smile_trangau

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới), đã mở ra một con đường mới cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập. Việc nước ta gia nhập nhiều tổ chưc thương mại có tầm cỡ khu vực và quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và tổ chức phát triển, tiếp thu các công nghệ tiên tiến trên thế giới một cách nhanh chóng, nhận được nhiều sự đầu tư nước ngoài và cũng như đầu tư ra nước ngoài...Bên cạnh nhiều cơ hội mở ra, đi cùng với nó là những khó khăn rất lớn. Và có thể dẫn đến phá sản cho những doanh nghiệp nào làm ăn không hiệu quả. Để tạo được vị thế cho mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiêp, các tổ chức phải có những chính sách hợp lý, linh hoạt với những thay đổi từ môi trường để đạt được các mục tiêu đề ra của tổ chưc. Đề làm được điều đó trước hết đòi hỏi doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý. Đó là cơ quan đầu não chỉ huy mọi hoạt động của tổ chức hướng tới thực hiện những mục tiêu tổ chức đề ra.
Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình 465. Em thấy trong bộ máy quản lý của công ty còn cồng kềnh và nhiều vấn đề cần giải quyết. Với những lý luận em đã được học em muốn phân tích một số vấn đề và các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty trong đề tài: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình 465”
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức
Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Cơ cấu
Cơ cấu là một cấu trúc nào đó được hình thành do sự phân chia ra những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện từng chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phục vụ mục tiêu chung.
1.1.2 Tổ chức
Có nhiều quan điểm về về tổ chức:
Là tập hợp các cá nhân riêng lẻ tương tác lẫn nhau, cùng làm việc hướng tới mục tiêu chung và mối quan hệ việc làm của họ được xác định theo cơ cấu nhất định (Ducan,1981) (Giáo trình hành vi tổ chức của TS. Bùi Anh Tuấn- nhà xuất bản thống kê 2003- trang 207)
Theo T.D. Mooney và A.C.Reiley thì cho rằng: “ tổ chức là một hình thức tổ chức của nhiều người có mục đích chung một quần thể tổ chức muốn đạt mục tiêu một cách có hiệu quả thì mỗi người làm mỗi việc khác nhau nhưng phải dựa trên nguyên tắc hiệp đồng hợp tác hiệu quả”
Tổ chức còn bao hàm một chỉnh thể hoạt động độc lập có chính danh và tôn chỉ hoạt động. Nó có thể là một doanh nghiệp một công ty, một ngành, một cơ quan tổ chức.
Tổ chức doanh nghiệp là một loại hình trọng yếu trong rất nhiều tổ chức. Tổ chức này là một đơn vị hoạt động kinh doanh có từ 2 hay nhiều người tổ hợp lại, ảnh hưởng lẫn nhau nhàm hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Tổ chức còn là sự bố trí sắp xếp các bộ phận được chuyên môn hóa theo chức năng trong tổ chức sao cho các bộ phận đó phối hợp hoạt động nhịp nhàng, không chồng chéo, không trùng lặp nhằm đạt mục tiêu đề ra.
(Giáo trình phân tích lao động xã hội của TS. Trần Xuân Cầu, nhà xuất bản lao động- xã hội trang 31)
1.1.3 Cơ cấu tổ chức
Theo Griffin và Moorhead (2001): cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ mối quan hệ báo cáo và quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức.
Theo Robbin (1998) : cơ cấu tổ chức xác định các công việc, được chính thức phân công, tập hợp và phối hợp như thế nào
Cơ cấu tổ chức được chia thành nhiều tầng, nhiều cấp tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức. Thông thường cơ cấu tổ chức có thể cắt dọc, cắt ngang, cắt chéo tạo nên các loại cơ cấu tổ chức khác nhau. Trong các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cơ cấu tổ chức gồm có cơ cấu của bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất.
Bản chất của cơ cấu tổ chức là mối quan hệ phân công, hợp tác của cán bộ, công nhân viên trong tổ chức với nội hàm hệ thống cơ cấu về các mặt nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công nhân viên
Mục đích của cơ cấu tổ chức là bố trí, sắp xếp các hoạt động của người lao động và phối hợp các hoạt động đó nhằm đạt các mục tiêu đề ra của tổ chức.
Xã hội ngày càng phát triển, cùng với nó các hoạt động ngày càng phong phú và phức tạp nên, nên mục đích hoạt động của tổ chức ngày càng biến đổi, vì thế cơ cấu tổ chức cũng ngày càng phức tạp và biến đổi theo
Một cơ cấu tổ chức được coi là “hợp lý” là một tổ chức thích nghi đựoc với yêu cầu của tình hình, đồng thời trong nội bộ các bộ phận được hài hòa cân đối. Một tổ chức chỉ thích ứng được với sức ép bên ngoài là chưa đủ mà còn phải thống nhất về chức năng cũng như mọi hoạt động.
1.1.4 Bộ máy quản lý:
Là một hệ thống con người cùng với các phương tiện của tổ chức được liên kết theo một số nguyên tắc quy tắc nhất định mà tổ chức thừa nhận để lãnh đạo quản lý toàn bộ các hoạt động của hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu đã định
1.2 Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý
Quản lý (hay còn gọi là quản trị) là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường. (Theo giáo trình Xã hội học lao động- chủ biên Th.S Lường Văn Úc và TS. Phạm Thuý Hương của bộ môn quản trị nhân lực và tổ chức lao động khoa học)
Để quản lý có hiệu quả các hoạt động trong quá trình phát triển người ta tách chức năng quản lý ra khỏi chức năng sản xuất thành một chức năng độc lập. Để thực hiện chức năng quản lý đó đòi hỏi phải có bộ máy quản lý.
Bộ máy quản lý là một tổ chức con trong một tổ chức và có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của tổ chức. Nó là trung tâm đầu não chỉ huy toàn bộ hoạt động một tổ chức. Bộ máy quản lý được tổ chức theo các loại cơ cấu sau đây: cơ cấu trực tuyến, cơ cấu chức năng, cơ cấu trực tuyến chức năng, cơ cấu trực tuyến tham mưu.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 2
1.1Một số khái niệm 2
1.1.1Cơ cấu 2
1.1.2Tổ chức 2
Có nhiều quan điểm về về tổ chức: 2
1.1.3 Cơ cấu tổ chức 3
1.1.4Bộ máy quản lý: 3
1.2Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý 4
Quản lý (hay còn gọi là quản trị) là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường. (Theo giáo trình Xã hội học lao động- chủ biên Th.S Lường Văn Úc và TS. Phạm Thuý Hương của bộ môn quản trị nhân lực và tổ chức lao động khoa học) 4
Để quản lý có hiệu quả các hoạt động trong quá trình phát triển người ta tách chức năng quản lý ra khỏi chức năng sản xuất thành một chức năng độc lập. Để thực hiện chức năng quản lý đó đòi hỏi phải có bộ máy quản lý. 4
1.2.1Cơ cấu theo trực tuyến 4
1.2.2Cơ cấu theo chức năng 5
1.2.3Cơ cấu trực tuyến-chức năng 6
1.2.4Cơ cấu trực tuyến tham mưu 6
1.3Các yếu tố then chốt cần quan tâm khi thiết kế cơ cấu tổ chức 7
1.3.1Chuyên môn hóa của công việc 7
1.3.2Bộ phận hóa 7
1.3.3Phạm vi quản lý hay phạm vi kiểm soát 8
1.3.4Hệ thống điều hành 9
1.3.5 Tập quyền và phân quyền 9
1.3.6Chính thức hóa 10
1.4Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức 10
1.5 Các yêu cầu của cơ cấu tổ chức đối với bộ máy quản lý 11
1.5.1 Tính tối ưu 11
1.5.2 Tính thống nhất mục tiêu 11
1.5.3 Tính tin cậy 11
1.5.4 Tính kinh tế 12
1.5.5 Tính linh hoạt 12
1.6 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức 12
1.6.1 Vai trò của cơ cấu tổ chức 12
1.6.2Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức 13
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 465 14
2.1 Các đặc điểm chung của công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình 465 14
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triền của công ty cổ phần 465 14
2.1.2 Các đặc điểm về công nghệ và thiết bị thi công chủ yếu của công ty 15
2.1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty 16
2.1.4 Đặc điểm lao động của công ty 16
2.1.5 Cơ cấu độ tuổi lao động trong công ty 17
2.2 Phân tích và đánh gía thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình 18
2.2.1 Cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty 18
2.2.1.2 Chức nămg, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty 20
2.2.2 Phần tích thực trạng các yếu tố thiết kế cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần 465 38
2.2.2.1 Chuyên môn hóa trong cơ cấu tổ chức công ty cổ phần 465 38
2.2.2.2 Bộ phận hóa 39
2.2.2.3 Phạm vi quản lý của công ty cổ phần 465 40
2.2.2.4 Hệ thống điều hành của công ty 42
2.2.2.5 Tập quyền và phân quyền 42
2.2.2.6 Chính thức hóa 43
2.2.3 Phân tích đánh giá cơ cấu tổ chức về mức độ hoàn thành 43
2.2.3.1 Tính tối ưu 43
2.2.3.2 Tính linh hoạt 44
2.2.3.3 Tính tin cậy 45
2.2.3.4 Tính kinh tế 45
2.2.3.5 Tính thống nhất mục tiêu 45
2.2.4 Phân tích số lượng và chất lượng cán bộ trong các phòng ban 45
Ban giám đốc 45
2.2.5 Đánh giá chung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình 465 53
2.2.5.1 Những thành tựu 53
2.2.5.2 Những hạn chế 54
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 465 55
3.1 Những thuận lợi và khó khăn, mục tiêu, nhiệm vụ của công ty trong năm tới 55
3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn 55
3.1.1.1 Thuận lợi 55
3.1.1.2 Khó khăn 55
3.2 Các mục tiêu chủ yếu của công ty năm 200 56
3.2.1 Mục tiêu của công ty cổ phần 465 năm 2008 56
3.2.2 Nhiệm vụ và giải pháp của công ty cổ phần 465 năm 2008 56
3.3 Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty 58
3.3.1 Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức của công ty 58
3.3.2 Cắt giảm 1 phó giám đốc nội chính 59
3.3.3 Sắp xếp lại lao động quản lý các phòng ban bộ phận trong công ty 59
3.3.4 Tăng cường công tác đào tạo cho cán bộ công nhân viên 60
3.3.5 Một số giải pháp khác 61
3.3.5.1 Hoàn thiện công tác phân tích công việc 61
3.3.5.2 Công tác tuyển dụng, và đào tạo nguồn nhân lực 62
3.3.5.3 Công tác quản lý, kỷ luật lao động định mức lao động 63
3.3.5.4 Tăng cường công tác quản trị nhân lực 65
3.3.5.5 xây dựng các quy chế 66
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Bộ phận hóa theo chức năng: việc tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ, công việc dựa trên chức năng kinh doanh như sản xuất, quản trị nhân lực, tài chính, …
Ưu điểm: người lao động cùng hợp tác với nhau trong công việc do đó có thể học hỏi chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, các vấn đề khó khăn trong công việc từ đó nâng cao chuyên môn và mối quan hệ giữa những người lao động trong các phòng ban, bộ phận. Mặt khác nó còn làm giảm sự trùng lặp nguồn lực khan hiếm trong tổ chức và sử dụng các nguồn lực này một cách tối đa
Nhược điểm: có thể hạn chế sự giao tiếp phối hợp của người lao động trong công việc giữa các phòng ban khác trong tổ chức
Bộ phận hóa theo sản phẩm: những người cùng làm việc với một loại sản phẩm hay dịch vụ sẽ là thành viên của cùng một bộ phận mà không quan tâm đến chức năng kinh doanh của họ
Bộ phận hóa theo khu vực địa lý: là hoạt động của người hay nhóm người lao động được tổ chức theo vùng địa lý (TS Bùi Anh Tuấn – giáo trình hành vi tổ chức – nhà xuất bản thống kê 2003- trang 215)
Bộ phận hóa theo khách hàng: là nhóm những công việc nhiệm vụ cụ thể được tập hợp theo khách hàng mà tổ chức đó hướng tới
1.3.3 Phạm vi quản lý hay phạm vi kiểm soát
Phạm vi quản lý: Là số lượng nhân viên ở các cấp mà người quản lý có thể điều hành một cách có hiệu quả. (TS Bùi Anh Tuấn – giáo trình hành vi tổ chức – nhà xuất bản thống kê 2003- trang 216)
Phạm vi quản lý có thể rộng hay hẹp. Phạm vi quản lý rộng khi một người giám sát trực tiếp một số lượng lớn nhân viên dưới quyền.
Ưu điểm: tăng tính linh hoạt và tốc độ ra quyết định, giảm chi phí, gần gũi hơn với khách hàng.
Nhược điểm: Do đó người quản lý khó khăn trong việc giám sát chặt chẽ từng nhân viên của mình
Phạm vi quản lý hẹp khi một người giám sát, quản lý một số lượng nhỏ nhân viên dưới quyền
Ưu điểm: nhà quản lý có thể giám sát một cách chật chẽ các hoạt động của nhân viên dưới quyền và từ đó có sự hỗ trợ kịp thời cho nhân viên khi gặp khó khăn làm cho công việc đạt kết quả cao.
Nhược điểm: có thể làm giảm sự chủ động sáng tao trong công việc của nhân viên dưới quyền. Mặt khác phạm vi quản lý hẹp làm cho số cấp quản lý nhiều dẫn đến chi phí quản lý tăng
1.3.4 Hệ thống điều hành
Là một hệ thống quyền lực và quan hệ báo cáo từ cấp cao nhất tới cấp thấp nhất trong tổ chức (TS Bùi Anh Tuấn – giáo trình hành vi tổ chức – nhà xuất bản thống kê 2003- trang 216)
Quyền lực là những quyền gắn liền với một vị trí quản lý, đưa ra các mệnh lệnh và đòi hỏi các mệnh lệnh đó phải được thực hiện. Và mỗi vị trí quản lý trong tổ chức được trao một mức độ quyền lực nhất định.
Tính thống nhất của nguyên tắc điều hành giúp duy trì khái niệm hệ thống liên tục của quyền. Nó chỉ ra là mỗi cá nhân chỉ nên chịu trách nhiệm trước một cấp trên

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác quản trị về cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng luxury, khách sạn luxury Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu tại công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
D Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Niinh Văn hóa, Xã hội 0
V Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu Luận văn Kinh tế 2
G Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại nhà máy cơ khí Hồng Nam Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng Luận văn Kinh tế 0
V Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top