Rygeland

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu quá trình phát triển của thành lũy Thăng Long và sự xuất hiện hệ thống phòng thủ Vauban ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Trình bày quá trình xây dựng, những bước phát triển và suy tàn của thành Hà Nội (1805-1897): quá trình xây dựng và cải tạo thành Hà Nội của triều Nguyễn; vị trí, cấu trúc thành Hà Nội (1805-1897); hệ thống phòng thủ phia ngoài thành Hà Nội ... Thành Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX - Nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm


M
Ở ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Các công trình
kiến trúc quân sự trong đó có thành lũy với quá trình phát sinh, phát triển, suy vong
đã để lại những dấu ấn quan trọng và tạo nên “những nét độc đáo trong khoa học
quân sự của dân tộc” [129, tr.11]. Song có một nghịch lý là những công trình quân
sự đó (thành lũy) gần như chưa bao giờ trở thành chỗ dựa trong các cuộc chiến
tranh giữ nước. Lịch sử Việt Nam “hầu như không ghi chép về những trận đánh
thắng nhờ giữ thành chống giặc”[129, tr.161].
Thành Hà Nội là sản phẩm của quá trình tiếp thu khoa học kỹ thuật, văn
minh Pháp - những giá trị đã được thời gian và thực tiễn chiến tranh kiểm nghiệm
và khẳng định. Với vị trí của một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội -
quân sự có lịch sử lâu đời, mặc dù không còn là kinh đô nhưng thành Hà Nội vẫn
được triều Nguyễn xây dựng quy mô và bề thế, tương xứng với vị thế của một trung
tâm hành chính - Bắc thành, tỉnh thành.
Tuy nhiên thành Hà Nội đã không thể hiện được vị trí, vai trò và thất bại
nhanh chóng trong lần đụng đầu với người Pháp - chủ nhân sáng tạo kiến trúc
phòng thủ Vauban. Việc tìm hiểu quá trình xây dựng, quy mô, kết cấu cũng như
mối liên hệ của thành Hà Nội với các yếu tố khác… qua đó thấy được một số
nguyên nhân thất bại, cũng như bài học kinh nghiệm là việc làm cần thiết. Chính vì
vậy, tui lựa chọn “HỆ THỐNG PHÒNG THỦ VAUBAN Ở VIỆT NAM -
TRƯỜNG HỢP THÀNH HÀ NỘI (1805-1897)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo thống kê trong “Thăng Long - Hà Nội thư mục công trình nghiên cứu”
do Vũ Văn Quân và Đỗ Thị Hương Thảo (Chủ biên), chỉ tính đến tháng 8 năm 2008
đã có 6.014 đầu mục nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội*. Cùng với các đề tài
khác, nhiều tác giả cũng dành thời gian và tâm sức nghiên cứu, tìm hiểu về thành
lũy. Trong số 63 bài viết cùng chủ đề có 32 công trình đề cập đến thành Thăng
Long, 13 bài về thành Cổ Loa và 18 bài viết liên quan đến thành Hà Nội.
Những nghiên cứu đầu tiên về thành Hà Nội xuất hiện từ đầu những năm 40
của thế kỷ XX. Biệt lam Trần Huy Bá trong “Thành Thăng Long với cuộc đổi thay”
in trên Tạp chí Tri Tân số 10, số 11, năm 1941 cho biết “năm Giáp Tý (1804) Gia
Long thứ ba xây lại thành Thăng Long nguyên vì nội thành của nhà Lê đã đổ nát,
chỉ còn lại cửa Đại hưng ở phía nam và cửa Đông hoa ở phía bắc nên vua Gia
Long mới sai xây lại thành thăng Long” [7, tr.13].
Trong Tạp chí Tri Tân số 183, năm 1945 Tiên Đàm với đầu đề “Sự thật về
việc phá thành năm Nhâm Ngọ”, ghi chép lại lời của Nguyễn Đình Trọng, tức cử
Tốn, xuất đội hộ vệ quan Tổng đốc Hoàng Diệu nói về cuộc tấn công thành Hà Nội
của quân Pháp năm 1882. Cử Tốn cũng cho biết, Hoàng Diệu sớm biết “sự dòm giỏ
xứ Bắc kỳ của quân Pháp đã bắt đắp thành đất chắn ngang từ cửa Đông sang cửa
Tây, các cửa thành đều lấp hết, sự đi lại phải dùng thang”[33, tr.10].
Trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 165 năm 1975, Nguyễn Khắc Đạm trong
“Bàn thêm về vị trí thành và lũy Hà Nội thời phong kiến” có đề cập đến những sự
thay đổi về quy mô của thành và lũy Hà Nội từ thời Lý đến trước khi Gia Long lên
ngôi. Thành Hà Nội chỉ được nhắc đến bằng việc “Gia Long đã cho phá thành cũ ở
Hà Nội và cho xây dựng một ngôi thành mới kiểu Vô - băng để đáp ứng được tốt
hơn các điều kiện chiến tranh đương thời”[34, tr.66].
Trần Huy Liệu cũng đề cập một vài nét về thành Hà Nội trong “Xung quanh
cái chết của Hoàng Diệu và việc thất thủ thành Hà Nội năm 1882”, trên Tạp chí
Văn Sử Địa số 16 năm 1956.
Tuy nhiên chúng ta có thể thấy những công trình nghiên cứu đầu tiên về
thành Hà Nội mới chỉ dừng lại ở một vài sự kiện có liên quan và cũng chỉ mới là
những “ghi chép vụn vặt, mong manh, mơ hồ” [187, tr.88].
Năm 1984, Nhà xuất bản Sự thật in ấn và phát hành tác phẩm Hà Nội, thủ đô
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đó có đề cập đến quá trình phát
triển của thành lũyThăng Long - Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử.
Trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều công trình nghiên cứu
có đề cập đến thành Hà Nội. Phạm Hân với “Thành Hà Nội thời Nguyễn” trên Xưa
& nay số 69 năm 1999 và Phạm Thanh Huyền với“Thành cổ Hà Nội” in trên Tạp
chí Kiến trúc Việt Nam số 4 năm 1999. Năm 2001, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số
9 có bài viết “Trấn Bắc thành - thành Hà Nội” của Vũ Hoàng. Năm 2003, Nhà xuất
bản Văn hóa Thông tin in ấn và phát hành cuốn sách Nhìn lại lịch sử cũng giới thiệu
bài “Thành Hà Nội thời Nguyễn và sự kiện Hà thành thất thủ lần thứ 2” của tác giả
Phan Duy Kha.
Cùng chủ đề, năm 2001 Tạp chí Lịch sử quân sự trong số 1 có bài “Thành
Hà Nội dưới con mắt một người Pháp” của Đinh Xuân Lâm. Dựa vào các tài liệu
lưu trữ, Đào Thị Diến đã giới thiệu quá trình quy hoạch của người Pháp trong bài
“Hoàng thành Thăng Long trong quá trình quy hoạch và xây dựng thành phố Hà
Nội thời Pháp thuộc” đăng trên Tạp chí Văn thư và Lưu trữ Việt Nam, số 1 năm
2008.
Đáng chú ý trong số những công trình nghiên cứu về thành Hà Nội có
Nguyễn Vinh Phúc với bài viết “Về những công trình vốn có trong thành Hà Nội
mà nay không còn tồn tại” in trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2002
do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in ấn và phát hành năm 2003. Từ giới thiệu một
số công trình kiến trúc trong thành Hà Nội, tác giả kiến nghị “phục chế (có thể thu
nhỏ lại) toàn thể tòa thành”[138, tr.607] vì đó là “sản phẩm của trí tuệ và sức lao
động của người Việt Nam, của thợ Hà Nội” [138, tr.612].
Năm 2005, Nguyễn Vinh Phúc có bài viết “Về số đo các bức tường thành Hà
Nội đời Nguyễn” in trong Phát hiện Khảo cổ học năm 2005, do Nhà xuất bản Khoa
học xã hội in ấn và phát hành năm 2006. Bên cạnh giới thiệu một số một số bản đồ
có tỷ lệ đối chiếu với thực địa, tác giả cũng đính chính, hiệu chỉnh kích thước của
Cột Cờ do Tổng Công ty đo đạc khảo sát thuộc Bộ Xây dựng thực hiện năm 1995
[139, tr.813].
Sử dụng địa bạ cổ trong nghiên cứu thành Thăng Long - Hà Nội cũng được
một số tác giả tiếp cận và đạt được một số thành tựu. Phan Huy Lê trong chuyên đề
“Chế độ sở hữu ruộng đất và cơ cấu đô thị Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX” trong Địa
bạ cổ Hà Nội, tập 2, in năm 2010 giới thiệu khái quát về thành Hà Nội như là một
đơn vị hành chính. Kết quả đáng chú ý là việc định vị được giới hạn, phạm vi và

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

lakilo

New Member
mình đang rất cần tài liệu này để tham khảo nhưng link không down về được :worried: . mong các bạn giúp mình với! :beg:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng hệ thống quản trị mạng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Cacti và ứng dụng tại trường Đại học Hải Phòng Công nghệ thông tin 0
D Quan Hệ Mỹ Nga Trong Vấn Đề Hệ Thống Phòng Thủ Tên Lửa Ở Châu Âu (2001-2016) Văn hóa, Xã hội 0
D thiết kế hệ thống cô đặc dung dịch NaCl có phòng đốt ngoài Khoa học Tự nhiên 0
G Phân tích thiết kế hệ thống thông tin Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng bằng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
H Xây dựng hệ thống quản lý khách sạn và đặt phòng trực tuyến Luận văn Kinh tế 3
A Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu video tại Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng bằng phương pháp Công nghệ thông tin 0
K Nghiên cứu xây dựng hệ thống trang thông tin điện tử trường đại học dân lập Hải Phòng theo mô hình c Công nghệ thông tin 0
N Xây dựng hệ thống quản lý thông tin nhân sự tại trường Đại học dân lập Hải Phòng Công nghệ thông tin 2
T Xây dựng hệ thống hỗ trợ lựa chọn địa điểm đặt máy ATM tại thành phố Hải Phòng bằng kỹ thuật phân cụ Công nghệ thông tin 0
K Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch kinh tế và phát triển nông thôn huyện Từ Li Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top