haanhtho8x

New Member

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm tra và giám sát đối với hệ thống giao thông cộng cộng bằng xe Bus ở Hà Nội





 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

90

 LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: Lý luận chung về công tác kiểm tra đối với hệ thống giao thông công cộng bằng xe bus ở Hà Nội 3

I. Tổng quan về kiểm tra 3

1. Kiểm tra và vai trò của kiểm tra 3

1.1. Khái niệm kiểm tra 3

1.2. Nội dung kiểm tra 3

1.3. Vai trò của kiểm tra 5

1.3.1. Những yếu tố tạo nên sự cần thiết của kiểm tra 5

1.3.2. Mức độ cần thiết của kiểm tra 6

2. Bản chất của kiểm tra 7

2.1. Kiểm tra là một hệ thống phản hồi 7

2.2. Kiểm là một hệ thống dự báo 8

3. Các phương pháp kiểm tra 11

3.1. Nguyên tắc kiểm tra các điểm thiết yếu 11

3.2. Nguyên tắc về địa điểm kiểm tra 11

3.3. Nguyên tắc số lượng nhỏ các nguyên nhân 11

3.4. Nguyên tắc tự kiểm tra 11

4. Hệ thống kiểm tra 11

4.1. Khái niệm hệ thống kiểm tra 11

4.2. Những yêu cầu đối với hệ thống kiểm tra hiệu quả 12

4.2.1. Hệ thống kiểm tra cần được thiết kế theo các kế hoạch 12

4.2.2. Hệ thống kiểm tra cần phù hợp với tổ chức và con người trong tổ chức 12

4.2.3. Hệ thống kiểm tra phải mang tính hệ thống 13

4.2.4. Hệ thống kiểm tra cần vạch rõ những chỗ khác biệt tại các điểm kiểm tra thiết yếu 13

4.2.5. Kiểm tra cần khách quan 13

4.2.6. Kiểm tra cần linh hoạt 13

4.2.7. Kiểm tra cần hiệu quả 13

4.2.8. Việc kiểm tra phải dẫn đến tác động điều chỉnh 14

4.3. Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm tra 14

4.3.1. Chủ thể kiểm tra 14

4.3.2. Các phương pháp kiểm tra 14

4.3.3. Các kỹ thuật kiểm tra 16

a. Các công cụ kiểm tra truyền thống 16

b. Các công cụ kiểm tra hiện đại 20

5. Quá trình kiểm tra 23

5.1. Định nghĩa về quá trình kiểm tra 23

5.2. Quá trình kiểm tra 25

5.2.1. Xác định mục tiêu và đối tượng kiểm tra 25

5.2.2. Xác định hệ thống kiểm tra 27

5.2.3. Đo lường và đánh giá sự thực hiện 27

5.2.4. Điều chỉnh sự thực hiện 28

5.2.5. Tổng kết và kiến nghị 29

II. Hệ thống kiểm tra đối với mạng lưới giao thông công cộng đô thị 29

1. Tổng quan về giao thông công cộng đô thị và mạng lưới xe bus 29

1.1. Một số khái niệm cơ bản 29

1.2. Mạng lưới xe bus và vai trò của nó trong hệ thống giao thông công cộng 31

1.3. Đặc điểm của hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe bus 32

2. Hệ thống kiểm tra đối với mạng lưới xe bus 33

2.1. Khái niệm về kiểm tra đối với mạng lưới xe bus 33

2.2. Bộ máy kiểm tra đối với hệ thống giao thông công cộng 34

2.2.1. Mô hình độc quyền nhà nước 34

2.2.2. Mô hình cho thầu 34

2.2.3. Mô hình tổ chức quản lý hỗn hợp 34

2.3. Các phương pháp và công cụ kiểm tra cơ bản đối với hệ thống giao thông công cộng đô thị 37

3. Kinh nghiệm công tác kiểm tra ở một số thành phố trên thế giới 39

Chương II. Thực trạng công tác kiểm tra đối với hệ thống giao thông công cộng bằng xe bus ở Hà Nội 41

I. Thực trạng của giao thông công cộng nói chung và mạng lưới xe bus nói riêng ở Hà Nội 41

1. Một số đặc điểm chung của thành phố Hà Nội 41

2. Đặc tính, nhu cầu đi lại ở Hà Nội 41

3. Thực trạng hệ thống giao thông công cộng ở Hà Nội 43

3.1. Tình hình quy hoạch phát triển mạng lưới đường đô thị 43

3.2. Thực trạng về sự phát triển các loại hình giao thông ở Hà Nội 45

4. Hiện trạng mạng lưới xe bus nội đô ở Hà Nội 47

4.1. Hiện trạng về mạng lưới tuyến và cơ sở vật chất phục vụ cho tuyến 47

4.2. Hiện trạng về phương tiện vận tải xe bus 49

II. Thực trạng của công tác kiểm tra đối với hệ thống giao thông công cộng bằng xe bus tại Hà Nội 50

1. Bộ máy kiểm tra 50

1.1. Sở giao thông công chính 51

1.2. Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị 51

1.3. Các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng 55

2. Hình thức kiểm tra 56

2.1. Kiểm tra thường xuyên 57

2.2. Kiểm tra đột xuất 58

2.3. Giám sát phối hợp với các doanh nghiệp xe bus 58

2.4. Công tác kiểm tra chứng từ hoạt động xe bus 58

2.5. Công tác khảo sát trên tuyến 59

2.6. Công tác phỏng vấn khách đi xe bus 59

2.7. Công tác kiểm tra hạ tầng phục vụ xe bus 59

3. Công cụ kiểm tra 60

3.1. Kế hoạch vận chuyển và trợ giá 60

3.2. Thời gian biểu (biểu đồ ) 63

4. Một số đánh giá chung 63

4.1. Những thuận lợi 63

4.2. Những khó khăn 64

Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra đối với hệ thống giao thông công cộng bằng xe bus 66

I. Định hướng phát triển giao thông công cộng nói chung và mạng lưới xe bus nói riêng ở Hà Nội đến 2010 66

1. Mục tiêu, quan điểm và những giải pháp định hướng cho sự phát triển giao thông công cộng ở Hà Nội đến 2010 66

1.1. Mục tiêu 66

1.2. Các quan điểm, nguyên tắc thực hiện mục tiêu 67

1.3. Những giải pháp định hướng cho sự phát triển giao thông công cộng ở Hà Nội 68

2. Phương án phát triển mạng lưới xe bus Hà Nội 70

2.1. Các tiêu chuẩn cần đạt được của mạng lưới tuyến 70

2.2. Phát triển giao thông công cộng bằng xe bus 71

II. Định hướng phát triển của trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị 71

1. Sự cần thiết của thiết bị kiểm tra chiến lược hoạt động của xe bus và lượng hành khách trên tuyến 73

2. Yêu cầu đối với các thiết bị 73

III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra đối với hệ thống giao thông bằng xe bus ở Hà Nội 73

1. Một số giải pháp chung 73

2. Về bộ máy kiểm tra 74

3. Về công cụ kiểm tra 76

3.1. Về công tác lập kế hoạch 76

3.1.1. Kế hoạch phát triển mạng lưới tuyến bus 76

3.1.2. Kế hoạch vận chuyển 77

3.2. Đối với cách trợ giá 78

3.2.1. Các cách trợ giá 79

a. cách trợ giá trực tiếp 79

b. Các cách trợ giá gián tiếp 79

3.2.2. Các phương pháp tính trợ giá 80

a. Trợ giá theo luật hành khách 80

b. Trợ giá theo số chuyến xe 81

c. Trợ giá theo lượt và theo tổng km xe chạy 81

2.3. Vận dụng sơ đồ GANTT 83

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hệ thống giao thông công cộng vào loại tốt nhất trong khu vực Châu á. ở đây, cơ quan duy nhất hoạch định và quy hoạch giao thông đô thị là Cục giao thông công cộng. Tất cả các đơn vị khác là mạng lưới tư vấn, mọi vấn đề đều được xem xét và quyết định ở Cục giao thông công cộng. Vì vậy, công tác kiểm tra và giám sát được phối hợp đồng bộ trong một khuôn khổ pháp luật chặt chẽ.
Còn ở Thuỵ Điển (cũng như các nước Pháp, Đan Mạch, Na uy, Phần Lan, Hà Lan) thì hoạt động vận tải hành khách công cộng được thực hiện thông qua đấu thầu. Đặc điểm chính của mô hình Thuỵ Điển là:
- Cơ quan vận tải công cộng chịu trách nhiệm chính về tổ chức vận tải công cộng trong phạm vi quận (cả Thuỵ Điển có 24 cơ quan).
- Các nhà khai thác thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân cạnh tranh để có được hợp đồng (thầu).
Trong đó, các cơ quan vận tải công cộng là người mua dịch vụ bên ngoài từ các nhà khai thác. Cơ quan này không có nguồn bên trong (không có phương tiện vận tải) đi thực hiện dịch vụ. Cơ quan vận tải công cộng này đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh và quyết định dịch vụ. Nhiệm vụ chính là tổ chức đấu thầu, giám sát hoạt động của nguồn khai thác và lập kế hoạch, tiếp thị, bảo dưỡng sửa chữa và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Công ty vận tải công cộng (cũng không có phương tiện vận tải) là người chịu trách nhiệm xây dựng mạng lưới tuyến, biểu đồ vận hành, cung cấp thông tin cho nhân dân và hành khách, ký hợp đồng với nhà khai thác và thu tiền từ khách hàng.
Các nhà khai thác nhận được hợp đồng thông qua đấu thầu. Yêu cầu chính là cần đạt được mục tiêu cả về số lượng và chất lượng. Các chương trình chất lượng bao gồm cả chương trình tiếp theo và hệ thống kiểm tra, kiểm soát. Có áp dụng các hình thức phạt khi nhà khai thác không đạt mục tiêu, không đảm bảo số lượng và chất lượng theo quy định. Việc đấu thầu thông qua cạnh tranh không những chỉ tập trung vào giá cả bỏ thầu mà còn phụ thuộc vào cả chất lượng phục vụ. Nó cũng được coi là những tiêu chuẩn để kiểm tra. Ví dụ như trong hợp đồng cần chi tiết các chất lượng yêu cầu như mức thường xuyên và năng lực vận tải, mức chính xác, đúng giờ, thông tin, dịch vụ cá nhân, mức độ được đào tạo của nhân viên, an toàn, an ninh, bố trí mạng, tuyến, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn về khả năng tối thiểu, tiêu chuẩn của xe theo quan điểm của hành khách.
Tóm lại, việc tổ chức vận tải hành khách công cộng nói chung và kiểm tra nói riêng trong các thành phố lớn đang là vấn đề đáng quan tâm. Mỗi thành phố đều có những hệ thống kiểm tra với những đặc thù riêng. Tuy nhiên, hầu hết các thành phố đều tổ chức ra 1 cơ quan quản lý Nhà nước nhằm quản lý và kiểm tra đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng. Cơ quan này sẽ áp dụng các hình thức và công cụ kiểm tra nhất định để thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát của mình. Hình thức và công cụ kiểm tra ở mỗi thành phố phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng ở thành phố đó.
Từ kinh nghiệm của các thành phố trên thế giới, chúng ta có thể thấy được nhu cầu thành lập Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị ở các thành phố Việt Nam.
Chương II
Thực trạng công tác kiểm tra đối với hệ thống giao thông công cộng bằng xe Bus ở Hà Nội
Từ sự nghiên cứu ở chương I, trong chương này chúng ta áp dụng xem xét cụ thể tình hình của Hà Nội hiện nay với thực trạng cuả hệ thống giao thông công cộng nói chung, mạng lưới xe Bus nói riêng và đặc biệt là thực trạng của công tác kiểm tra và giám sát đối với mạng lưới xe Bus nội đô, để từ đó rút ra được những cơ hội cần tiếp tục khai thác và cả những vấn đề cần giải quyết. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để có thể đưa ra được các giải pháp điều chỉnh có ý nghĩa.
I- Thực trạng của giao thông công cộng nói chung và mạng lưới xe Bus nói riêng ở Hà Nội.
1. Một số đặc điểm chung của thành phố Hà Nội.
Với truyền thống của gần 1000 năm lịch sử, Hà nội hiện nay đóng vai trò là một trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, một thành phố công nghiệp tập trung với quy mô ngày càng lớn và trình độ công nghệ ngày càng cao. Đồng thời Hà Nội cũng là một trung tâm văn hoá, trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm giáo dục và đào tạo của cả nước, đúng như nghị quyết của Bộ Chính trị đã ghi "Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học - kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, giao dịch quốc tế của cả nước".
Nằm giữa châu thổ sông Hồng, Hà Nội có điều kiện tự nhiên và dân số đặc biệt khác so với nhiều thành phố khác. Nó có dạng kéo dài theo hướng Bắc - Nam , từ huyện Sóc Sơn tới huyện Thanh Trì với chiều dài khoảng 50 km. Theo hướng Đông - Tây, rộng nhất qua hai huyện Gia Lâm - Từ Liêm độ khoảng 30 km. Với một vị trí như vậy, Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất ở nước ta, là nơi hội tụ của mọi loại hình giao thông quan trọng như các tuyến giao thông đường bộ chiến lược, đầu mối đường sắt quốc gia, sân bay quốc tế và các tuyến đường sông quan trọng. Trong nhiều năm qua với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hệ thống giao thông đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước đã đầu tư nhiều tiền của, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm thúc đẩy mạng lưới giao thông khu vực Hà Nội phát triển mạnh mẽ. Song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế, nhu cầu giao lưu đi lại của thủ đô.
Hà Nội là một điểm dân cư tập trung với mật độ lớn và có số lượng ngày một tăng, tổng dân số của Hà Nội năm 1997 là 1.464 nghìn người, trong đó dân số 7 quận nội thành là 1.298 nghìn người, tương đương 88,62% so với tổng dân số thành phố. Đến năm 1999, tổng dân số của Hà Nội là 2.044 nghìn người, tăng 1,4 lần. Mật độ dân số Hà Nội là 2.830 người/km2, cao gấp 12 lần mật độ trung bình cả nước. Tuy nhiên, phân bố dân cư trên phạm vi Hà Nội không đều, khu vực nội thành mật độ dân số cao khoảng 19.819 người/km2, trong đó một số khu vực rất cao như khu phổ cổ (có phường ở quận Hoàn Kiếm mật độ dân số tới 60.000 - 70.000 người/km2), nhưng ở ngoại thành mật độ dân số thấp, bình quân 1.386 người/km2. Do tốc độ dân số cao trong những năm vừa qua đòi hỏi các nhu cầu về dịch vụ công cộng như đi lại, ăn ở, chữa bệnh... ngày càng lớn.
Xét về mặt kinh tế: Thủ đô Hà Nội nằm trong số các thành phố có nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Hà Nội luôn đạt mức tăng trưởng kinh tế, hàng năm trung bình 11%, GDP bình quân đầu người tăng từ 100 USD năm 1993 lên 600 USD năm 1996. Cơ cấu của Hà Nội theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 34%, dịch vụ 61,2% và nông nghiệp chiếm 4,8%.
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, một loạt các khu công nghiệp tập trung cũng đang được hình thành như: khu công nghiệp Thượng Đình, Minh Khai - Vĩnh Tuy, Mai Động, Cầu Diễn, Trương Định, Đông Anh, Gia Lâm...
Những yếu tố mang tính đặc thù riêng của thủ đô Hà...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top