Đề tài Hoạt động khai thác các giá trị văn hoá Việt Nam trong festival Huế 2006

Download miễn phí Đề tài Hoạt động khai thác các giá trị văn hoá Việt Nam trong festival Huế 2006





MỤC LỤC
 
Chương I: Khái quát về văn hoá và festival Huế 2006
1. Khái quát về văn hoá
* Khái niệm văn hoá
* Phân loại các thành tố văn hoá
2. Khái quát về festival Huế
* Khái niệm festival
* Festival Huế và festival Huế 2006 :
Chương II: Hoạt động khai thác các giá trị văn hoá Việt Nam trong festival Huế 2006
1. Kiến trúc
2. Nghệ thật tạo hình và âm thanh
3. Nghệ thật trình diễn
4. Nghề thủ công
5. Ẩm thực
6. Các yếu tố khác
Chương III: Tác động của khai thác văn hoá Việt Nam qua festival Huế 2006 đối với du lịch
1. Tích cực
2. Tiêu cực
3. Kết luận
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t quả kỳ thi, quan Kinh dẫn đưa các tân tiến sĩ quỳ bái trước Ngọ Môn rồi lui về bên trái. Quan Bộ Lễ tâu xin làm lễ.
Truyền lô và tuyên đọc sức tứ (sắc phong của vua) ban học vị cho các tân tiến sĩ. Các tân tiến sĩ từng người một nghe xướng danh và đến làm lễ tạ ơn. Nghi lễ truyền lô kết thúc, vua và xa giá trở về nội cung và đám rước Kim bảng đề danh được bắt đầu với lễ nhạc cờ lọng, quan viên, binh lính... từ Ngọ Môn thẳng ra Phu Văn Lâu để tổ chức niêm yết bảng vàng. Sau lễ niêm yết bảng vàng, đám rước tiếp tục di chuyển về cửa Thể Nhơn, thẳng đến cửa Hiển Nhơn về Duyệt Thị Đường để làm lễ nhận ân tứ vinh quy, cưỡi ngựa thưởng hoa. Lễ rước Vinh quy bái tổ sẽ được tổ chức dưới hình thức lễ hội dân gian, diễn xướng văn hóa, văn nghệ... gồm đoàn hộ tống tân tiến sĩ về làng vinh quy bái tổ. Đoàn quan viên, bô lão, dân làng rước tân khoa tiến sĩ về nguyên quán từ cửa Hiển Nhơn về đình làng Dương Nổ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang). Tại đây sẽ diễn ra các hoạt động mừng đón tân tiến sĩ, làm lễ bái tổ, tạ ơn làng xóm, các bậc bô bão...Lễ hội Truyền lô, Vinh qui Bái tổ không chỉ giúp cho du khách và công chúng nhìn nhận về một lễ hội văn hoá độc đáo; mà quan trọng hơn là ý nghĩa giáo dục cộng đồng, nhất là giới trẻ hiện nay về truyền thống hiếu học, sự tôn vinh, trọng vọng nhân tài của người Việt Nam một thời. Đó chính là một trong những tính giá trị của văn hoá, bởi bản thân nó là văn hoá đồng thời nó còn nhân lên tính giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho cộng đồng. Đó chính là thành công của việc khai thác các yếu tố văn hoá Việt qua festival lần này. Chính vì ý nghĩa đó các cơ quan chủ quản tổ chức festival đã quyết định tổ chức lễ hội này - một lễ hội chưa từng xuất hiện trong các kỳ festival trước đó.
Festival Huế 2006 cũng tái hiện đầy đủ 3 phần của lễ hội Nam Giao (không như Festival Huế 2004, chỉ tái hiện phần lễ hồi cung), gồm các lễ rước xuất cung (từ Đại Nội lên đàn Nam Giao), lễ tế trời tại Nam giao, và lễ hồi cung (từ Trai cung về Đại Nội). Để chuẩn bị cho lễ hội Nam Giao với quy mô hoành tráng nhất, thể hiện hoàn chỉnh các lễ nghi và văn hóa cung đình, đồng thời làm sống lại cả không gian diễn xướng nhã nhạc, múa hát xưa, Ban tổ chức đã điều động gần 600 người, 5 voi và 6 ngựa, với đầy đủ các trang phục đúng như lịch sử; đặc biệt có cả người đóng thế vai vua trong lễ hội.
Một trong những lễ hội đặc sắc của Festival Huế lần này là chương trình Đêm Hoàng cung, một chương trình biểu diễn tổng hợp diễn ra trong Đại Nội Huế vào các đêm: 3, 6 và 9-6-2006. Tinh thần của lễ hội Đêm hoàng cung là một chương trình nghệ thuật gắn với lễ hội, hướng đến mục đích tái hiện vẻ đẹp lung linh của Đại Nội về đêm với các sinh hoạt văn hóa trong các cung điện Huế xưa như: Nhã nhạc, Múa cung đình, Tuồng Huế, Ca Huế; nghệ thuật ẩm thực cung đình đa dạng của Huế trong các chương trình dạ nhạc tiệc cung đình…Các chương trình của Đêm hoàng cung 1 rất đa dạng, gồm có:
Thưởng ngoạn ẩm thực của vua chúa
Tái hiện những trò chơi cung đình của Huế xưa mà các bậc đế vương thời Nguyễn đã từng thưởng ngoạn và tiêu khiển, nhằm tạo ra những sân chơi thú vị và mang đậm bản sắc văn hóa Huế, để công chúng có cơ hội tham gia thụ hưởng và thưởng ngoạn là mục đích của việc tổ chức đêm hoàng cung.
Có 6 trò vui đặc sắc nhất của cung đình Huế được tổ chức, gồm: Ca Huế thính phòng, Uống trà Huế, Thả thơ, Đố thơ trên lồng đèn, Đổ xăm hường và Đầu hồ được tái hiện để phục vụ du khách. Tại Đại Nội, trong 3 đêm Hoàng Cung còn diễn ra các buổi yến tiệc cung đình ở khu vực sân điện Cần Chánh. Dự kiến mỗi buổi yến tiệc cung đình sẽ có khoảng 800 thực khách. Gắn với buổi yến tiệc sẽ có các chương trình nghệ thuật múa hát cung đình, trình tấu Nhã nhạc, ca Huế và những thước phim tư liệu tái hiện những hình ảnh sinh hoạt của cung đình Huế một thời trước đây. Cũng tại Đại Nội, dự kiến trong khu vực cung Trường Sanh đang được tu bổ sẽ có các hình thức ẩm thực giới thiệu các món bánh Huế, chè Huế và những món ăn nhẹ truyền thống của Huế diễn ra cả trong Đêm Hoàng Cung và các đêm khác. Tại biệt cung An Định sẽ có khu vực ẩm thực gắn với các điểm biểu diễn nghệ thuật và trưng bày triển lãm.
Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình Huế, nơi khởi diễn các trò chơi cung đình Huế. Sau các buổi trình diễn Nhã nhạc trong các chương trình chính thức, đây là nơi tổ chức ca Huế thính phòng, với những cảnh trí và nhân vật được tái hiện như hồi đầu thế kỷ XX. Khách thưởng ngoạn ca Huế sẽ hòa cầm, hòa ca với các ca công và nhạc công chuyên nghiệp. Giữa buổi diễn có giờ nghỉ giải lao, chính là lúc quý khách thưởng thức món ăn Huế cùng mỹ tửu và các thứ mứt bánh đặc sản của cố đô.Duyệt Thị Đường cũng là nơi biểu diễn thú uống trà Huế. Uống trà là một thú vui thanh đạm và cầu kỳ của người Huế, có một truyền thống lâu đời và được nhiều danh nhân, thi sĩ ca ngợi. Tùy nhân và tùy thời, du khách sẽ được mời đối ẩm hay quần ẩm và sẽ có dịp chiêm nghiệm nét thanh tao, lịch lãm của nghệ thuật uống trà Huế.Trong chương trình này, du khách đã thực sự được tham gia vào các hoạt động văn hoá cộng đồng, đó cũng là một nét đẹp văn hoá của người Việt.Các hoạt động này đã hoàn thành trọn vẹn vai trò của nó đó là tăng cường sự cố kết cộng đồng, xã hội hoá các hoạt động văn hoá.
Trò chơi cung đình
Từ Duyệt Thị Đường, hệ thống trường lang sẽ dẫn du khách đến Thái Bình Lâu, vốn là lầu đọc sách của các vị vua triều Nguyễn. Trong những Đêm Hoàng cung, Thái Bình lâu là nơi tổ chức trò chơi thả thơ. Đó là lối “đánh bạc” bằng trí tuệ, bằng sự nhanh trí và vốn kiến thức uyên thâm về thi phú của tầng lớp nho sĩ đất thần kinh xưa. Trò này được tái hiện ngay trong Thái Bình lâu, nơi được coi là “lâu đài học vấn” giữa Hoàng Thành, với những câu thơ của các thi nhân lừng danh, chính là dịp để du khách yêu thơ tỏ bày niềm đam mê thi phú của mình ở một nơi “sang trọng nhất và trí tuệ nhất” của Hoàng cung triều Nguyễn.
Hai hàng đèn lồng đỏ treo dọc con đường nối Thái Bình lâu, xuyên qua hai bát giác đình trước điện Kiến Trung, dẫn vào cung Diên Thọ là nơi diễn ra trò đố thơ trên lồng đèn. Trò chơi này có gốc gác từ Trung Hoa, du nhập vào cung đình Huế từ cuối thế kỷ XIX. Đó cũng là trò chơi liên quan đến chuyện thi văn, nhưng sự thắng thua không dựa trên học vấn uyên thâm và thi tài của người chơi, mà nhờ vào óc suy luận của họ. Trên những chiếc đèn lồng màu đỏ treo cao có đề những câu thơ. Người chơi dựa vào nội dung câu thơ để đoán xem câu thơ ấy ngụ ý chuyện gì? Vật gì? Ai đoán trúng sẽ được lĩnh thưởng. Giải thưởng là vé mời xem những chương trình đặc sắc khác của Festival.
Hai bát giác đình trước điện Kiến Trung là nơi diễn ra các trò chơi đổ xăm hường, bài vụ và đầu hồ. Ở đó, du khách có thể là khán giả, cũng có thể là những tay chơi dướ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top