Jar

New Member
Kể lại chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp.

BÀI THAM KHẢO

tui là một chủ tàu người Pháp. Đã từng là một ông vua tàu thủy nhưng phải nhường ngôi vị cho một bậc anh hùng kinh tế cùng thời. Đó là Bạch Thái Bưởi – một con người giàu nghị lực. Bạch Thái Bưởi đã làm tui khâm phục bởi ý chí mạnh mẽ vươn lên. Anh là một tấm gương sáng về sự bền bỉ, kiên trì vượt khó. Phẩm chất này đã tôn anh lên ngôi “vua” mà tui đã ngưỡng mộ - vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi.



Anh sinh ra v à lơn lên trong hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Từ nhỏ, anh mồ côi cha, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy anh khôi ngô, một gia đình họ Bạch đã nhận anh làm con nuôi và cho ăn học. Năm hai mươi mốt tuổi, anh làm thư kí cho một hãng buôn. Chi trong một thời gian ngắn, anh đứng ra kinh doanh độc lập. Anh mở tiệm buôn gỗ, buôn ngô, mở tiệm cầm đồ, lập nhà in, mở nhà máy, khai thác mỏ…Có khi tài sản mất trắng tay nhưng anh không nản chí mà tiếp tục làm lại từ đôi bàn tay trắng.



Khi ấy Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy, tui đã xem thường anh. Có khi tui nghĩ thầm:



- Anh ta chỉ sống được non tháng thôi. Khách đâu mà hắn chở?



Một hôm, tui thấy một số người của anh ấy đến các bến tàu diễn thuyết. Đồng thời, trên mỗi chuyến tàu của anh đều cắt dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta”. Lúc ấy, tui đã thấy được sự thất bại của mình đang ở trước mặt. Khách đi tàu của tui mỗi ngày một ít. Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của khách đi tàu đã ủng hộ anh. Khách đi tàu của anh ngày một đông hơn. Tiền đồng, tiền hào, tiền xu của khách đã tiếp sức, ủng hộ cho anh. Con tui thì bị thua lỗ. Cuối cùng, tui bán số tàu của mình cho anh ấy.



Anh ta đã phát triển thịnh vượng hơn. Anh có đến ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ, mỗi chiếc tàu đều mang những cái tên gắn với những nhân vật lịch sử, gắn liền với sự kiện lịch sử của Việt Nam. Nào là Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hồng Bàng…Các xưởng sửa chữa tàu đều có kĩ sư giỏi trông nom.



Với việc làm trên, Bạch Thái Bưởi nhanh chóng trở thành “một bậc anh hùng kinh tế”, trở thành một “ông vua” trong giới doanh nhân phục vụ đường biển.



tui thật khâm phục và sẽ học tập cách làm việc của anh.



Theo Những bài văn mẫu lớp 4*
 
Đề bài



Em đã được học câu chuyện "Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi, hãy kể lại bằng lời của chủ tàu người Hoa.



Yêu cầu



- Thể loại: Kể lại câu chuyện đã đọc đã nghe.

- Nội dung: Kể lại câu chuyện "Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi đã học.

- Trọng tâm: Kể theo lời của một chủ tàu người Hoa.



Dàn ý



Mở bài: Bạch Thái Bưởi là một doanh nhân đáng kính nể.



Thân bài:



- Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy vào lúc người Hoa chúng tui đang chiếm độc quyền vận chuyển trên các đường sông miền Bắc.



- Ấy vậy mà chẳng bao lâu sau, nhiều chủ tàu người Pháp, rồi cả người Hoa chúng tui nữa phải bán lại tàu cho ông.



- Ông đã phát động được lòng yêu nước của người Việt với khẩu hiệu "Người ta thì đi tàu ta" khiến nhiều hành khách bỏ tàu của người Hoa chúng tui mà tìm đến tàu của ông. Lại còn vui lòng bỏ ống tiền đồng, tiền hào, tiền xu tiếp sức cho ông.



- Tàu của ông mang những cái tên của danh nhân nước Việt như Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị...



- Ông còn mua cả xưởng sửa chữa tàu, thuê kỹ sư giỏi trông nom.



Kết bài:



Chỉ trong vòng mười năm, Bạch Thái Bưởi từ một thư ký cho hãng buôn, rồi ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ...



Bạch Thái Bưởi đã trở thành "một bậc anh hùng kinh tế".



BÀI VĂN



Doanh nhân Bạch Thái Bưởi người Việt thật đáng kính nể.



Ông mở công ty vận tải vào lúc những con tàu của người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ngay cả đến người Pháp nắm quyền thống trị trên đất nước này lúc đó cũng chỉ có được đôi ba người có tàu chạy trên sông. Vậy mà Bạch Thái Bưởi đã mở công ty vận tải đường thủy và dần dần cạnh tranh được với các hãng tàu người Pháp, người Hoa.



Ông đã khéo léo khơi gợi tinh thần dân tộc trong lòng khách người Việt. Ông giương cao khẩu hiệu "Người ta đi tàu ta" trên từng con tàu. Những con tàu của ông mang tên danh nhân nước Việt như Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trung Nhị...



Ông còn tranh thủ được sự ủng hộ của hành khách đi tàu bỏ tiền vào ống ông treo sẵn trên từng con tàu để tiếp sức cho ông trong cuộc cạnh tranh quyết liệt với chủ tàu người Pháp, người Hoa.



Vì thế mà nhiều chủ tàu người Pháp, người Hoa đã phải bán lại tàu cho ông. Lúc thịnh vượng nhất, ông có đến ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ chạy trên các tuyến sông.



Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu. Ông thuê kỹ sư giỏi trông nom.



Thế là chỉ trong vòng mười năm, từ một thư kí cho một hãng buôn, chàng thanh niên 21 tuổi họ Bạch đã đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ...Cuối cùng trở thành ông chủ một công ty vận tải đường thủy. Nhớ lại khi trước, Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong, trở thành "một bậc anh hùng kinh tế". tui là một trong những đối thủ bị ông đánh gục ngã trong cuộc cạnh tranh, nhưng từ đáy lòng cũng phải bày tỏ lời khen ngợi, thán phục.



Nhận xét



Câu chuyện trong văn bản gốc kể theo dạng giới thiệu doanh nhân trình bày sự việc theo trình tự thời gian. Bài viết đã kể lại theo lời của một doanh nhân người Hoa - người đã phải bán lại tàu chạy trên sông cho ông. Vì thế người viết bài đã phải sắp xếp lại các chi tiết cho hợp lý. Không thể kể từ chuyện ngày nhỏ của Bạch Thái Bưởi mà phải bắt đầu bằng việc cạnh tranh giữa các chủ tàu người Hoa với Bạch Thái Bưởi. Sau đó mới nhắc lại xuất phát cuộc đời của Bạch Thái Bưởi. Đó chính là thành công của bài viết, đáp ứng đúng yêu cầu kể chuyện theo lời nhân vật trong câu chuyện của đề tài.





Theo Vũ Khắc Tuân*
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top