rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Đề bài: 32 vấn đề thuộc hình thức di chúc theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015
Bài làm:
Theo pháp luật dân sự, hình thức của di chúc bao gồm: di chúc miệng và di chúc văn bản.
Trong di chúc văn bản lại chia ra thành các hình thức: di chúc tự tay viết; di chúc nhờ
người khác viết; di chúc do công chứng viên lập; di chúc có giá trị tương đương như di
chúc công chứng viên lập
1. Vấn đề có áp dụng nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức di chúc hay không?
Pháp luật dân sự quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển
tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Một di chúc được coi là hợp pháp phải có
đủ các điều kiện như: người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không
bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Pháp luật dân sự không có quy định
về thể loại di chúc phù hợp với đối tượng lập di chúc nào, hay nói cách khác mỗi cá nhân
khi muốn lập di chúc có thể tắc tự do lựa chọn hình thức di chúc
2. Vấn đề di chúc miệng
a. Khoản 1 Điều 651 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp tính mạng một người
bị cái chết đe dọa do bệnh tật hay do các nguyên nhân khác mà không thể lập di
chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Khi xây dựng BLDS 2005 các nhà
làm luật đã đưa cụm từ “do các nguyên nhân khác” vào điều luật nhằm dự liệu
những vấn đề sẽ xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cho thấy chỉ
riêng cụm từ “bị cái chết đe dọa” đã thể hiện đầy đủ các tình trạng mà người lập di

chúc miệng phải đối mặt như: bệnh tật, chết bất đắc kỳ tử vì tai nạn (khi hấp hối).
Thế nên trong BLDS 2015 cụm từ “do bệnh tật hay do các nguyên nhân khác” đã
bị lược bỏ vì không cần thiết.
b. Mục a Khoản 1 Điều 630 BLDS 2005 quy định: “Người lập di chúc minh mẫn
sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép”. Từ quy định
này đặt ra câu hỏi: Thế nào là người minh mẫn sáng suốt và ai là người xác nhận
tình trạng minh mẫn sáng suốt của người lập di chúc? Về nguyên tắc, tất cả các
di chúc đều được coi là do người để lại di sản lập ra trong khi minh mẫn, sáng suốt
và đây cũng là yêu cầu tối thiểu để di chúc đảm bảo tính hợp pháp. Trong trường
hợp di chúc tự tay viết thì sự minh mẫn và sáng suốt của người lập di chúc là
đương nhiên vì có như vậy mới thể hiện được bản di chúc viết tay. Còn trong
trường hợp di chúc miệng hay lập di chúc thông qua thủ tục có chứng nhận,


chứng thực thì trong thực tế người lập di chúc có thể nhờ người làm chứng, cong
chứng viên… xác nhận vào di chúc về tình trạng minh mẫn, sáng suốt của mình
c. Khoản 5 Điều 630 BLDS 2015 quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp
nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai
người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng,
người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hay điểm chỉ” và theo Điều 632 thì
người làm chứng cho việc lập di chúc phải trừ người thừa kế theo di chúc hoặc
theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan
tới nội dung di chúc; người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Câu hỏi đặt ra ở đây là ai sẽ
là người làm chứng trong lúc khẩn cấp như vậy vì di chúc miệng thường được
lập trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa? Về vấn đề này
thực tế cho thấy việc thực hiện được quy định này rất khó. Khi trong gia đình có
người đang hấp hối thường sẽ không còn ai bình tĩnh hay không ai suy nghĩ được
vấn đề nay, mặt khác, trong thời điểm này, thường sẽ chỉ có người trong gia đình,
họ hàng thân thích có mặt. Có thể hiểu việc quy định như vậy của pháp luật là
nhằm bảo đảm tính minh bạch, khách quan, rõ ràng của việc lập di chúc miệng
nhưng lại khá khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế.
d. Khoản 5 Điều 630 BLDS 2015 quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp
nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai
người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng,
người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hay điểm chỉ”. Quy định này có thể
hiểu hai người làm chứng có trách nhiệm ghi chép lại ý nguyện của người đã chết.
Tuy nhiên luật không quy định người làm chứng có cần đọc lại cho người lập di
chúc nội dung mình ghi chép hay không. Nhưng trong thực tế, sau khi ghi chép
lại ý nguyện, người làm chứng sẽ đọc lại cho người lập di chúc nghe trước khi họ

cùng cùng ký tên hay điểm chỉ. Một câu hỏi đặt ra là nếu trong trường hợp người
lập di chúc chết ngay sau thời điểm người làm chứng vừa ghi chép xong thì người
làm chứng có cần đọc lại cho người thân của người lập di chúc nghe không?
e. Tại sao người lập di chúc miệng không cần ký hay điểm chỉ tại thời điểm lập
di chúc? Theo quy định của luật người lập di chúc chọn hình thức di chúc miệng
khi “tính mạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản”, việc lập
di chúc miệng do hai người làm chứng thực hiện (ghi lại ý nguyện và cùng ký tên
điểm chỉ) nên quy định người lập di chúc miệng không cần ký hay điểm chỉ tại
thời điểm lập di chúc là hợp lý


f. Khoản 5 Điều 630 BLDS 2015 quy định: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công
chứng viên hay cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hay điểm
chỉ của người làm chứng”. Có thể hiểu quy định 5 ngày để thể hiện sau 1 tuần kể
từ thời điểm lập di chúc vì 1 tuần có 5 ngày làm việc và 2 ngày nghỉ, phí công
chứng tùy trường hợp cụ thể có thể trích từ tài sản của người có di chúc; người
được hưởng di chúc; người thân của người lập di chúc; người làm chứng. Luật
không quy định cụ thể vấn đề này mà để tự thực tiễn điều chỉnh.
g. Khoản 5 Điều 630 BLDS 2015 quy định: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công
chứng viên hay cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hay điểm
chỉ của người làm chứng”. Câu hỏi đặt ra là cơ quan nào có thẩm quyền xác
nhận chữ ký, điểm chỉ?. Ngoài công chứng viên thì cơ quan có thẩm quyền xác
nhận chữ ký, điểm chỉ có thể là UBND cấp xã (đối với công dân trong điều kiện
bình thường – Điều 636); là thủ trưởng là thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên
(di chúc quân nhân); là người chỉ huy phương tiện giao thông (di chúc người đang
tham gia giao thông); là người phụ trách cơ sở chữa bệnh, điều dương (di chúc
người đang điều trị); là người phụ trách Điều 638
h. Khoản 2 Điều 629 quy định: “Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà
người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị
huỷ bỏ”. Vì sao quy định sau 3 tháng và sau 3 tháng vẫn không thể lập được di
chúc văn bản thì sao? Thiết nghĩ khi nhà làm luật đưa ra thời hạn 3 tháng là để
người lập di chúc có thời gian hồi phục sức khỏe để có thể hủy bỏ di chúc, lập một
hình thức di chúc khác. Còn nếu như sau 3 tháng người lập di chúc tình trạng sức
khỏe xấu hay vì những lý do khác đe dọa tính mạng đi thì đương nhiên di chúc
miệng vẫn có hiệu lực
i. Di chúc miệng với những quy định như: do người làm chứng lập ra bằng văn bản,
có công chức hay xác nhận của có quan có thẩm quyền, về mặt pháp luật những
quy định này nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hiệu lực của di chúc miệng; còn về
mặt hình thức thì đây là hình thức văn bản có công chứng, xác nhận, chỉ có một
điểm khác là ở đây xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người làm chứng, chứ không
phải xác nhận nội dung (đã được ghi chép thể hiện đúng ý chí của người lập di
chúc); xác nhận tình trạng minh mẫn sáng suốt của người lập di chúc như ở hình
thức di chúc văn bản có công chứng
3. Vấn đề người làm chứng cho việc lập di chúc


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top