t.lengoctu

New Member

Download miễn phí Kinh nghiệm áp dụng Object Oriented trong lập trình Java





Action Interface
Action interface kế thừa từ ActionListener interface, điều này có nghĩa là khi bạn implements interface này bạn phải định nghĩa cách actionPerformed() và một số cách khác. cách add() của JToolBar, JMenu, JPopupMenu nhận vào một tham số là đối tượng implements Action interface, khi action được add vào các container này thì container tự động tạo một component tương ứng, ví dụ: khi bạn add một action và JMenu thì một JMenuItem sẽ được tạo ra, add vào JToolBar thì một JButton sẽ được tạo ra. Và lúc này action sẽ trở thành một ActionListener cho component đó. Khi bạn click chọn menu item, hay click chọn button thì
cách actionPerformed() sẽ được gọi. Trong Action định nghĩa sẵn một số hằng số:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đích chính của bài viết này.”
“ Đầu tiên nên tìm hiểu OO được hình thành trong hoàn cảnh nào của việc lập trình“
Trở về thời gian trước khi OO được hình thành, những ngôn ngữ như C, Pascal... dựa trên function hay procedure. Toàn bộ ứng dụng
là một chuỗi các function và procedure, cái này gọi cái kia cho đến khi program chấm dứt.
Ví dụ :
Yêu cầu của một ứng dụng là tìm kiếm dữ kiện của thí sinh đưa vào số báo danh, thì cách phân tích có thể sẽ là:
1. Tạo ra một function để nhập số báo danh.
2. Tạo ra một function để truy tìm dữ kiện dựa trên dữ kiện nhập.
3. Tao ra một function để display kết quả tìm được.
Cách suy nghĩ hay phân tích như vậy gọi là procedural, gồm nhiều sự kiện xảy ra nối tiếp nhau. Cái ưu điểm của cách phân tích này
là intuitive (trực quan). Nó dễ hiểu và gần gũi với suy luận tự nhiên của con người. Chỉ cần khéo léo chia vấn đề thành những
operation nhỏ hơn để giải quyết. Mọi chuyện có vẻ như có thể giải quyết khá dễ dàng với cách phân tích này.
Lấy một ví dụ khác phức tạp hơn. “Bạn được yêu cầu viết ứng dụng simulate hoat động của một chiếc xe đạp. Làm thế nào để chia
nhỏ thành các function hay procedure đây ?” Tất nhiên là được nhưng sẽ khó hơn. Vấn đề sẽ trở nên khó hơn nếu nói đến các hệ thống
phức tạp như xe gắn máy, máy bay…..v.v
Nếu bạn nhìn hoạt động của chiếc xe đạp theo khía cạnh cơ khí máy móc thì nó hòan toàn đơn giản và dễ hiểu. Nó gồm có pedal gắn
liền với đĩa, rồi dây xích, rồi líp, rồi bánh xe. Nó như một cỗ máy cơ khí được tạo thành bởi nhiều bộ phận cơ khí nhỏ và đơn giản.
Nếu bạn có hể lập trình giống như vậy, bằng cách lắp ráp nhiều bộ phận nhỏ đơn giản lại với nhau, bài toán sẽ trở nên đơn giản hơn,
và OO bắt đầu từ suy nghĩ như vậy.
 Đọc tới đây bạn sẽ đặt câu hỏi: “chẳng phải phương pháp procedural ở trên cùng là chia bài toán thành những function
nhỏ hơn hay sao ? Như vậy OO có gì khác biệt hơn ?”
Tất nhiên là có. Function hay procedure là một khái niệm trừu tượng dùng để mô tả hoạt động của một vật cụ thể trong thực tế, trong
khi OO cho phép tạo ra những object dựa trên hay bắt chước theo những vật cụ thể. Do đó những object trong OO được “cụ thể hoá
hơn” và “dễ hiểu hơn”.
Bạn có vẻ chưa tin vào khái niệm OO ! Không sao hết, hãy nhìn vào hoạt động của chiếc xe đạp kỹ lưỡng hơn. Đĩa quay kéo dây xích,
dây xích lại kéo lip. Khái niệm OO sẽ đưa đến 3 object như sau: đĩa, dây xích, lip.
Nhưng làm thế nào bắt chước được hoạt động của chúng ?
Sự tiếp xúc hay truyền động trong thực tế, được mô phỏng trong phần mềm bằng cách: object này gọi các method của object khác.
Nhìn vào ví dụ dưới đây
class DayXich {
// method mô tả sự kéo của dây xích
public void keo(){
}
}
class Dia {
// method mô tả sự quay của đĩa
public void xoay(DayXich dx) {
// đĩa truyền động cho dây xích bằng cách
// gọi method keo()
dx.keo(); }
}
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Method xoay() của Đĩa gọi method keo() của DayXich. Bản thân method xoay() sẽ bị gọi bởi method nào đó, và cứ như vậy tạo thành
hoạt động của cả cổ máy.
Trong OO, khi object A gọi method của object B, thì được gọi một cách văn vẻ là “A send a message to B”, trong thực tế nó chỉ đơn
giản là mô phỏng cách thức các bộ phận tiếp xúc hay truyền động để làm việc với nhau. Như vậy khái niệm OO đưa phần mềm phản
ánh gần gủi và trung thực hơn hoạt động trong thực tế. Người lập trình cũng giống như một kỹ sư cơ khí, thiết kế, chế tạo và lắp ráp
từng bộ phận cho một cỗ máy lớn.
Cách suy nghĩ theo OO đòi hỏi người lập trình phải nhìn cả ứng dụng giống như một cỗ máy đang vận hành, tìm hiểu sự hoạt động
của từng bộ phận, và làm cho chúng cùng làm việc với nhau. Điều này rất quan trọng cần nhấn mạnh một lần nữa: Trước khi có
thể tìm ra các class hay object cần thiết cho một ứng dụng, bạn hãy cố gắng hình dung toàn bộ ứng dụng hoạt động giống như một hệ
thống gồm nhiều chi tiết, bộ phận nhỏ hoạt động ăn khớp với nhau.
Đến đây bạn đã biết được tại sao OO ra đời. Cũng giống như Newton đã phát hiện ra sức hút của trái đất, OO ra đời do sự quan sát và
mô phỏng theo sự làm việc của những hệ thống có sẵn. Mục đích chính của chúng ta vẫn là làm sao tìm ra được những object cần thiết
cho một ứng dụng.
Trong thế giới phần mềm một object trong bất kỳ ứng dụng nào đều có thể là một trong 3 loại: Control, Boundary, Entity. Nếu bạn
chưa hiểu rõ ý nghĩa chúng là gì ? Cũng không sao. Thông thường không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định loại của một object. Xác
định object thuộc loại nào, không phải là yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm object cần thiết cho một ứng dụng.
Thu hẹp hơn cho những ứng dụng về web hay Swing người ta đưa ra khái niệm MVC = Model-View-Controller. Như vậy ta có thể so
sánh như sau:
 Control = Controller
 Boundary = View
 Entity = Model
Thông thường một ứng dụng luôn làm những công việc như sau:
1. Nhập và xuất dữ kiện (input/output).
2. Thay đổi hay kết hợp dữ kiện (manipulate data).
3. Lưu trữ hay truy cập dữ kiện (save or retrieve data from database).
Công việc thứ nhất thường đưa đến những object thuộc loại View, công việc 2 và 3 thường đưa đến object thuộc loại Model. Bạn có
thể nôn nóng đặt câu hỏi:Như vậy Controller cần khi nào ? Câu trả lời sẽ là mọi ứng dụng đều phải có Controller object. Không có
chúng thì ứng dụng sẽ nằm i` ra đó mà không chạy. Điều này được làm rõ khi bạn đọc tiếp theo dưới đây.
View hay Boundary object trong ứng dụng tìm kiếm dữ kiện của thí sinh là những object mà người sử dụng có thể nhìn thấy. Có thể là
JTextField để nhập dữ kiện, có thể là JTable để hiện kết quả truy tìm. Giả sử có 2 ứng dụng A và B chạy độc lập trong đó ứng dụng A
cần dữ kiện được tạo ra từ B, thì View object của A là những object dùng để liên hệ với B để nhận dữ kiện, còn View object của B là
những object xuất dữ kiện cho A hay cho bất kỳ ứng dụng nào khác.
Model hay Entity object thường là những object chứa dữ kiện. Object loại này cũng chứa logic hay những thuật toán thay đổi hay kết
hợp dữ kiện mà nó chứa, và cả việc đưa vào hay lấy ra từ database. Nói một cách đại khái, đây là những object 'knows how to do'.
Trong ứng dụng truy tìm thí sinh, thì nó chính là TableModel dùng để chứa data cho JTable.
Control hay Controller object là những object 'knows what to do next'.
Bạn cũng biết là trong Java mọi method đều phải nằm trong một class. Class chứa method main() là một ví dụ của Control hay
Controller. Chúng cũng thường là những class có những method chứa logic như sau:
if(){
//call some method
}else {
//call some other method
}
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Không có những method này thì ứng dụng không chạy được. Bản thân những method này (hay class chứa nó) chứa đựng algorithm
hay logic của ứng dụng.
Đến đây bạn đã quen thuộc hơn với khái niệm của những object trong phần mềm của một ứng dụng. Bạn có thể liên hệ ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam : Luận văn Luận văn Luật 0
K Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam : Luận văn Luật 0
G Áp dụng thuế chống bán phá giá trong thương mại quốc tế - Kinh nghiệm các nước và bài học đối với Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
D Áp dụng lý thuyết thị trường ngách vào hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm của các DN nước ngoài và th Luận văn Kinh tế 0
S Chính sách tín dụng của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá và khả năng áp dụng kinh nghiệm của H Luận văn Kinh tế 0
J Pháp luật chống định giá lạm dụng của EU, Hoa Kỳ, Việt Nam – So sánh và kinh nghiệm áp dụng cho Việt Luận văn Kinh tế 0
T Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh n Tài liệu chưa phân loại 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Đề thi trắc nghiệm kinh tế quốc tế Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top