nhungncn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VÀ THỰC PHẨM TPHCM:
Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản và Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản ở phía Nam. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản và Thực Phẩm được thành lập ở miền Nam thuộc Tổng Nha Ngoại Thương theo quyết định số 48 ngày 27/01/1976 thuộc Bộ Kinh Tế Tài Chính. Tháng 12/1977 Công ty được đổi tên thành chi nhánh Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản và Thực Phẩm Hà Nội trực thuộc Bộ Ngoại Thương. Đây chính là tiền thân của Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản và Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh sau này ( AGREXPORT ).
Đầu năm 1985, để phù hợp với tình hình mới, Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Và Thực Phẩm Hà Nội (AGREXPORT Hà Nội) được tách theo cơ chế phát triển chuyên ngành làm ba tổng Công ty, bao gồm:
* Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản và Thực Phẩm (AGREXPORT)
* Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Công Nghiệp Thực Phẩm (VINALIMEX)
* Tổng Công Xuất Nhập Khẩu Lương Thực (VINAFOOD)
Chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh được đổi tên thành Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản III Thành Phố Hồ Chí Minh (AGREXPORT ) trực thuộc Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Hà Nội do Bộ Nông Nghiệp quản lý theo quyết định thành lập số 113 ngày 22/04/1985 của Bộ Trưởng Nông Nghiệp. Sau đó, Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản III Thành Phố Hồ Chí Minh được chính thức đổi tên thành Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản và Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 2119/NN – TCCB/QĐ ngày 6/12/1996 của Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn.
* Tên đối ngoại: VIETNAM NATIONAL AGRICULTURE PRODUCE AND FOODSTUFFS EXPORT – IMPORT COMPANY
* Tên viết tắt: AGREXPORT
* Trụ sở chính của Công ty tại 135A Pasteur, Quận 3, TPHCM.
* Điện thoại số: 8298332 – 8296498 – 8231842
* Fax: (84 – 8) 8225877 – 8227280
* Email: [email protected]
Từ khi thành lập đến tháng 6/1989, Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán nội bộ trực thuộc Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Hà Nội. Từ tháng 7/1989 đến nay Công ty được Bộ giao nhiệm vụ hoạch toán độc lập và không phụ thuộc vào Tổng Công Ty về kế hoạch kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động. Đến tháng 3/1993 Công ty được Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm ra quyết định thành lập lại doanh nghiệp theo quy định 338 của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 20/11/1990 và hiện nay Công ty đang đi vào hoạt động theo cơ chế mới theo quy định của Nhà nước và Bộ Tài Chính, do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quản lý.
Tháng 12/1995 là đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản và Thực Phẩm Chế Biến thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn theo QĐ 409 Nhà nước TPCB/QD9 ngày 20/12/1995 của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn về việc thành lập Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản và Thực Phẩm Chế Biến.

II.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY:
1. Chức năng của Công ty:
 Trong nước:
* Gia công, chế biến các mặt hàng nông sản cho phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu.
* Tổ chức thu mua các mặt hàng nông sản chủ yếu từ khu vực Thuận Hải trở vào miền Đông, miền Tây Nam Bộ.
* Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, sản xuất và kinh doanh nguồn hàng sản xuất; gia công trong nước nguồn hàng xuất nhập khẩu với các thành phần kinh tế.
* Thực hiện các dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu đại ký; gia công chế biến, tiêu thụ và các dịch vụ thương mại khác cho khách hàng.
* Xuất khẩu các mặt hàng nông sản ra thị trường thế giới.
* Nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón, hoá chất,v.v.). Ngoài ra, Công ty còn nhập một số mặt hàng tiêu dùng theo hạn ngạch cho phép.
 Ngoài nước:
Trực tiếp xuất khẩu ra thị trường nước ngoài các loại hàng chủ yếu như: cà phê, hạt điều, cao su, hồ tiêu, mì lát, và các mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả kinh tế, theo đúng quy định của Nhà nước,…
Để thực hiện tốt các chức năng này, Công ty phải chủ trương nhanh chóng thành lập và củng cố mối quan hệ hợp tác dài hạn với các đơn vị, cơ sở sản xuất và cung ứng hàng xuất khẩu theo các cách sau:
* Hợp tác song phương hay đa phương để thực hiện các chương trình sản xuất hàng xuất khẩu, phục vụ cho việc sản xuất ra hàng xuất khẩu.
* Thiết lập mối quan hệ hợp đồng xuất khẩu uỷ thác hay nhập khẩu uỷ thác hay hợp đồng mua bán, uỷ thác thu mua cho các đơn vị cân đối. Để hổ trợ nguồn vốn cho các đơn vị, cách này có thể chuyển dạng thành uỷ thác thu mua, cung ứng hàng xuất khẩu, ứng tiền theo chế độ mua hàng.
* Trong quan hệ đối ngoại, Công ty chủ yếu thực hiện việc mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu theo sự chủ động của mỗi bên, nhu cầu theo từng thời điểm, với từng loại hàng, với nhiều cách linh hoạt.
Hiện nay, Công ty AGREXPORT HCM đã xác lập được mối quan hệ hợp tác và mua bán rộng rãi với bạn hàng ở nhiều nước và khu vực khác nhau. Trong thời gian tới, mối quan hệ này sẽ được củng cố và phát triển thêm.
2. Nhiệm Vụ của Công Ty:
* Tiếp cận, khai thác nhiều thị trường mới ổn định.
* Sử dụng hiệu quả đồng vốn hiện có, bảo toàn vốn, khai thác tiềm lực kinh tế nội địa.
* Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh XNK.
* Tổ chức mô hình kinh doanh phù hợp với đặc điểm, điều kiện hiện có của Công ty cũng như thích ứng với cơ chế kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.
* Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền lương,…
* Tuân thủ nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại hiện hành của Nhà nước.

III.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY AGREXPORT:
1. Tình hình nhân sự:
Trình độ nhân lực của Công ty là khá cao, trong đó trình độ Đại học và trên Đại học chiếm tỷ lệ trên 60%. Các nhân viên của Công ty được đào tạo từ các trường Đại học như Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Tài Chính Kế Toán, Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại Thương , một số thuộc Đại học Mở Bán Công,... Hầu hết các nhân viên làm đúng ngành mà mình đã được đào tạo; tuy nhiên còn một số nhân viên chưa có được vị trí thích hợp đúng với chuyên ngành của mình nhưng đây là con số rất nhỏ. Một số nhân viên chưa trải qua đào tạo chính quy nhưng trong quá trình công tác đã tự thể hiện được mình. Hiện nay đang theo học các khóa Đại học tại chức, Trường Đại học Mở Bán Công,...
Công ty luôn luôn coi yếu tố con người là quan trọng nhất thể hiện qua tiêu chuẩn tuyển dụng, nguồn tuyển dụng và nhất là đào tạo sau tuyển dụng. Các nhân viên có năng lực luôn nhận được chế độ ưu đãi để họ có thể nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Đặc biệt Công ty rất cương quyết trong vấn đề tuyển người và người được tuyển phải là những sinh viên có kết quả học tập tốt tại các trường Đại học hay những người có kinh nghiệm lâu năm. Các phòng chức năng của Công ty được bố trí khá phù hợp cộng với nguồn nhân lực dồi dào góp phần không nhỏ cho Công ty trong việc thực hiện kinh doanh.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:










Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ trao đổi
Đề xuất kiến nghị
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
 Ban Giám Đốc:
Chỉ đạo, quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các mặt công tác khác trong Công ty. Thực hiện chế độ một thủ trưởng theo quy định của Nhà nước.
Giám đốc: điều hành chung công ty, chịu trách nhiệm đối với nhà nước, đối với Tổng công ty và toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty về hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Phó Giám Đốc là người giúp việc cho Giám Đốc, phụ trách một số công việc do Giám Đốc phân công. Thay mặt Giám Đốc điều hành, quản lý và giải quyết công việc của Công ty khi Giám Đốc đi vắng.
 Phòng tổ chức hành chính:
* Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các chính sách theo quy định của Nhà nước đối với công nhân viên chức.
* Tham mưu giúp Giám Đốc quyết định cơ cấu quản lý tổ chức hợp lý, xây dựng nội dung quy chế, chế độ công tác của từng bộ phận trong Công ty. Thực hiện việc tiếp nhận, điều động, bố trí, sắp xếp, nâng lương, bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật công nhân viên theo quy định.
* Làm công tác bảo vệ nội bộ, công tác thanh tra.
* Thực hiện các công việc về hành chính và quản trị phục vụ công tác kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
* Quản lý tài sản, phương tiện, trang thiết bị của Công ty.
 Phòng kế toán tài chính:
* Tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện chức năng quản lý tài chính, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về kế toán-tài chính.
* Quản lý tài sản,tiền vốn,hàng hóa,kinh phí các quỹ cuả Công ty trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chi tiêu,cấp phát và quy tắc quản lý tài vụ.
* Theo dõi ghi chép tình hình thu chi tài chính, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính của Công ty, báo cáo với cơ quan chủ quản cấp trên về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó giúp ích cho việc lập kế hoạch tài vụ, cung cấp những thông tin có ích cho các bộ phận khác trong Công ty.
* Tổ chức thanh toán, thu hồi công nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
* Theo dõi tình hình kinh doanh, phân phối lợi nhuận, sử dụng đúng các quỹ, nguồn vốn kinh doanh, tăng vòng quay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.

 Bộ phận thị trường:
Thực hiện giao dịch đối ngoại với thị trường quốc tế, phiên dịch các tài liệu, chứng từ ngoại, thu thập những tin tức thị, sự biến động, thay đổi của thị trường thông qua sách báo, mạng internet …. Sắp xếp lịch tiếp khách đồng thời kiêm nhiệm thống kê kế hoạch, pháp chế.
 Phòng xuất nhập khẩu 1:
* Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu như cà phê, tiêu, đậu phộng, điều, các loại đậu,...
* Nhập khẩu một số hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và hàng tiêu dùng do Công ty giao.
* Xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị kinh tế trong nước.
 Phòng xuất nhập khẩu 2:
* Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính như cà phê, điều, tiêu, đậu phộng, mì lát và một số mặt hàng nông sản khác.
* Nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và một số mặt hàng do Công ty giao.
* Xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị kinh tế trong nước.
Cả hai phòng xuất nhập khẩu đều có chức năng nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giống nhau:
* Tiếp xúc và đàm phán với các đơn vị thương nhân trong và ngoài nuớc trong phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty để tìm nguồn hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
* Tổ chức các quá trình thu mua và huy động hàng xuất khẩu, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, chào hàng, báo giá, lập các chứng từ về hàng hóa từ khâu giao đến khâu thanh toán.
* Phối hợp với phòng kế toán làm công tác tổng hợp trong việc phân tích tình hình tài chính kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty để báo cáo định kỳ cho Ban Giám đốc.
 Phòng nhập khẩu :
* Thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, như hóa chất, thuốc trừ sâu và một số mặt hàng tiêu dùng.
* Nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị kinh tế trong nước.
* Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong nước để nhập khẩu các mặt hàng mà các đơn vị khác có nhu cầu.
3. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty :
- Cải tiến chất lượng hàng hoá sản phẩm.
- Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng sản xuất kinh doanh thị trường trong nước cũng như ngoài nước.
- Thường xuyên nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để hoạt động kinh doanh tiến triển tốt, cố gắng thu hút khách hàng tiềm năng.
- Tìm hiểu nhu cầu lẫn thị hiếu của khách hàng từ đó luôn giữ được uy tín với khách hàng.
- Tiến đến cổ phần hoá để công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

1. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán:
Đối với hình thức bán hàng này, hàng hóa được Công ty mua và bán thẳng cho khách hàng tại địa điểm quy định, hàng hóa không nhập kho đơn vị. Kế toán tiến hành ghi chép nghiệp vụ này như sau:
_ Khi hàng về đến cảng, căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 151/1561
Nợ TK 133
Có TK 331
_ Đồng thời, quá trình mua hàng cũng là quá trình bán hàng. Khi bên mua nhận được hàng, chấp nhận thanh toán. Kế toán ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131
Có TK 5111
Có TK 33311
_ Đồng thời thực hiện việc kết chuyển giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 151/1561
Theo em, để phản ánh đúng bản chất kinh tế của nghiệp vụ này và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, kế toán nên theo dõi và hạch toán như sau:
Khi một lô hàng về đến cảng và bán thẳng cho khách hàng thì phản ánh vào tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán”.
Tài khoản 157 có kết cấu như sau:
TK 157 “Hàng gửi đi bán”
_ Giá thực tế hàng hóa đã gửi cho khách hàng hay nhờ bán hộ
_Giá thực tế các loại lao vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán _ Giá thực tế hàng hóa, lao vụ đã gửi đi và được khách hàng chấp nhận hay đã thanh toán.
_ Giá thực tế hàng hóa, lao vụ đã gửi đi nhưng bị khách hàng trả lại
SD: Giá thực tế hàng hoá đã gửi đi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.
_ Khi mua hàng hóa ở bên bán và chuyển bán thẳng cho khách hàng, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 157
Nợ TK 133
Có TK 331
_ Sau khi nhận thông báo của khách hàng về lô hàng Công ty gửi bán được thanh toán hay chấp nhận thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 157
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511
Có TK 33311
2. Hạch toán các khoản phải thu, phải trả bên ủy thác nhập khẩu, hay bên ủy thác xuất khẩu:
Để thuận tiện cho việc theo dõi công nợ của khách hàng nên ngay cả trong nghiệp vụ nhận ủy thác nhập khẩu hay nhận ủy thác xuất khẩu, Công ty cũng không sử dụng tài khoản 138 “Phải thu khác” hay tài khoản 338 “Phải trả khác” theo đúng chế độ kế toán hiện hành, mà Công ty theo dõi trực tiếp trên tài khoản 131,331 để theo dõi tình hình công nợ giữa các bên.
_ Đối với nghiệp vụ nhận nhập khẩu ủy thác và nhận xuất khẩu ủy thác, các khoản chi phí mà Công ty chi hộ cho khách hàng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 6418
Nợ TK 1331
Có TK 1122
_ Khi thu lại của khách hàng:

+ Nghiệp vụ nhận nhập khẩu ủy thác:
Nợ TK 131
Có TK 6418
Có TK 33311
Nợ TK 1121
Có TK 131
+ Nghiệp vụ nhận xuất khẩu ủy thác:
Nợ TK 331
Có TK 6418
Có TK 33311
Theo em, để phản ánh đúng bản chất kinh tế của nghiệp vụ này và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, kế toán nên hạch toán như sau:
_ Hạch toán các khoản Công ty chi hộ cho khách hàng:
Nợ TK 1388
Có TK 111,112
_ Khi khách hàng thanh toán cho Công ty các khoản mà Công ty đã chi hộ:
Nợ TK 111,112
Có TK 1388
3. Hạch toán chênh lệch tỷ giá đối với các khoản liên quan đến ngoại tệ:
Để thuận tiện cho việc theo dõi, khoản chênh lệch tỷ giá trong tất cả các trường hợp, Công ty đều hạch toán thẳng vào tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Việc hạch toán như trên tuy dễ dàng cho việc theo dõi nhưng không đúng với chế độ kế toán (thông tư 105). Do đó, theo em Công ty nên hạch toán như sau:
Khoản chênh lệch tỷ giá trong tất cả các trường hợp (nếu có) hạch toán vào tài khoản 515 hay tài khoản 635. Đến cuối năm tài chính, kế toán đánh giá lại những khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên Ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố. Khoản chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào tài khoản 4131 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính”. Sau khi bù trừ bên Nợ và bên Có của tài khoản 4131, kế toán hạch toán vào tài khoản 515 hay 635.
TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”
_ Chênh lệch tỷ giá phát sinh giảm theo quy định.
_ Xử lý chênh lệch tỷ giá phát sinh tăng theo quy định. _ Chênh lệch tỷ giá phát sinh tăng theo quy định.
_ Xử lý chênh lệch tỷ giá phát sinh giảm theo quy định.
SD: Chênh lệch tỷ giá phát sinh giảm chưa xử lý cuối kỳ. SD: Chênh lệch tỷ giá phát sinh tăng chưa xử lý cuối kỳ.
4. Hạch toán các khoản ngoại tệ:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ngoại tệ, khi hạch toán kế toán quy đổi ra tiền Việt nam căn cứ vào tỷ giá bình quân liên Ngân hàng; nhưng phần nguyên tệ thì kế toán không theo dõi riêng trên tài khoản 007.
5. Hạch toán các khoản chiết khấu thanh toán:
Tại Công ty, hình thức chiết khấu thanh toán do khách hàng thanh toán tiền hàng ngay hay thanh toán trước thời hạn quy định chưa được áp dụng phổ biến. Để khuyến khích khả năng thanh toán của khách hàng, Công ty nên áp dụng hình thức bán hàng có chiết khấu trong trường hợp khách hàng thanh toán ngay hay thanh toán trước thời hạn.
Việc thanh toán nhanh hay chậm của khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Nếu khách hàng thanh toán chậm sẽ làm cho vốn của Công ty bị ứ đọng làm giảm hiệu quả hoạt động của Công ty. Điều này, đòi hỏi phải Công ty cần đưa ra các cách thanh toán phù hợp để khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, Công ty cần có những biện pháp ràng buộc trách nhiệm thanh toán đối với những khách hàng thanh toán trễ hạn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần Gas Petrolime Luận văn Kinh tế 0
N Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa ở công ty cổ phần Gas Petrolimex Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá của Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng Gia Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá Xuất khẩu và Kết quả tiêu thụ hàng Xuất khẩu tại Công ty Dịch Luận văn Kinh tế 0
J Cơ sở lý luận chung về kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty vật tư v Luận văn Kinh tế 0
F Tổ chức kế toán vật liệu và công cụ lao động nhỏ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sản Luận văn Kinh tế 0
S Kế toán lưu chuyển hàng hoá ở công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Phát Luận văn Kinh tế 0
J Kế toán lưu chuyển hàng hoá -Nghiệp vụ bán hàng Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại chi nhánh công ty Điện máy t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top