tctuvan

New Member
Như mọi người đã biết chúng ta có rất nhiều tool phục vụ cho việc lập trình java như JBuilder, Jcreator, Netbean. Tuy nhiên khi máy bạn nào mà xì ke một tí là chạy ì oạch luôn. Mình xin giới thiệu một công cụ dùng để lập trình java cực hay hiện đang được giới lập trình rất yêu thích và cũng là một công cụ được các công ty yêu thích (vì free mà) nhưng chức năng thì không kém gì Jbuilder hay các thứ khác mà thậm chí còn hơn.

Bước 1: Cài đặt JDK
các bạn Download JDK 6 Update 24 with Java EE tại địa chỉ sau:


Sau khi tải về, các bạn cài đặt nó như chương trình bình thường, tới bước cấu hình domain các bạn cứ Skip nếu không hiểu rõ về nó



Bước 2: Thiết lập JAVA_HOME.
Đối với windows 7 :
Desktop - >MyComputer -> chuột phải chọn Properties -> Advance system setting.

Cửa sổ mới hiện ra chọn thẻ advance - > Chọn Enviroment Variable
các bạn làm theo thứ tự như hình dưới

Ở thứ tự thứ 5, các bạn điền vào đường dẫn mà các bạn đã cái bản download bên trên. Mặc định mình cài là


Code:
C:\glassfish3
các bạn điền thêm vào bên phải giá trị value


Code:
;C:\glassfish3\jdk\bin\
Lưu ý dấu ; ở đầu và dấu \ ở cuối nha

các bạn vào Run cmd rồi gõ vào java nếu thấy có bảng hướng dẫn lệnh xuất hiện thì ok.

Sau đó gõ tiếp javac thấy bảng hướng dẫn lệnh thì có nghĩa bạn đã hoàn thành việc cài Java

Bước 3: Download Eclipse
Nên chọn bảng có dung lượng cao nhất cho đầy đủ chức năng (Eclipse IDE for Java EE Developers)



các bạn chọn phiên bản 32bit hay 64 bit tùy vào HĐH đang xài
Sau khi download về các bạn giải nén sẽ được thư mục eclipse, bạn có thể để thư mục này ở đâu tùy thích.
các bạn chạy file eclipse.exe trong thư mục eclipse để khởi động eclipse


Đây là màn hình đầu tiên của Ecipes sau khi khởi động


Bạn bấm dấu x cạnh chữ welcome để bỏ qua phần này, bạn sẽ thấy màn hình làm việc sau:


Tới đây, các bạn đã cài đặt thành công Java & Eclipes để bắt đầu lập trình với Java.

Bài viết được post duy nhất tại sinhvienit.net




Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn viết chương trình đầu tiên bằng java. Nếu các bạn đã học lập trình hướng đối tượng thì đây là 1 lợi thế.

Sau khi khởi động Eclipse, các bạn vào Menu File -> New -> Java Project


Cách khác: File ->New->Project->Java ->Java Project.

Sau đó các bạn nhập tên project vào ô project name rồi bấm Finish:


Tiếp theo, chúng ta sẽ tạo thêm 1 class (Vì java là hướng đối tượng thuần túy nên tất cả đều phải trong class). Tuy nhiên, trong bài này, mục tiêu của chúng ta là viết được 1 chương trình xuất ra chữ Hello World nên đây cũng là class chứa hàm main (Hàm sẽ kích hoạt chương trình, khi bắt đầu chương trình chạy thì hàm này sẽ được gọi đầu tiên).



Ở ô Source Folder chúng ta chọn nơi lưu file định nghĩa class này.
Ở ô Name, chúng ta nhập tên của class
Ở ô Modifiers, chúng ta nhập access level của class (* Sẽ giải thích ở cuối bài)
Vì đây là class chứa hàm main luôn, nên chúng ta check chọn public static void main(String[] args)
Cuối cùng bấm Finish



Bân giờ chúng ta sẽ nhập code cho chương trình đầu tiên này.


các bạn lưu ý ở dòng đâu tiên, import java.io.*
Cái này gần tương đương với các bạn #include trong C++ đó
Trong hàm main ta có 2 dòng lệnh

Code:
System.out.println("Hello World. Welcome to SinhVienIT.Net");
System.out.print("Tutorial By Vũ Thanh Lai");

Dòng đầu tiên sẽ xuống dòng sau khi xuất. CÒn dòng thứ 2 thì không xuống dòng.
các bạn bấm Run để chạy thử chương trình. Kết quả chương trình sẽ xuất ra ở khung console, COsonlse của thằng này hơn những thằng khác là các bạn xài Unicode thoải mái nhé

Lưu ý khi lưu:


các bạn nên chọn UTF-8, không phải vì chỉ có UTF-8 mới hiện dấu tiếng việt được mà là do nó thích hợp cho người việt mình, các bạn sẽ gõ dấu tiếng việt khó khăn khi sử dụng kiểu mã hóa ký tự khác

Giải thích Access Level:
public
Theo ngầm định, một lớp chỉ có thể được sử dụng bởi các lớp khác trong cùng một gói(package)(Cái này sẽ giải thích chi tiết ở bài sau). Bổ từ public cho biết rằng lớp đó có thể đựơc sử dụng bởi bất cứ lớp nào không quan tâm tới gói của nó.
abstract
Bổ từ này chỉ ra rằng lớp không cho phép thể hiện(instantiate).
VD: bạn có class NGUOI{}
Bạn khai báo
Code:
NGUOI ng1=new NGUOI();

thì ng1 là 1 thể hiện của class NGUOI




Hôm trước, chúng ta đã có thể xuất dữ liệu ra màn hình. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn tiếp phần nhận giữ liệu từ bàn phím.

các bạn tạo 1 project mới, tạo thêm 1 class và có hàm main là hàm chính (Xem bài trước)
Sau đó, các bạn nhập code sau

Code:
import java.io.*;

public class TenClass {

    /**
	* @param args
	*/
    public static void main(String[] args) throws Exception{
	   System.out.println("Hello World. Welcome to SinhVienIT.Net");
	   System.out.println("Tutorial By Vũ Thanh Lai");
	   System.out.println("-----------------------------------------");
	   System.out.print("Thử nhập 1 chuỗi:");
	   BufferedReader in = new BufferedReader(new InputStreamReader(System.in));
	   String str=in.readLine();
	   System.out.println("Bạn vừa nhập :"+str);
	   System.out.println("Nhập tiếp 1 số nào: ");
	   str=in.readLine();
	   int soa=Integer.parseInt(str);
	   System.out.println("Nhập tiếp 1 số nữa nào: ");
	   str=in.readLine();
	   int sob=Integer.parseInt(str);
	   int tong=soa+sob;
	   System.out.println("Tổng 2 số vừa nhập là: "+tong);
	   
    }

}

các bạn lưu ý phần
throws Exception

Nếu không có phần này các bạn sẽ bị báo lỗi. Vì sao thì các bài sao mình sẽ giải thích ở phần ngoại lệ. Ở đây chúng ta chỉ chú ý đến các lấy giữ liệu ở bàn phím mà thôi
Đâu tiên, chúng ta tạo mới 1 đối tượng nhập đọc dữ liệu

BufferedReader in = new BufferedReader(new InputStreamReader(System.in));

Từ đó trở đi, để đọc 1 dòng dữ liệu từ bàn phím thì chúng ta dùng cách ReadLine() của nó.
cách này trả về 1 String vì vậy ta khai báo 1 biến kiểu String để lưu lại. Lưu ý, đối tượng in này ta chỉ cần khai báo 1 lần là đủ, khi cần đọc ta cứ gọi cách readline của nó

String str=in.readLine();

Tuy nhiên, không phải khi nào ta cũng cần chuỗi, có đôi lúc ta cần lấy số để tính toán. Do đó ta dùng cách ParseInt để chuyển 1 chuỗi sang 1 số nguyên



int soa=Integer.parseInt(str);

Để xuất 1 biến ra màn hình console, ta dùng lệnh



System.out.println(tênbiến);

Còn khi muốn xuất cả chuổi và biến thì ta làm như sau:



System.out.println("Nội dung chuỗi" + tênbiên1+tenbiến2);

Ở đây dấu + là phép nối chuỗi, các bạn lưu ý, là nối chuỗi chứ không phái xuất liên tiếp
VD:



int a=6;
int b=7;
System.out.println("Tổng: " + a+b);

Kết quả sẽ là: Tổng : 67 chứ không phải Tổng: 13 đâu nhé



Qua 3 bài đầu tiên này, hy vọng các bạn đã làm quen được với eclipse cũng như cách nhập xuất dữ liệu trên java. Ở bài sau chúng ta sẽ bắt đầu học ngôn ngữ này. Và cũng tiếp tục trên console. các bạn ắt sẽ thắc mắc, cái giao diện console đó để làm gì? Sao không dùng giao diện form.? Rồi chúng ta sẽ dùng form,còn console để chúng ta làm quen với các cấu trúc điều khiển và câu lệnh



Xem thêm các cuốn giáo trình:
Giáo trình Lập trình mạng Java
Giáo trình Lập trình Java - ĐH Công nghệ
 

daigai

Well-Known Member
Ý bạn là sẽ đồ họa á? Eclipse không có khả năng về cái này đâu.

Còn đây là hướng dẫn vẽ hình tròn bằng code.

You must be registered for see medias
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top