PHUONG_SAXE

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Du lịch -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hóa một số vấn đề về du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng, các đặc điểm của du lịch nông thôn và điều kiện để phát triển du lịch nông thôn, tìm hiểu về di sản văn hóa ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận, đồng thời nghiên cứu những bài học trong nước và quốc tế về phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị của di sản văn hóa này cho phát triển du lịch. Phân tích những tiềm năng, lợi thế của khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận, trong đó tập trung phân tích giá trị của hệ thống cảnh quan nông nghiệp ruộng bậc thang, các nghi thức gắn liền với hình thức canh tác nông nghiệp này, những thuận lợi và khó khăn của khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận trong phát triển du lịch. Phân tích thực trạng chung về phát triển du lịch và thực trạng khai thác ruộng bậc thang cho phát triển du lịch tại Mù Cang Chải và vùng phụ cận. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác một cách hợp lý giá trị của ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận cho phát triển du lịch
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ruộng bậc thang Tây Bắc nói chung và khu vực Mù Cang Chải
nói riêng không chỉ là nguồn sinh kế cơ bản của đồng bào nơi đây mà
còn là cảnh quan nông nghiệp kỳ vĩ, có tiềm năng lớn cho phát triển du
lịch Tây Bắc, nhất là du lịch nông thôn miền núi. Với một vai trò quan
trọng trong đời sống vật chất cũng như đời sống văn hóa tinh thần của
đồng bào người Mông cùng với vẻ đẹp kỳ thú của nó, ruộng bậc thang
Mù Cang Chải đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là
di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 10/QĐ-BVTTDL ngày 17
tháng 10 năm 2007 [17] và trở thành di sản văn hóa ruộng bậc thang
đầu tiên tại Việt Nam.
Ruộng bậc thang không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở một số
nơi khác trên thế giới như ở Trung Quốc, Philipines, Indonesia,
Thailand và Nepan,… trong đó ruộng bậc thang của người Ifugao –
Banaue, Philipines (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới năm 1995) đã gắn liền với hoạt động du lịch tại đây trong nhiều
thập kỷ qua [41] và ngày nay nó đã trở thành một điểm đến nổi tiếng
của Philipines. Tại Nguyên Dương, Trung Quốc hệ thống ruộng bậc
thang khu vực này cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
thế giới năm 2008 và đã trở thành một điểm đến nổi tiếng đối với rất
nhiều du khách trên thế giới, nhất là đối với những du khách đam mê
nhiếp ảnh.
Tại Việt Nam, ruộng bậc thang Sapa đã gắn với hoạt động du
lịch nông nghiệp và du lịch cộng đồng trong mấy năm gần đây, đặc biệt
nơi đây còn nhận được sự tài trợ của Hội nông dân Hà Lan trong
chương trình phát triển du lịch cộng đồng cho đồng bào các dân tộc
thiểu số và bước đầu đã đem lại những thành công nhất định. Ngoài ra,
ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cũng đã trở thành một bộ
phận không tách rời với hoạt động du lịch từ nhiều năm qua và đã trở
thành một điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài
nước, đặc biệt vào ngày 01 tháng 11 năm 2011 ruộng bậc thang Hoàng
Su Phì cũng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là
danh thắng cấp quốc gia.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Tú Lệ không chỉ là một danh
thắng có sức hấp dẫn đối với du khách bởi những cảnh quan hùng vĩ
mà ẩn trong đó là những giá trị văn hóa độc đáo của những người sáng
tạo ra chúng. Ngoài ra, những sản vật được canh tác theo hình thức này
không chỉ có vai trò an ninh lương thực cho đồng bào nơi đây mà
chúng có thể trở thành những món ăn đặc sản đối với du khách, trong
đó có thể kể đến gạo nếp Tan Lả của Tú Lệ đã nổi tiếng nhiều năm qua
và đã trở thành món ăn được nhiều du khách rất yêu thích. Khai thác
những vẻ đẹp cảnh quan đầy quyến rũ và kỳ thú của ruộng bậc thang,
những nghi thức, những nét văn hóa tiêu biểu gắn liền với hình thức
canh tác này và những sản vật được tạo ra theo hình thức canh tác đó
của cư dân bản địa cho phát triển du lịch không những làm đa dạng hóa
cho các sản phẩm du lịch của tỉnh Yên Bái, đáp ứng nhu cầu trải
nghiệm của du khách mà còn góp phần vào công cuộc xây dựng nông
thôn mới và giảm cùng kiệt cho người dân bản xứ, đồng thời góp phần vào
việc bảo tồn những giá trị văn hóa và cảnh quan khu vực này.
Thực tế cho thấy, trong mấy năm gần đây đã có một số hãng lữ
hành khai thác các chương trình du lịch bao gồm các điểm đến này, đặc
biệt “Chương trình du lịch về nguồn” trong khuôn khổ hợp tác của ba
tỉnh Phú Thọ, Lào Cai và Yên Bái cũng bao gồm hành trình khám phá
ruộng bậc thang của Mù Cang Chải và Sa Pa. Trong khuôn khổ hợp tác
đó, năm 2010, “Tuần văn hóa, thể thao và du lịch” đã được tổ chức tại
khu danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải và đã thu hút nhiều du
khách trong và ngoài nước đến tham quan. Tuy nhiên, việc phát triển
du lịch ở những nơi này hiện nay vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ và tự phát,
chưa có kế hoạch cụ thể, lâu dài và các di tích chưa đươc quy hoạch bài
bản cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó, cho đến nay chưa có công trình
nghiên cứu sâu nào về việc khai thác các giá trị cảnh quan nông nghiệp
nơi đây cũng như các giá trị văn hóa bản địa tiêu biểu gắn liền với hình
thức canh tác này phục vụ cho phát triển du lịch. Đề tài “Khai thác
Ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận cho phát
triển du lịch” được đưa vào nghiên cứu với mong muốn đóng góp một
phần nhỏ trong việc khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nhân văn vô giá
này phục vụ phát triển du lịch tỉnh Yên Bái nói riêng và du lịch Việt
Nam nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch trên địa bàn
nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề về du lịch nói chung và du lịch
nông thôn nói riêng, các đặc điểm của du lịch nông thôn và điều kiện
để phát triển du lịch nông thôn, tìm hiểu về di sản văn hóa ruộng bậc
thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận, đồng thời nghiên cứu
những bài học trong nước và quốc tế về phát triển du lịch trên cơ sở
khai thác các giá trị của di sản văn hóa này cho phát triển du lịch;
- Phân tích những tiềm năng, lợi thế của khu vực Mù Cang Chải
và vùng phụ cận, trong đó tập trung phân tích giá trị của hệ thống cảnh
quan nông nghiệp ruộng bậc thang, các nghi thức gắn liền với hình
thức canh tác nông nghiệp này, những thuận lợi và khó khăn của khu
vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận trong phát triển du lịch;
- Phân tích thực trạng chung về phát triển du lịch và thực trạng
khai thác ruộng bậc thang cho phát triển du lịch tại Mù Cang Chải và
vùng phụ cận;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác một cách hợp lý giá
trị của ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận cho
phát triển du lịch.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tài nguyên du lịch, trong đó tập
trung vào hệ thống ruộng bậc thang tại khu vực Mù Cang Chải và phụ
cận (Tú Lệ) và các nghi thức gắn với loại hình canh tác này; các sản
phẩm du lịch và hình thức du lịch có liên quan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu thuộc
địa bàn huyện Mù Cang Chải, tập trung vào các xã có hệ thống ruộng
bậc thang đã được công nhận là danh thắng cấp quốc gia là La Pán Tẩn,
Dế Su Phình, Chế Cu Nhan và địa bàn xã Tú Lệ thuộc huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái.
Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2007 -
2011 kể từ khi Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch công nhận là danh thắng cấp quốc gia.
Phạm vi tài liệu nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số tài liệu về du
lịch, du lịch nông thôn và ruộng bậc thang, trong đó có cả tài liệu tiếng
nước ngoài, các thông tin lựa chọn trên các website và các tạp chí, báo
điện tử có liên quan.
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi
khai thác di sản văn hóa ruộng bậc thang cho phát triển du lịch nông
thôn. Các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là khai thác cả tài nguyên
tự nhiên và tài nguyên nhân văn khu vực này cho phát triển du lịch
hay các loại hình du lịch đặc thù như du lịch nghiên cứu, du lịch khám
phá, du lịch chụp ảnh v.v…
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top