Jian

New Member

Download miễn phí Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước





MỤC LỤC
 
Trang
 
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 9
1.1 Công chức quản lý nhà nước và vai trò của công chức quản lý nhà nước 9
1.2 Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước 28
1.3 Sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước 41
1.4 Kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước 48
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 59
2.1 Sự hình thành và phát triển của đội ngũ công chức quản lý nhà nước ở Việt Nam 59
2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước Việt Nam 71
2.3 Đánh giá chung về chất lương đội ngũ công chức quản lý nhà nước 92
2.4 Nguyên nhân của những bất cập về chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước Việt Nam 95
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CNH - HĐH ĐẤT NƯỚC 110
3.1. Quan điểm về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước 110
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước 113
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
PHỤ LỤC
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uận án). Bao gồm những người có chức danh từ phó phòng (hay tương đương) ở các sở, ngành thuộc Uỷ ban nhân dân của 3 tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Đồng Nai thay mặt cho ba miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam.
Tổng số phiếu điều tra hợp lệ là 124 (chiếm 82,67% tổng số phiếu phát hành), trong đó 40 phiếu thuộc tỉnh Thái Nguyên, 45 phiếu thuộc tỉnh Đồng Nai và 39 phiếu thuộc tỉnh Quảng Trị. Tất cả những người được điều tra đều có trình độ chuyên môn đại học trở lên, tuổi bình quân 48,3 tuổi, trong số 124 người đã trả lời phiếu điều tra có 25 nữ chiếm 20,2%. Phiếu điều tra và kết quả điều tra được thể hiện ở phụ lục 2 của Luận án.
2.2.1. Chất lượng công chức quản lý nhà nước theo trình độ đào tạo
Theo kết qủa điều tra tháng 2/2000 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội Vụ) để chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch đào tạo công chức nhà nước, trong tổng số 15.997 công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp Bộ, ngành, tỉnh, vụ, huyện được điều tra có tỷ lệ đã qua đào tạo đại học, cao đẳng là 76,95%; số chưa qua đào tạo đại học, cao đẳng còn chiếm tỷ lệ khá lớn là 23,05%. Điều đó cũng có nghĩa là có tới 23,05% giữ vị trí chủ chốt trình độ đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa công chức quản lý nhà nước ở trung ương, tỉnh và huyện: ở các bộ, ngành tỷ lệ chưa qua đào tạo đại học, cao đẳng là 10,8%; ở cấp vụ là 11,3%; ở cấp tỉnh là 24% và ở cấp huyện tỷ lệ cao nhất lên tới 40% (Biểu 2. 2)
Về trình độ lý luận chính trị, trong số các cán bộ công chức quản lý nhà nước giữ vị trí từ phó phòng (hay tương đương) trở lên được điều tra có tới 71,34% đã qua lớp bồi dưỡng lý luận chính trị trung và cao cấp; Trong đó đối với cán bộ từ phó phòng (hay tương đương) trở lên cấp tỉnh 88,5%; sau đó đến cán bộ từ phó phòng (hay tương đương) trở lên cấp bộ, ngành là 82%; công chức từ phó phòng (hay tương đương) trở lên cấp huyện là 55,5% và tỷ lệ tham gia ít nhất là đối với cán bộ từ phó phòng (hay tương đương) trở lên cấp vụ mới đạt 39%.
Về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, cũng theo báo cáo này có tới 59,94% chưa qua các lớp đào tạo về quản lý hành chính nhà nước, tỷ lệ này có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm công chức chủ chốt. Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ khá cao công chức chưa tham gia đào tạo về hành chính nhà nước. Tỷ lệ tham gia thấp nhất ở nhóm công chức lãnh đạo cấp bộ, ngành (mới được 24,3%) tiếp theo đó là lãnh đạo cấp vụ (tỷ lệ tham gia mới đạt 28,6%); trong khi đó công chức lãnh đạo cấp tỉnh đạt 48,7% và cấp huyện đạt 45
Biểu 2.2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức
quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt (năm 2000)
Đối tượng
Trình độ chuyên môn
Trình độ lý luận
chính trị
Kiến thức
Quản lý HCNN
Trình độ CĐ, ĐH trở lên
Chưa qua đào tạo CĐ, ĐH
Trình độ TC&CC
Chưa qua ĐT, BD
Đã qua ĐT, BD
Chưa qua ĐT, BD
Tổng
15.997
12.309
76,95%
3.688
23,05%
11.413
71,34%
4.584
28,66%
6.409
40,06%
9.588
59,94%
Công chức lãnh đạo chủ chốt bộ, ngành: 2800
2500
89,2%
300
10,8%
2300
82%
500
18%
680
24,3%
2120
75,7%
Công chức lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh: 6.802
5170
76%
1632
24%
6020
88,5%
780
11,2%
3310
48,7%
3490
51,3%
Công chức lãnh đạo cấp vụ: 2.795
2479
88,7%
316
11,3%
1093
39%
1704
61%
799
28,6%
1998
71,4%
Công chức lãnh đạo chủ chốt cấp huyện: 3.600
2160
60%
1440
40%
2000
55,5%
1600
44,5%
1620
45%
1980
55%
Nguồn: Kế hoạch đào tạo công chức của Ban Tổ chức Chính phủ - 2/2000
Từ năm 2000 đến năm 2004, do thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức nên trình độ đào tạo, lý luận chính trị, kiến thức và kỹ năng hành chính nhà nước của công chức quản lý nhà nước Việt Nam nói chung và của công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo nói riêng đã có bước tiến đáng kể. Theo báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương đến cuối năm 2003, đã có 85,7% công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo đạt trình độ đại học và trên đại học; đã có trên 90% công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo đã qua đào tạo lý luận chính trị trung cao cấp; tỷ lệ tham gia các lớp bồi dưỡng về hành chính nhà nước đã đạt được 65%.
- Công chức quản lý nhà nước cấp trung ương:
Trong tổng số 143 cán bộ cao cấp (bộ trưởng, thứ trưởng, tổng cục trưởng), 41,9% có trình độ trên đại học, 53,8% có trình độ đại học. Về lực lượng cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô trong các cơ quan Trung ương ở Việt Nam thì đại bộ phận cán bộ quản lý vĩ mô trong các Bộ hiện nay là những người được đào tạo khá cơ bản về chuyên môn. Số liệu điều tra cho thấy gần 84% số cán bộ đương chức trong các Bộ, ngành hiện nay của Nhà nước đã tốt nghiệp đại học và trên đại học. Tuy nhiên, theo đánh giá của các Bộ, có tới 34% chưa đáp ứng được yêu cầu. Nếu tính riêng từng Bộ, tỷ lệ không đáp ứng được yêu cầu thấp nhất cũng gần 19% và tỷ lệ cao nhất chiếm gần 50%.
Theo kết quả điều tra của Bộ Nội vụ tháng 5/2003 (Biểu 2.3), ở cấp trung ương, đối tượng điều tra là công chức quản lý nhà nước giữ vị trí lãnh đạo (từ phó phòng và tương đương đến cấp thứ trưởng và tương đương) trong tổng số 6.241 người được hỏi có 4.169 người (chiếm 66,8%) tự thấy cho rằng trình độ chuyên môn của mình chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chỉ có 1.763 người (chiếm 28,25%) tự đánh giá đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Về trình độ đào tạo nhiều người đã đạt được trình độ tiến sỹ, nhiều công chức được đào tạo chuyên môn ở các trường đại học nước ngoài trong những năm đổi mới. Đây là nhân tố mới trong đội ngũ công chức quản lý nhà nước ở Việt Nam.
- Công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh
Theo kết quả điều tra của Viện khoa học tổ chức Nhà nước tháng 5/2003 (Biểu 3) với số lượng công chức quản lý được điều tra là 14.029 người, trong đó có tới 8.422 người (chiếm 60,03%) tự đánh giá trình độ chưa tương xứng yêu cầu công việc. Chỉ có 4.935 người (chiếm 35,18%) cho rằng trình độ của họ tương xứng với yêu cầu công việc. Trình độ chuyên môn qua đào tạo của công chức quản lý nhà nước ở cấp tỉnh thể hiện ở biểu 2.4.
Theo kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 23.960 công chức quản lý từ cấp phó phòng và tương đương đến cấp giám đốc sở và tương đương có tới 70,83% có trình độ đại học, có 2,37% có trình độ trên đại học. Đó là kết quả của nhiều biện pháp hữu hiệu mà Đảng và Nhà nước nhằm từng bước nâng cao chất lượng công chức của Nhà nước đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, cũng còn tỷ lệ 1,31% công chức quản lý nhà nước cấp Tỉnh không có bằng cấp, có tới 6.104 người mới có bằng cao đẳng, trung cấp hay sơ cấp chiếm 25,48%. Điều đó cũng có nghĩa là cớ tới 26,79% công chức quản lý nhà nước trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và tiêu chuẩn hoá công chức quản lý nhà nước.
Biểu 2.3: Tự đánh giá v
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Luận án Nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện dị bộ nguồn kép cho hệ thống phát điện đồng trục trên tầu Công nghệ thông tin 0
P Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học : Luận án TS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
K Nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40 Luận văn Luật 0
V Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 5 Luận văn Luật 0
N Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Giang : Luận văn ThS. L Luận văn Luật 0
S Đề án Một số luận cứ khoa học cho việc nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Môn đại cương 0
P Luận án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh ngân h Tài liệu chưa phân loại 0
C Luận án Vấn đề tiềm năng tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sử dụng lò gas nhằm tăng khả năng cạ Tài liệu chưa phân loại 0
B Luận án Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt nam Tài liệu chưa phân loại 0
B Luận án Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top