Perkinson

New Member

Download miễn phí Kỹ năng tổ chức hoạt động sinh viên tình nguyện





Trong quá trình tổ chức hoạt động của các đội sinh viên tình nguyện,
Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường cần bám sát sự chỉ đạo của tổ
chức Đoàn - Hội cấp trên để kịp thời chủ động đáp ứng các nhu cầu
nhiệm vụ, đồng thời giữ mối liên hệ thường xuyên với các tổ chức, đơn
vị có liên quan để phát huy các nguồn lực tạo điều kiện hỗ trợ thuận lợi
cho các hoạt động của đội sinh viên tình nguyện.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Kỹ năng tổ chức hoạt động sinh viên tình
nguyện
I. Một số khái niệm:
1. Tình nguyện:
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê - 1998): Tình nguyện là "Tự mình
nhận lấy trách nhiệm để làm (thường là việc khó khăn, đòi hỏi phải hy
sinh), không phải do bắt buộc".
Như vậy "Tình nguyện" chỉ hoạt động có tính tự giác cao độ, không
quản ngại khó khăn, gian khổ của cá nhân, tập thể vì lợi ích của xã hội,
cộng đồng.
2. Sinh viên tình nguyện:
Là những sinh viên có tấm lòng nhân ái, có ý thức tự giác và có tinh thần
tình nguyện tham gia hoạt động trong các đội hình thanh niên, sinh viên
tình nguyện, sẵn sàng làm các công việc khó khăn, gian khổ mà không
nhất thiết phải có quyền lợi vật chất cho bản thân.
3. Đội hình sinh viên tình nguyện:
Là tổ chức đoàn kết, tập hợp lực lượng sinh viên tình nguyện, có sức lôi
cuốn mạnh mẽ trên tinh thần tình nguyện, xuất phát từ lòng nhân ái, tính
tích cực xã hội và hoài bão lý tưởng của tuổi trẻ nhằm thực hiện những
nhiệm vụ khó khăn, đột xuất của địa phương, đơn vị vì lợi ích của xã hội
và cộng đồng.
4. Loại hình sinh viên tình nguyện:
Là tập hợp những đội hình sinh viên tình nguyện có những đặc trưng cơ
bản giống nhau về nội dung hoạt động, về thời gian hoạt động hay quy
mô cấp độ tổ chức hoạt động.
5. Phong trào sinh viên tình nguyện:
Là khái niệm chỉ hoạt động xã hội có sức lôi cuốn đông đảo sinh viên
tham gia với tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm cao, không quản ngại
khó khăn gian khổ vì lợi ích của xã hội, cộng đồng, thông qua đó góp
phần giáo dục đạo đức, lý tưởng cho sinh viên và xây dựng tổ chức
Đoàn, Hội vững mạnh.
II. Một số phương pháp và kỹ năng tổ chức các hoạt động tình
nguyện:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động:
1.1. Xác định mục đích, yêu cầu:
Tuỳ tính chất, quy mô, nội dung của từng hoạt động để xác định mục
đích, yêu cầu cụ thể. Cần bám sát mấy yêu cầu sau:
- Phát huy mạnh mẽ tinh thần tình nguyện trong sinh viên góp phần
tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, giải
quyết các vấn đề khó khăn của cộng đồng. Tạo môi trường để sinh viên
rèn luyện, cống hiến, trau đồi thực tiễn, gắn bó, chia sẻ với nhân dân;
đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp, giáo đục TTN; phát triển, củng cố
và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, Hội, Đội.
- Phong trào được tổ chức toàn diện, rộng khắp với nội dung hoạt động
phong phú, hình thức đa dạng nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham
gia. Các hoạt động của phong trào phải được chuẩn bị chu đáo, tổ chức
an toàn, có hiệu quả và mang tính giáo dục cao.
Tập trung chỉ đạo hoạt động tình nguyện tại chỗ và phát huy vai trò của
lực lượng thanh niên địa phương; chú trọng xây đựng các đội hình sinh
viên tình nguyện theo chuyên ngành, lĩnh vực.
1.2. Xác định nội dung hoạt động tình nguyện:
Căn cứ vào nội dung hoạt động, thời gian hoạt động tình nguyện, Đoàn
Thanh niên - Hội Sinh viên trường xây dựng kế hoạch và chương trình
hoạt động cụ thể báo cáo lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương
nơi diễn ra hoạt động tình nguyện để thống nhất triển khai thực hiện các
nội dung. Những nội dung hoạt động cần căn cứ trên mấy yếu tố cụ thể
sau:
- Hoạt động được tiến hành trong thời gian nào: Thường xuyên hàng
ngày (ngoài giờ học của học sinh, sinh viên), trong các nghỉ ngày cuối
tuần hay các đợt cao điểm... từ đó xác định nhiệm vụ cụ thể được phân
công tới từng thành viên để không gây ảnh hưởng tới việc học tập của
sinh viên và phát huy hiệu quả cao trong từng công việc.
- Nội dung hoạt động cần thiết thực, phù hợp với sinh viên và nhu cầu
của địa phương, như:
+ Vệ sinh môi trường.
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
+ Chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục, phát triển văn hoá...
+ Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách, các em
thiếu niên nhi đồng.
+ Xoá đói, giảm nghèo, phổ cập Tin học và Internet,...
+ Củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội. v. v...
- Các hoạt động cần được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa
dạng, phát huy tính tích cực sáng tạo của sinh viên, kết hợp giữa việc ra
quân đồng loạt với việc duy trì thường xuyên các hình thức tổ, nhóm,
phối hợp giữa các lực lượng của đội với các lực lượng quần chúng trên
địa bàn tiến hành điều tra cơ bản nắm tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội
trên địa bàn; kết hợp giữa việc tuyên truyền thường xuyên trên các
phương tiện thông tin với việc tiến hành vận động tới từng hộ gia đình,
từng thành phần đối tượng dân cư để tạo dư luận ủng hộ cổ vũ, lôi cuốn
nhiều người cùng tích cực hưởng ứng tham gia.
1.3. Lựa chọn thời gian và địa bàn triển khai:
- Căn cứ vào tình hình hình thực tế của nhà trường và sinh viên để lựa
chọn thời gian và địa bàn triển khai hoạt động cho phù hợp. Các hoạt
động theo đội hình chi viện các địa phương thời gian không nên dưới 30
ngày; các hoạt động tình nguyện tại chỗ liên tục, mỗi đợt từ 1-2 ngày.
1.4. Khảo sát thực tế:
- Đối với các hoạt động tình nguyện tại chỗ: Lựa chọn các địa điểm ở
gần địa bàn sinh viên sinh sống và học tập như: Giảng đường, ký túc xá,
khu dân cư trường đóng...
- Đối với các hoạt động theo đội hình: Cần tổ chức khảo sát kỹ trước khi
tổ chức hoạt động, như: Điều kiện đi lại, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt,
phong tục tập quán, những công việc cần làm...
1.5. Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo để tổ chức hoạt động:
- Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên các trường cần chủ động tham mưu
đề xuất để nhà trường, chính quyền địa phương hỗ trợ tạo điều kiện giúp
đỡ về thời gian, kinh phí, phương tiện và các điều kiện khác để Đội Sinh
viên tình nguyện tổ chức hoạt động.
- Huy động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nguồn lực cho các hoạt động.
2. Tổ chức các đội hình sinh viên tình nguyện:
- Tổ chức tuyên truyền và vận động thành lập Đội: Thông qua các
phương tiện thông tin, hệ thống loa truyền thanh của địa phương, đơn vị,
thông qua các buổi sinh hoạt, Đoàn - Hội các trường tiến hành tuyên
truyền vận động sinh viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc
sinh viên tình nguyện tham gia tình nguyện góp phần phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, tình nguyện đăng ký tham gia trực tiếp vào các Đội
Sinh viên tình nguyện hay tham gia hỗ trợ các hoạt động của đội thanh
niên, sinh viên tình nguyện.
- Lựa chọn, lập danh sách các đội viên sinh viên tình nguyện; Trên cơ sở
kết quả việc đăng ký tình nguyện của sinh viên và kết quả kiểm tra đạo
đức, sức khoẻ và các điều kiện khác liên quan, Đoàn Thanh niên - Hội
Sinh viên trường phối hợp với các phòng, ban chức năng trong trường
lập danh sách chính thức đội Sinh viên tình nguyện, báo cáo đề xuất với
Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường ra quyết định thành lập và phân
công giao nhiệm vụ.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, ngh...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top