dongxuanhathu44

New Member
Download Hướng dẫn cách học và làm bài thi học sinh giỏi Địa lí

Download Hướng dẫn cách học và làm bài thi học sinh giỏi Địa lí miễn phí





+ Địa chất
• Sơ l¬¬ược về lịch sử phát triển địa chất (những nét t¬ổng quát về lịch sử địa chất kiến tạo đã diễn ra trong lãnh thổ, từ cổ¬ nhất đến trẻ nhất).
• Đặc điểm và phân bố các loại đá (xét theo nguồn gốc phát sinh : mắc ma, biến chất, trầm tích ; tỉ lệ các loại đá : loại chủ yếu, loại thứ yếu ; tuổi của đá : Nguyên sinh (Pt), Cổ sinh (Pz), Trung sinh (Mz), Tân sinh (Kz).
• Đặc điểm về cấu trúc kiến tạo (các đới kiến tạo, các tầng cấu tạo theo niên đại).
+ Khoáng sản
• Kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố)
• Phi kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố)
+ Địa hình
• Những đặc điểm chính của địa hình (tỉ lệ diện tích các loại địa hình và sự phân bố của chúng ; hướng nghiêng của địa hình, hướng chủ yếu của địa hình (đông, tây, nam, bắc), các bậc địa hình (chia theo độ cao tuyệt đối), tính chất cơ bản của địa hình.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:


b) Kĩ năng làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam
- Câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trở thành phổ biến trong tất cả các đề thi HS giỏi quốc gia từ trước đến nay. Để khai thác kiến thức từ Atlát, yêu cầu HS phải sử dụng tổng hợp cả kiến thức và kĩ năng địa lí, đồng thời phải sử dụng kĩ năng tư duy, trong nhiều trường hợp còn cần đến óc sáng tạo. Do vậy, trong nhiều đề thi HS giỏi quốc gia, có đến 2 câu hỏi yêu cầu làm việc với Atlát Địa lí Việt nam (năm 2005 và năm 2006 chẳng hạn).
- Thông thường câu hỏi gắn với Atlát có dạng "Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học....". Ví dụ : Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị giữa hai vùng : Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên (Đề thi năm 2006).
Với những câu hỏi kiểu này, nhiều thí sinh chỉ dựa vào một trong hai cơ sở trên (hay là riêng Atlát, hay riêng kiến thức đã học) để làm bài. Việc làm đó không cho phép trình bày kiến thức một cách đầy đủ. Nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học, nhiều kiến thức từ Atlát bị bỏ sót, đặc biệt là các kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng địa lí.... Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlát địa lí, nhiều kiến thức như tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển, về đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của dân cư... không được đề cập đến một cách đầy đủ và hợp lí.
Kinh nghiệm ôn luyện HS giỏi quốc gia cho thấy, trong những trường hợp như vậy phải chú ý phân biệt các loại kiến thức có thể khai thác từ Atlát địa lí, các loại kiến thức không thể hay rất khó thể hiện rõ trên Atlát, phải khai thác từ vốn kiến thức đã có của bản thân. Trong mỗi ý trình bày của bài làm, cần kết hợp hai loại kiến thức này với nhau một cách thích hợp. Sau đây là một ví dụ kết hợp kiến thức khai thác được trên Atlát địa lí với kiến thức đã có của bản thân.
Ví dụ : Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm của đất (thổ nhưỡng) miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Những kiến thức có thể khai thác được từ Atlat một cách rất rõ ràng :
+ Nhiều loại đất khác nhau (đất feralit, đất phù sa,...).
+ Đất feralit nâu đỏ trên đá ba dan : tập trung ở các cao nguyên Tây Nguyên.
+ Đất feralit trên các loại đá khác : chiếm diện tích lớn và phân bố rộng rãi ở vùng núi Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
+ Ở các vùng núi, độ cao trên 500 - 600 m đến 1600 - 1700 m có đất mùn vàng đỏ trên núi, độ cao trên 1600 - 1700 m có đất mùn alit núi cao, diện tích không lớn.
+ Đất xám bạc màu trên đá axit tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ven biển ở các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ. Ngoài ra, còn có ở duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Đất phù sa của sông Cửu Long tập trung nhiều ở ven sông Tiền và sông Hậu.
+ Đất phù sa của đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ nằm rải rác ven biển.
+ Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, còn có ở vùng cửa sông ven biển ở duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Đất cát ven biển : phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ.
- Những kiến thức phải huy động từ vốn tri thức đã có :
+ Đất (thổ nhưỡng) ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng như đất ở các miền tự nhiên khác của nước ta rất đa đạng, với nhiều loại khác nhau.
+ Đất feralit nâu đỏ trên đá ba dan : tập trung ở các cao nguyên Tây Nguyên khoảng trên 1,3 triệu ha. Đất này được hình thành trên cơ sở phong hoá đá ba dan, có tầng dày, khá phì nhiêu.
+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ trên 900.000 ha.
+ Đất phù sa của sông Cửu Long là loại đất tốt, có thành phần cơ giới nặng, từ đất thịt đến sét, phần lớn diện tích được bồi tụ phù sa vào mùa lũ.
+ Đất phù sa của đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ, được hình thành bởi sự bồi tụ của phù sa sông và biển, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua, cùng kiệt mùn và dinh dưỡng.
+ Đất phèn có đặc tính chua ; đất mặn có loại mặn ít, mặn nhiều,...
+ Đất cát ven biển cùng kiệt mùn và chất dinh dưỡng.
- Kết hợp cả hai nguồn kiến thức, có :
a) Đất (thổ nhưỡng) ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng như đất ở các miền tự nhiên khác của nước ta rất đa đạng, với nhiều loại khác nhau (đất feralit, đất phù sa,...).
b) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các loại đất sau :
- Đất feralit
+ Đất feralit nâu đỏ trên đá ba dan : tập trung ở các cao nguyên Tây Nguyên (khoảng trên 1,3 triệu ha) và Đông Nam Bộ. Đất này được hình thành trên cơ sở phong hoá đá ba dan, có tầng dày, khá phì nhiêu.
+ Đất feralit trên các loại đá khác : chiếm diện tích lớn và phân bố rộng rãi ở vùng núi Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
+ Ngoài ra, ở các vùng núi, độ cao trên 500 - 600 m đến 1600 - 1700 m có đất mùn vàng đỏ trên núi, độ cao trên 1600 - 1700 m có đất mùn alit núi cao, diện tích không lớn.
- Đất xám
+ Đất xám bạc màu trên đá axit tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ven biển ở các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ (trên 900.000 ha). Ngoài ra, còn có ở duyên hải Nam Trung Bộ.
- Đất phù sa
+ Đất phù sa của sông Cửu Long tập trung nhiều ở ven sông Tiền và sông Hậu. Đây là loại đất tốt, có thành phần cơ giới nặng, từ đất thịt đến sét, phần lớn diện tích được bồi tụ phù sa vào mùa lũ.
+ Đất phù sa của đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ, được hình thành bởi sự bồi tụ của phù sa sông và biển, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua, cùng kiệt mùn và dinh dưỡng.
- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, còn có ở vùng cửa sông ven biển ở duyên hải Nam Trung Bộ. Đất phèn có đặc tính chua ; đất mặn có loại mặn ít, có loại mặn nhiều,...
- Đất cát ven biển : phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ ; đất cùng kiệt mùn và chất dinh dưỡng.
- Các yêu cầu làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam rất đa dạng. Trong phạm vi ôn luyện thi HS giỏi quốc gia môn Địa lí THPT, cần lưu ý tập trung vào các chủ điểm sau :
+ Trình bày vị trí địa lí của quốc gia, miền, vùng, tỉnh, trung tâm công nghiệp/thành phố lớn,... và nêu ý nghĩa (vị trí toán học, vị trí địa lí tự nhiên, vị trí địa lí kinh tế).
+ Trình bày và giải thích về đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam (địa hình nhiều đồi núi, tác động đến cảnh quan tự nhiên và sự phát triển KT - XH ; đặc điểm của Biển Đông, ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta ; thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình xâm thực - bồi tụ, thuỷ văn của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, đất feralit, hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa) ; thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng theo yếu tố và theo vùng (sự phân hóa địa hình, khí hậu - thuỷ văn, thổ nhưỡng - sinh vật, cảnh quan thiên nhiên).
+ Trình bày và giải thích một yếu tố, thành phần địa lí tự nhiên, dân cư - xã h
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top