Zak

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Kế toán trưởng: Hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất





Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng sử dụng nhiều loại hình nguyên vật liệu liệu hiện đại, nhiều tiện ích. Mặt khác nền kinh tế phát triển, nhu cầu về sản phẩm hàng hóa cũng ngày càng trở nên phức tạp và khó đáp ứng. Để phục vụ tốt nhu cầu phong phú của khách hàng, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản phẩm của minh, đồng thời giảm chi phi, từ đó giảm giá thành, tạo sức hút đối với người mua. Quản lý và sử dụng tốt nguyên vật liệu là một yếu tố quyết định sự thành công của doanh c loại nguyên vật liệu khác nhau để tiến hành. Thông thường kế toán thường dựa trên nguồn nhập nguyên vật liệu để xác định giá thực tế của nguyên vật liệu, trên cơ sở đó hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mà doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá thực tế như thế nào. Điều kiện áp dụng các phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu đã được đề cập ở trên. Điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là phải xây dựng được số danh điểm nguyên vật liệu.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó bị tiêu hao toàn bộ hay bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm
2. Phân loại nguyên vật liệu.
Phân loại nguyên vật liệu nhằm mục đích giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu có hiệu quả hơn. Tuỳ theo những tiêu thức khác nhau mà nguyên vật liệu được chia thành những loại khác nhau. Có thể phân loại nguyên vật liệu theo những tiêu thức sau:
2.1. Phân loại theo vị trí tác dụng của nguyên vật liệu đối với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Theo tiêu thức này, nguyên vật liệu có thể được chia thành:
+ Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm.
VD: Bông ở nhà máy dệt, sắt ở nhà máy cơ khí...
+ Vật liệu phụ: là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất làm thay đổi màu sắc, hình dáng bên ngoài của sản phẩm, làm tăng thêm chất lượng của sản phẩm, kích thích thị hiếu của người tiêu dùng hay làm cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách thuận lợi.
+ Nhiên liệu: là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó tạo ta nhiệt lượng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như than, củi, xăng, dầu..
+ Phụ tùng thay thế: là những bộ phận phụ tùng chi tiết doanh nghiệp mua vào để thay thế khi sửa chữa tài sản cố định.
+ Vật liệu xây dựng và thiết bị xây lắp: là những vật liệu thiết bị doanh nghiệp mua về nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Phế liệu: là những vật liệu không còn tác dụng đối với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp thu hồi được do sản phẩm hỏng, do ngừng sản xuất hay thanh lý tài sản cố định hay do các nguyên nhân khác.
+ Các vật liệu khác: là những vật liệu mang tính đặc thù riêng có trong một số doanh nghiệp ngoài các loại vật liệu kể trên như bao bì, vật đóng gói, vật liệu sử dụng luân chuyển.
2.2. Phân loại theo nguồn nhập nguyên vật liệu.
Trên cơ sở phân loại này, kế toán có thể tính giá thực tế cho nguyên vật liệu có được từ các nguồn nhập, từ đó phân bổ vào các đối tượng tập hợp chi phí. Theo cách phân loại này, nguyên vật liệu gồm:
+ Nguyên vật liệu mua vào.
+ Nguyên vật liệu được cấp
+ Nguyên vật liệu tự sản xuất gia công
+ Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh
+ Nguyên vật liệu được biếu tặng, viện trợ không hoàn lại
+ Nguyên vật liệu phát hiện thừa trong kiểm kê
3. Nhiệm vụ của hạch toán nguyên vật liệu
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liệu nhập kho.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
-Tính toán và phản ánh chính xác số lượng, giá trị nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thiếu, thừa ứ đọng, kém phẩm chất để xử lý.
4. Đánh giá nguyên vật liệu.
Theo chế độ kế toán hiện hành nguyên vật liệu phải được đánh giá theo giá thực tế. Giá thực tế của nguyên vật liệu được đánh giá tuỳ theo nguồn nhập.
Nguyên vật liệu mua ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Giá thực tế= Giá trên hoá đơn + Chi phí thu mua
Trong đó: -Giá trên hoá đơn: là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người cung cấp
-Chi phí thu mua phát sinh: vận chuyển, bốc dỡ, thuê khoa bãi, hao hụt, các loại phí...
b) Nguyên vật liệu tự gia công
* Giá thực tế = Giá thành thực tế của nguyên vật liệu đã sản xuất gia công
Tự sản xuất gia công là hoạt động phụ trợ giúp cho doanh nghiệp có thêm nguyên vật liệu để sản xuất tạo ra quy trính sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp.
c) Nguyên vật liệu được cấp:
* Giá thực tế của nguyên vật liệu cấp= gias ghi trên hoá đơn của bên cấp.
d) Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh:
* Giá thực tế nguyên vật liệu = Kết quả đánh giá của Hội đồng quản trị và sự thỏa thuận giữa các bên tham gia liên doanh.
e) Nguyên vật liệu biếu tặng, viện trợ:
* Giá thực tế nguyên vật liệu= Giá mua trên thị trường của nguyên vật liệu cùng loại
5. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất
a) Theo giá thực tế đích danh:
* Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô nguyên vật liệu nhập kho. Khi xuất hàng, xuất lô nào tính giá lô đó.
b) Theo giá thực tế bình quân cả kì dự trữ( bình quân gia quyền)
* Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có tí danh điểm vật liệu, số lần xuất nhập nhiều:
=
= x
c) Theo giá thực tế nhập trước - xuất trước (Fifo - First in first out)
* Điều kiện áp dụng : Doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu , số lần nhập mỗi danh điểm không nhiều.
Theo phương pháp này số vật liệu nào vào kho trước thì được xuất ra khỏi kho trước, xuất hết số nhập thì mới xuất đến số nhập kho sau theo giá thực tế của từng số hàng được xuất và do vậy giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá vật liệu mua vào sau cùng. Phương pháp này áp dụng trong điều kiện giá cả ổn định
d) Theo giá thực tế nhập sau - xuất trước (Lifo: Last in first out)
Phương pháp này ngược với phương pháp Fifo. Ưu điểm hạn chế sự tác động của lạm phát đối với hàng tồn kho.
e) Theo giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập
Sau mỗi lần nhập tính lại giá đơn vị bình quân của từng danh điểm vật liệu, từ đó xác định giá thực tế của vật liệu xuất kho.
f) theo giá bình quân cuối kì trước.
Giá thực tế = Số lượng vật liệu xuất* Đơn giá bình quân cuối kì trước
g) Theo giá hạch toán.
Theo phương pháp này vật liệu xuất kho trong kỳ được ghi theo giá hạch toán (là một giá cố định trong kỳ, giá này có thể là giá kế hoạch hay giá thực tế của kỳ trước).
Cuối kỳ, kế toán sẽ điều chỉnh trị giá hạch toán đến giá thực tế theo công thức:
Giá thực tế vật liệu xuất trong kì =Giá hạch toán xuất trong kỉ* Hệ số giá
Trong đó:
* Hệ số giá=
*Giá hạch toán vật liệu xuất kho= số lượng xuất x Đơn giá hạch toán.
Tùy theo đặc điêm riêng của doanh nghiệp về số lượng điểm vật liệu, số lần nhập, xuất, điều kiện kho hàng, trình độ kế toán viên và điều kiện vật chất trang thiết bị cho công tác kế toán để doanh nghiệp lựa chọn phương pháp thích hợp.
II. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1. Thủ tục chứng từ
+ Căn cứ vào báo cáo nhận hàng, khi hàng về tới đơn vị, nếu xét thấy cần thiết doanh nghiệp có thể lập bản kiểm nhận để kiểm nhận vật liệu. Kiểm nhận về: số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại.
Bản này căn cứ vào kết quả kiểm thực tế để ghi vào biên bản: "Biên bản kiểm nhận vật tư". Sau đó bộ phận cung ứng sẽ lập phiếu nhập kho vật tư trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nhận. Sau đó giao cho thủ kho, thẻ kho ghi sổ vật liệu thực nhập vào phiếu nhập kho - chuyển cho phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ. Nếu phát hiện thừa thiếu, sau quy cách, thủ kho phải báo cáo cho bộ phận cung ứng biết để cùng người giao hàng lập biên bản
+ Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn VAT của người bán
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ...
2. Các tài khoản sử dụng.
+ Tài khoản 151 "Hàng mua đang đi đường"
Đây là TK phản ánh quan hệ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng hàng chưa về nhập kho đơn vị.
Nợ: phản ánh giá trị hàng mua đi đường tăng
Có: phản ánh giá trị hàng mua đi đường tháng trước về nhập kho đơn vị tháng này
Dư nợ: Hàng mua đang đi đường
+ Tài khoản 152 "Nguyên vật liệu"
Là TK phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm nguyên vật liệu của doanh nghiệp theo giá thực tế
Nợ: - Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
-Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê
Có: - Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Chiết khấu mua hàng được hưởng
Trị giá nguyên vật liệu thiếu, hư hỏng phát hiện khi kiểm kê.
Dư nợ: phản ánh thực tế vật liệu hiện có ở kho bảo quản.
Các doanh nghiệp khi vận dụng TK 152 cần mở chi tiết để phản ánh riêng từng loại nguyên vật liệu.
+ Tài khoản 331 "Phải trả cho người bán"
+ Tài khoản 133 "thuế VAT đầu vào được khấu trừ".
+ ...
3. Nhập kho nguyên vật liệu
a) Vật liệu mua ngoài, hàng và hoá đơn cùng về
* Khi nhập kho
+ Tính VAT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 152 "giá trị thực tế (không bao gồm thuế)"
Nợ TK 1331 - Thuế đầu vào
Có TK 111, 112: trả bằng biền
Có TK 331: nếu chưa trả người bán
Có TK 141: trả bằng tiền tạm ứng
Có TK 311: trả bằng tiền vay ngắn hạn
* Được hưởng chiết khấu thanh toán cho thanh toán tiền hàng trước thời hạn
Nợ TK 111, 112: nếu nhận lại bằng tiền
Nợ TK 331: nếu ghi giảm nợ phải trả.
Nợ TK 1388: nếu được chấp nhận nhưng chưa thu
Có TK 111: Tổng số chiết khấu được hưởng
* Doanh nghiệp được giảm giá ngoài hoá đơn do hàng kém phẩm chất, sai quy cách
Nợ TK 111, 112, 331, 1388: giá trị giảm (có thuế)
Có TK 152: giảm trị giá hàng (không thuế)
Có TK 1331: giảm thuế đầu vào
b. Vật liệu mua ngoài, hàng thừa so với hoá đơn chưa rõ nguyên nh...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xử lý hiệu trưởng và kế toán vi phạm trong việc thu, chi ngân sách tại trường THCS Luận văn Sư phạm 0
C Báo cáo thu hoạch lớp kế toán trưởng với tình hình thực tế kế toán tại Công ty vận tải Thủy Bắc Luận văn Kinh tế 2
T Mẫu mô tả công việc kế toán (giám đốc tài chính, kế toán trưởng, tổng hợp...) Quản trị Nhân lực 0
M Chứng chỉ Kiểm toán viên, Kế toán viên hành nghề có thể thay thế cho Chứng chỉ kế toán trưởng không? Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
D Không có Kế toán trưởng chỉ có phụ trách kế toán Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
L Tôi là Kế toán trưởng của công ty có quyết định bổ nhiệm và bằng cấp đạt tiêu chuẩn. Nhưng để có thu Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
C Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm kế toán trưởng là người nước ngoài? Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
K Tôi tốt nghiệp Trung cấp kế toán, đi làm được 03 năm và đã có chứng chỉ kế toán trưởng do Bộ Tài chí Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
N Theo quy định của Luật Kế toán, người làm Kế toán trưởng tại doanh nghiệp phải có chứng chỉ đã qua l Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
B Công ty tôi là công ty cổ phần. Hội đồng quản trị Công ty muốn bổ nhiệm Kế toán trưởng là vợ của Phó Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top