kan8184

New Member
Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết cuối năm 2009 đầu năm 2010 “người khổng lồ” Hy Lạp đã bị lung lay bởi cuộc khủng hoảng nợ công với mức thâm hụt ngân sách nặng nề. Hệ quả của nó là chính phủ Hy Lạp không những phải chịu sức ép với nhà đầu tư nước ngoài mà còn phải gánh chịu hậu quả mà nó gây ra đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước này. Không những thế cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đã làm rung chuyển thị trường tài chính Châu Âu và của toàn cầu. Việt Nam là một nước có quy mô nền kinh tế nhỏ, đang phát triển vì thế việc chính phủ đi vay nợ để đầu tư phát triển nền kinh tế và cho chi tiêu chính phủ là điều khó tránh khỏi. Mặc dù nợ công của Việt Nam được công bố là vẫn đang ở giới hạn an toàn tuy nhiên đằng sau những con số vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy cần có sự tìm hiểu về cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp để rút ra kinh nghiệm nhằm tránh những rủi ro mà Hy Lạp đã gặp phải.
Thêm vào đó bản thân cá nhân là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế phát triển với nhiệm vụ tìm hiểu những vấn đề, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Từ những lý do trên em đã chọn đề tài “ Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và bài học rút ra cho Việt Nam” để nghiên cứu, đánh giá về cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp để có cái nhìn thận trọng hơn với vấn đề nợ công ở Việt Nam.
Trong quá trình hoàn thành bài chuyên đề, em xin Thank Th.s. Đặng Thị Lệ Xuân, các cô các chú trong Viện kinh tế và chính trị thế giới đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề. Do hạn chế ở mức độ hiểu biết của sinh viên, bài viết còn nhiều thiếu sót, mong được sự góp ý của cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn.




NỘI DUNG
Chương I. Khái luận chung về nợ công
1.1. Tổng quan về nợ công
1.1.1. Khái niệm
Nợ công là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách.
Thâm hụt ngân sách là sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia. Nhu cầu chi tiêu quá nhiều (tăng chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước ở các cấp có xu hướng ngày càng phình to, các chương trình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng không ngừng tăng…đặc biệt là các gói kích thích cầu của chính phủ đối với nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính đã buộc nhiều nước chi rất nhiều để khắc phục), trong khi đó các nguồn thu mà chủ yếu là từ thuế không tăng kịp với nhu cầu chi, một số thuế còn bị cắt giảm do yêu cầu của thị trường quốc tế. Không đáp ứng nổi chính phủ phải đi vay tiền thông qua nhiều hình thức (như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng…) để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng. Nợ không trả sớm để lâu “lãi mẹ đẻ lãi con” và ngày càng chồng chất thêm.
1.1.2. Cơ cấu nợ công
a. Phân chia theo đối tượng
Theo tiêu thức này nợ công không là nợ chính phủ mà nó còn bao gồm cả nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
a.1. Nợ chính phủ
Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hay các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Trong cơ cấu nợ công thì nợ chính phủ chiếm phần lớn. Nợ chính phủ bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài của chính phủ. Theo cách hiểu này, nợ chính phủ là số dư về nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi tại một thời điểm đối với các khoản vay trong nước và vay nước ngoài của chính phủ.
* Mục đích sử dụng:
- Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay ngắn hạn.
- Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh.
- Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật.
- Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
* Hình thức vay nợ:
- Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ và ký kết thỏa thuận vay trong phạm vi tổng mức, cơ cấu vay, trả nợ hàng năm của Chính phủ đã được Quốc hội quyết định.
- Chính phủ vay bằng nội tệ, ngoại tệ, vàng hay hàng hoá quy đổi sang nội tệ hay ngoại tệ.
* Sử dụng vốn vay của Chính phủ:
- Cấp phát từ nguồn vốn vay trong nước và vay ưu đãi của nước ngoài cho chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Cho vay lại toàn bộ hay một phần từ nguồn vốn vay nước ngoài cho chương trình, dự án đầu tư có khả năng thu hồi một phần hay toàn bộ vốn vay, bao gồm cả dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chính phủ quy định chi tiết việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
- Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ theo kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ, đề án cơ cấu lại nợ đã được phê duyệt.
a.2. Nợ được chính phủ bảo lãnh

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và bài học kinh nghiệm trong quản lý nợ công ở Việt Nam

Không cần đăng link nhé. Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top