tctuvan

New Member
link tải miễn phí vấn đề hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế - công pháp

Hiện nay trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế một cách đa dạng, quá trình hội nhập của các quốc gia là một tất yếu khác quan nó tạo điều kiện để các quốc gia có thể giao lưu trong các lĩnh vực khác nhau như: chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…Vì vậy mà sự dịch chuyển hàng hóa, sức lao động, tiền tệ qua biên giới quốc gia trên quy mô lớn.Tuy nhiên chính điều này nó đã tạo điều kiện cho thuận lợi cho các hành vi tiêu cực nảy sinh và phát triển. Một trong số đó là tình hình tội phạm quốc tế ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều. Trước tình hình phát triển đáng lo ngại của tội phạm này, cộng đồng quốc tế đứng trước một vấn đề có tính toàn cầu đó là đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế. Vậy vấn đề hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế trong giai đoạn hiện nay được thể hiện như thế nào?
I. Những vấn đề lý luận chung về hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế
1. Khái quát chung
1.1 Khái niệm hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm
Hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm bao gồm toàn bộ các hoạt động cấn thiết của thành viên cộng đồng quốc tế, nhằm ngăn ngừa trừng trị, loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống quốc tế cũng như đời sống quốc gia.
1.2 Khái niệm tội phạm quốc tế
Tội phạm quốc tế được Ủy ban luật quốc tế xác định là loại tội phạm chống lại phát luật quốc tế, phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia. Đây là loại nghĩa vụ có ý nghĩa cơ bản trong việc đảm bảo các quyền lợi sống còn của cộng đồng quốc tế. Tội phạm quốc tế là mối nguy hiểm nhất đối với toàn thể nhân loại.
1.3 Phân loại tội phạm quốc tế
Tội phạm quốc tế có thể được phân thành: Tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và apthai, tội chống lại con người, tội ác xâm lược.
Trong Điều 6 Quy chế Tòa án quân sự quốc tế Nurumbe ngày 8.8.1945, tội phạm quốc tế được chia làm ba nhóm:
-Tội phạm chống hòa bình bao gồm các hành vi tội phạm âm mưu, chuẩn bị, tuyên truyền và tiến hành chiến tranh xâm lược, hay chiến tranh, vi phạm các điều ước quốc tế, các thỏa thuận và đảm bảo quốc tế.
- Tội chống con người là các hành vi giết hại, hủy diệt, đày ải, nô dịch và các hành vi dã man khác đối với con người, vi phạm nghiêm trọng các quy phạm và các tập quán quốc tế về quyền con người như truy đuổi con người vì lý do chính trị, tôn giáo, chủng tộc…
- Tội phạm chiến tranh bao gồm các hành vi tội phạm chà đạp lên tập quán quốc tế và vi phạm pháp luật quốc tế về chiến tranh như: giết hại tù binh, con tin, phá hủy thành phố, làng mạc…
1.3 Vai trò của hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế
Tội phạm quốc tế là mối nguy hiểm nhất đối với toàn thể nhân loại vì chúng xâm hại đến hòa bình và an ninh quốc tế. Việc phòng chống tội phạm này không phải là quyền hay nghĩa vụ của bất kỳ một quốc gia nào mà nó đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các quốc gia. Việc hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh của các quốc gia nói riêng và của cộng đồng quốc tế nói chung.
2. Nội dung của hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế
Tội phạm quốc tế là một trong các loại tội phạm trong luật quốc tế. Vì vậy, hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế nó cũng tương tự các hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo đó, hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế bao gồm các hoạt động sau:
2.1 Phân định thẩm quyền tài phán
Thẩm quyền tái phán của một quốc gia được hiểu là quyền lực riêng biệt của quốc gia trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và đây là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thẩm quyền tài phán hình sự quốc gia bao gồm các nhóm quyền: quyền cho phép hay nghiêm cấm, quyền xét xử và quyền thi hành trong lĩnh vực hình sự liên quan đến chủ thể, khách thể hay sự kiện pháp lý. Tuy nhiên, trên thực tế do những nguyên nhân khách quan, chủ quan mà quốc gia không thể thực hiện được quyền này vì vậy đòi hỏi là cần có sự hợp tác giữa các quốc gia. Để đảm bảo sự phù hợp trọng việc thực hiện thẩm quyền tài phán quốc gia trong các vụ việc hình sự trong khoa học luật quốc tế đã tồn tại một số nguyên tắc xác định thẩm quyền tài phán như: nguyến tắc lãnh thổ, nguyên tắc quốc tịch, nguyên tắc an ninh quốc gia, nguyên tắc phổ cập.
Nguyên tắc lãnh thổ: Trong khoa học luật quốc tế ghi nhận việc áp dụng các nguyên tắc lãnh thổ để xác định thẩm quyền tài phán hình sự quốc gia. Theo nguyên tắc này, quốc gia có thẩm quyền tài phán hình sự là quốc gia nơi hành vi phạm tội thực hiện. Do đó, tòa án có thẩm quyền giải quyết là tóa án quốc gia nơi hành vi phạm tội được thực hiện.
Nguyên tắc quốc tịch: Theo nguyên tắc quốc tịch thì quốc gia có thẩm quyền tài phán là quốc gia mà các nhân thực hiện hành vi phạm tội hay tình nghi thực hiện hành vi phạm tội mang quốc tịch, cho dù hành vi đó xảy ra ở bất kỳ nơi nào. Do đó, thẩm quyền xét xử hoàn toàn được xác định không phụ thuộc vào địa điểm thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, quốc tịch của nạn nhân cũng có thể được coi là căn cứ để xác định thẩm quyền tài phán, theo đó quốc gia mà nạn nhân là công dân (có quốc tịch) cũng có thẩm quyền tài phán hình sự.
Nguyên tắc an ninh quốc gia: Các quốc gia có thẩm quyền xét xử đối với bất kỳ hành vi phạm tội nào được thực hiện nhằm mục đích gây phương hại đến nền độc lập, an ninh của quốc gia cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Khi áp dụng nguyên tắc này các hành vi phạm tội sẽ phải chịu sự truy tố và xét xư của bị xâm hại mà không cần xét đến địa điểm thực hiện hành vi hay quốc tịch của thủ phạm hay người bị hại.
Nguyên tắc phổ cập: là nguyên tắc xác định thẩm quyền tài phán hình sự dựa trên cơ sở tính chất nguy hiểm, đe dọa cộng đồng của một số tội phạm cụ thể. Theo đó, tất cả các quốc gia có liên quan đều được phép sử dụng các biện pháp cần thiết để xác lập thẩm quyền xét xử hình sự của mình đối với một số loại tội phạm đã được xác định mà không không cần xét đến địa điểm thực hiện hành vi phạm tội hay mục đích thực hiện và chủ thể là ai.
2.2 Thành lập Tòa án quốc tế
Tội phạm quốc tế là mối nguy hiểm lớn nhất đối với tòa thể nhân loại vì chúng xâm hại tới hòa bình và an ninh quốc tế. Do đó, để trừng trị loại tội phạm này, ngoài việc quốc gia có thể thực hiện quyền tài phán, cộng đồng quốc tế đã nhất trí tiến hành thành lập cơ quan tài phán quốc tế đưa ra những phán quyết căn cứ vào quy định của luật quốc tế, đó chính là các Tòa án quân sự quốc tế Nurumbe, Tòa án Tokyo…Thành lập Tòa án quốc tế là một biện pháp cơ bản để phòng chống tội phạm quốc tế.
Cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của cơ quan tài phán quốc tế: Các cơ quan tài phán quốc tế ra đời và hoạt động trên cơ sở các điều ước quốc tế hay các văn bản pháp lý quốc tế. Dựa trên Tuyên bố Matxcova và Hiệp ước Poxdam, ngày 8/8/1945 Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô đã ký Hiệp ước London về truy nã và trừng trị các tội phạm chiến tranh của các quốc gia thuộc khối Trục phát xít tại Châu Âu. Quy chế Tòa án quân sự quốc tế là bộ phận không thể tách rời của Hiệp ước này. Đây là văn bản pháp lý quốc tế thành lập Tòa án quân sự Nurumbe năm 1945 và Tòa án quân sự Tokyo năm 1946 Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết số 808 năm 1993 về thành lập Tòa án quốc tế truy tố các cá nhân phạm tội có hành vi xâm hại nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế được thực hiện trên lãnh thổ Ruanda. Thành công quan trọng gần đây nhất của cộng đồng quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội ác quốc tế là sự ra đời của Tòa hình sự quốc tế. Tòa án này được hình thành trên cơ sở Quy chế Tòa án hình sự quốc tế thông qua tại hội nghị Roma năm 1998.
Cơ quan tài phán quốc tế thường tồn tại dưới hai hình thức là: Cơ quan tài phán thường trực và cơ quan tài phán lâm thời.
Căn cứ vào cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của cơ quan tài phán quốc tế và thực tiễn hoạt động của chúng, có thể khẳng định thẩm quyền của các cơ quan tài phán chỉ giới hạn đối với việc truy tố, xét xử tội phạm quốc tế (tội ác quốc tế). Ví dụ: Tòa án hình sự quốc tế Lahay có thẩm quyền tài phán đối với các tội phạm diệt chủng, tội phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược.
Một số cơ quan tài phán quốc tế như: Tòa án quân sự quốc tế Nurumbe và Tokyo, Tòa án quốc tế về tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ và ở Ruanda, Tòa hình sự quốc tế Lahay.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia Kinh tế quốc tế 0
T Thực tiễn hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự có tính chất quốc tế của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D RÈN LUYỆN THAO TÁC PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TAM GIÁC Ở LỚP 7 Luận văn Sư phạm 0
D Đánh giá tác dụng điều trị bệnh vảy nến thể thông thường của bài thuốc tiêu phong tán kết hợp kem dưỡng ẩm Y dược 0
D Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của vật liệu Fe-Ti-Hydrotanxit và ứng dụng làm xúc tác xử lý Metylen xanh trong môi trường nước Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu quá trình tổng hợp biodiezel từ dầu dừa trên xúc tác dị thể NaOH/MgO Khoa học Tự nhiên 0
D Báo cáo tổng hợp về tình hình thực tế công tác kế toán, quy trình hạch toán các phần hành kế toán tại Công ty may 10 Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top