Hãy bình luận hai câu: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"









Có 2 bản dịch Bình Ngô Đại Cáo.

- Trong bản dịch của Ngô Tất Tố thì: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt TRƯỚC LO trừ bạo."

- Còn bản dịch của Dương Quảng Hàm thì: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt CHỈ VÌ khử bạo."



tui thì thích bản dịch của Dương Quảng Hàm nên không chú ý đến bản dịch của Ngô Tất Tố. Và từ trước đến giờ tui nghĩ rằng qua bản Bình Ngô Đại Cáo nước ta muốn cho người láng giềng phương Bắc biết rằng chủ trương của nước ta là hòa bình để dân chúng yên ổn làm ăn. Còn chiến tranh là CHỈ VÌ để chống lại sự xâm lăng của họ mà thôi, một việc làm bất khả kháng. Một chủ trương HIẾU HÒA.



Với bản dịch của Ngô Tất Tố thì tui lại nghĩ khác. Nước ta chủ trương muốn có hòa bình thì trước hết phải tiến hành chiến tranh. Một chủ trương HIẾU CHIẾN.



Như vậy thì bản dịch nào là sát với bản gốc nhất? Hay là tui suy nghĩ sai?
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top