, đ 17].
Người nộp hồ sơ yêu cầu phải thay mặt cho ngành sản xuất trong nước. Tư cách
thay mặt được cấu thành khi đáp ứng đủ hai yêu cầu:
- Khối lượng, số lượng hay trị giá hàng hoá do người yêu cầu sản xuất hay đại
diện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hay trị giá hàng hoá tương tự của
36 Tổ chức thay mặt cho nhà sản xuất chỉ có thể là hiệp hội ngành hàng trong nước với điều kiện hiệp hội đó đại
diện cho đa số tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá tương tự. Trong trường hợp này, ngoài việc xác
định tính tương tự của các loại hàng hóa có liên quan, cơ quan có thẩm quyền cần thẩm tra tư cách thay mặt theo
số lượng DN là thành viên của hiệp hội trên tổng số lượng DN của toàn ngành hàng trong nước.
107
ngành sản xuất trong nước (còn gọi là quy tắc 25%). Quy tắc này được tính toán theo
tỷ trọng sản lượng (khối lượng, số lượng hay trị giá hàng hóa) của một DN hay tổng
sản lượng của nhiều DN tham gia liên danh nộp đơn trên tổng sản lượng của toàn
ngành.
- Khối lượng, số lượng hay trị giá của hàng hoá do họ sản xuất hay thay mặt và
của các DN trong nước ủng hộ việc nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán
phá giá phải lớn hơn khối lượng, số lượng hay trị giá hàng hoá tương tự của các DN
trong nước phản đối yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (còn gọi là quy tắc
50%). Quy tắc 50% được tính toán trên tổng sản lượng của các DN bày tỏ quan điểm
về đơn yêu cầu (bao gồm các DN phản đối và ủng hộ đơn yêu cầu). Một khi sản lượng
của các DN nộp hồ sơ và các DN ủng hộ lớn hơn sản lượng của các DN phản đối đơn
kiện thì quy tắc này được thỏa mãn ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Câu hỏi và bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật Việt Nam có đáp án rõ ràng Luận văn Luật 0
C Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân : Luận án TS. Luật : 62 38 01 01 Luận văn Luật 0
S Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay : Luận án TS. Luật: 62 38 01 01 Luận văn Luật 0
S Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay : Luận án TS Luật: 62 38 01 Luận văn Luật 0
T Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền : Luận án TS. Luật Luận văn Luật 0
Z Các vùng biển Việt Nam: Chế độ pháp lý và việc phân định : Luận án TS Luật học: 50501 Luận văn Luật 0
M Bảo hiểm trong Nhà nước Pháp quyền : Luận án TS. Luật : 62 38 01 01 Luận văn Luật 0
L Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay : Luận án Luận văn Luật 0
L Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam : Luận án T Luận văn Luật 0
K Cơ chế giải quyết tranh chấp trong tư pháp quốc tế và thực tiễn Việt Nam : Luận án TS. Luật: 62 38 6 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top