onlylove260287

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học nước ngoài -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu về phân tâm học như một lí thuyết phê bình văn học. Nghiên cứu thế giới tâm lí của nhân vật Jane Eyre qua nghệ thuật tiểu thuyết của Charlote Bronte. Trình bày những ẩn ức, ám ảnh về cái chết và tình yêu
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Jane Eyre là cuốn tiểu thuyết của Charlotte Brontë (1816 –1855),
được nhà xuất bản Smith, Elder & Company of London in năm 1847 với
bút danh Currer Bell, là một trong những tiểu thuyết có ảnh hưởng sâu sắc
và nổi tiếng nhất của nền văn học Anh. Bên cạnh việc thể hiện một cách
tinh tế và sâu sắc câu chuyện về cuộc đời của Jane, tác phẩm vừa mang
tính chất tự thuật, vừa mang ước mơ thầm lặng của chính Charlotte
Brontë. Tác phẩm cũng mang đến niềm tin và hy vọng cho những cuộc
đời bất hạnh thông qua những tư tưởng tiến bộ về tôn giáo, về nữ quyền,
về quyền con người và đặc biệt trong đó là sự ấm áp của tình người.
Nhưng đóng góp quan trọng của tiểu thuyết thuyết này chính là sự kết hợp
một cách tinh tế giữa tiểu thuyết giáo dục với các dòng tiểu thuyết khác
như tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết tiểu thuyết Gothic, thậm chí còn có
bóng dáng của tiểu thuyết trinh thám được kể thông qua người kể chuyện
ở ngôi thứ nhất tạo cảm giác gần gũi và chân thật. Đây cũng là một thành
công và đóng góp lớn cho dòng tiểu thuyết giáo dục, một trong những thể
loại tiểu thuyết lớn ra đời ở Anh nhưng có ảnh huởng không nhỏ đối với
tiểu thuyết nói riêng và văn chương thế giới. Các nhà nghiên cứu còn thấy
trong tiểu thuyết này vấn đề thiếu nhi trong xã hội nước Anh những năm
30, 40 của thế kỉ XIX với các đề tài về: sự hà khắc của nhà trường, số
phận đen tối của tuổi thơ từng thấy ở cuộc đời các tác giả như: Dickens,
Thackeray. Trong tác phẩm Jane Eyre, Charlotte Brontë đã nhìn vấn đề
này dưới một góc nhìn đầy xác cảm, chân thật từ giọng kể, ngôi kể mang
tính chất tự thuật của một cái “tôi” trải nghiệm theo thời gian niên biểu, từ
lúc nhân vật trung tâm khoảng 10 tuổi, sau nhiều thăng trầm, đau khổ,
nếm trải qua các mối quan hệ, các không gian, cho đến khi trưởng thành
và gặp gỡ hạnh phúc, dẫu muộn mằn.
Tuy nhiên, dưới ánh sáng của lí thuyết hiện đại, luận văn muốn đi sâu
vào tìm hiểu tác phẩm ở một khía cạnh khác: phân tâm học, mặc dù đây
không phải là một hướng đi hoàn toàn mới đối với tác phẩm này.
2. Lịch sử vấn đề
Jane Eyre có thể coi là một nhân vật khá bí ẩn trong văn học thế giới.
Một gương mặt có nhiều hình thái của huyền thoại đã được nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu ở những khía cạnh khác nhau. Tính chất
phức tạp cũng như sự phong phú trong tổ chức trần thuật và hệ vấn đề mà
cuốn tiểu thuyết nêu ra đã tạo ra nhiều cách đọc khác nhau.
Nghiên cứu về tiểu thuyết Jane Eyre trên thế giới chắc chắn là rất
nhiều, tuy nhiên, do hạn chế của người viết luận văn nên không thể bao
quát hết được các công trình cũng như tài liệu đó. Trên cơ sở những tài
liệu của người hướng dẫn cung cấp, chúng tui xin được giới thiệu lướt qua
một số vấn đề liên quan đến đề tài luận văn.
Trong một cuộc Nghiên cứu đặc biệt về tác phẩm này (30 janvier
2009), nhà nghiên cứu Claire Bazin [30] đã lần theo những vang âm về
vấn đề nô lệ trong tác phẩm trước hết như là vấn đề đã được xác định qua
những sự khác nhau về chủng tộc và giới tính theo một sơ đồ về cuộc đấu
tranh đối với quyền lực trong xã hội thời Victoria. Trong khi đó Isabelle
Hervouet-Farrar lại nghiên cứu về xung năng chết ở nữ nhân vật trung
tâm. Nhà nghiên cứu đã nhận dạng hai trường đoạn cơ bản đã tạo ra tính
biểu hiện, đó là: căn phòng đỏ, mối nguy cơ về cái chết mà Jane đã từng
sống hồi nhỏ như đồng nghĩa với nguy cơ về sự đày hoả ngục vĩnh cửu và
việc Jane đến Moor House. Căn phòng này đã kết hợp hai màu đỏ và trắng
(như ở trường đoạn trước) đã đặt nhân vật vào một tình thế ẩn náu và thụ
động gợi lên nỗi ham muốn về sự ứ đọng mà theo Freud là đặc trưng về
xung năng chết, ở đây được coi như phạm vi của mối liên hệ với người
mẹ, bởi vì Moor House hơn bất cứ địa điểm nào khác, nơi mà Jane đã gặp
gỡ hai người phụ nữ khác là chị em nhà Rivers. Cũng tại đây, Jane đã
nhận ra những người nhà Reed không được giới thiệu với nàng trong gia
đình này.
Bóng tối và ánh sáng cũng đóng một vai trò quan trọng trong tác phẩm
này. Nhà nghiên cứu Élise Ouvrard đã đồng nhất lần lượt ba chiều trong
sự tương tác của hai yếu tố đối ngẫu này: sự phát triển dần về phía ánh
sáng được lí giải như sự tiến triển của Jane về hướng hạnh phúc và sự
hân hoan mang tính cá nhân, song cũng như yếu tố trung tâm của một cái
mã chú giải học, nhắm tới giải quyết một sự bí ẩn (đó là sự bí ẩn của
Thornfield Hall và sự tồn tại của Bertha) và cuối cùng, tiến về phía ánh
sáng là tiến tới việc biểu hiện cuộc kiếm tìm tinh thần và tôn giáo của
Jane. Trong ba chiều này, thì bóng tối và ánh sáng được quan niệm trong
mối quan hệ đối ngẫu biểu thị sự kiếm tìm và sự tiến triển của nữ nhân
vật. Trong một phối cảnh khác, Claire Mérias lại chọn hướng khảo sát
những biểu hiện phong phú về tuổi thơ trong tác phẩm này. Tuổi thơ đó
trước hết được đặc trưng bởi sự trấn áp mà Jane và các bạn ở Lowood
được miêu tả như những nạn nhân và cũng bởi sự thiếu thốn tình cảm đã
tác động đến chúng. Kết quả là một hiện tượng đặc biệt, đáng kể nhất là ở
Helen Burns: đứa trẻ được coi như một người trưởng thành “thu nhỏ” đã
lớn rất nhanh. Và khi cái chết đến sớm, nó phải gánh lấy trọng lượng của
các tội lỗi của con người chính bởi sự thơ ngây: cái chết, sẽ đồng nghĩa
với sự canh tân và sự cứu rỗi thánh thần. Tình mẹ, được đánh dấu bằng sự
thiếu vắng – sự thiếu vắng mà Jane đã cảm nhận được khi còn bé thơ về
những gương mặt người mẹ khác nhau tất cả đều ít nhiều giảm sút – hoặc
thông qua mối nguy hiểm, sự đe doạ đã làm rõ nét những giấc mơ mà Jane
thấy chính nàng làm mẹ. Ta có thể tự hỏi về sự dai dẳng của các hình ảnh
này về người mẹ trong cuốn tiểu thuyết trong những gì liên quan đến mối
quan hệ giữa Jane và Rochester: Jane thường xuyên bị Rochester đối xử
như là một đứa trẻ, còn đến cuối tác phẩm, chính nàng quay lưng lại với
vai trò đó khi nàng đang hình dung mình dẫn dắt Rochester yếu ớt và mù
loà. Mặc dù khó mà vạch ra đường biên vai trò làm mẹ này, nhưng cuối
cùng tình tiết chứng tỏ về sự phát triển của Jane và sự nhận thức của nàng
về tuổi thơ và về vai trò làm cha mẹ, sự phát triển đã được ghi nhận trong
truyện kể mang tính khai tâm. Đó là một vài công trình có nghiên cứu theo
hướng phân tâm học mà chúng tui nhận thấy có một số gợi ý cho đề tài
của chúng tôi.
Ngoài ra, ở Việt Nam, về luận văn, có công trình mang đề tài là: “Yếu
tố kì ảo trong tiểu thuyết Jane Eyre” – Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Hà nội năm 2008.
Trên các trang mạng của Việt Nam, chủ yếu là eVan, có một số bài
dịch của Hà Linh, Thanh Huyền về cuộc đời nhà văn hay tác phẩm của
bà. Ví dụ: “Charlotte Brontë từng bị đe dọa vì Jane Eyre”, trong đó kể về
việc nhà văn có thể viết lại một số phần trong cuốn tiểu thuyết để làm vừa
lòng ngài hiệu trưởng trường Lowood - ngôi trường được Bronte lấy làm
nguyên mẫu cho trại trẻ mồ côi trong tác phẩm. Ông hiệu trưởng đó đã
viết một bức thư, đe dọa sẽ kiện cô học sinh cũ vì tội vu khống và phỉ
báng ngôi trường. Bronte đã không bao giờ sửa lại bản gốc cuốn sách và
ngài hiệu trưởng cũng không khởi kiện. Bài “Rochester của Jane Eyre là
nhân vật lãng mạn nhất” cho thấy mặc dù không đẹp trai và luôn mang
gương mặt u buồn, nhà quý tộc Rochester trong cuốn tiểu thuyết của

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top