xuongrong_den

New Member
Link tải miễn phí luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Một số quan niệm về giọng điệu văn chương
1.1.1. Ở góc độ lí luận văn học
1.1.2. Ở góc độ nghiên cứu văn học
1.1.3.Ở góc độ thi pháp học
1.2. Một vài nhận xét chung về giọng điệu
1.3. Khái niệm
1.3.1. Giọng điệu văn chương
1.3.2. Giọng điệu văn chương trung đại
1.4. Thơ Nguyễn Đình Chiểu – Sự kết hợp truyền thống và đổi mới trên một số lĩnh
vực hình thức thơ
1.4.1. Lời thơ
1.4.2. Nhạc điệu
1.4.3. Nhịp thơ
Chương 2: TÍNH CHẤT TRỮ TÌNH, ĐA THANH, NHIỀU CUNG BẬC TRONG
GIỌNG ĐIỆU THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
2.1. Giọng trữ tình đạo đức
2.1.1. Giọng triết lí, trải đời
2.1.2. Giọng nhẹ nhàng, gián tiếp
2.1.3. Giọng lạc quan, tự tin
2.2. Giọng trữ tình sử thi
2.2.1. Giọng sôi nổi, hào hùng
2.2.2. Giọng cổ điển, trang trọng
2.2.3. Giọng bi hùng
Chương 3: YẾU TỐ HÌNH THỨC TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI GIỌNG
ĐIỆU THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
3.1.1. Phương ngữ Nam bộ
3.1.2. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao
3.1.3. Từ Hán Việt
3.1.4. Điển tích, điển cố
3.2. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh
3.2.1. Hình ảnh so sánh dân gian
3.2.2. Hình ảnh so sánh ẩn dụ, tượng trưng
3.3. Các biện pháp nghệ thuật khác
3.3.1. Liệt kê
3.3.2. Tương phản
3.3.3. Phép láy PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn yêu nước, một chiến sĩ của lý tưởng nhân
nghĩa. Ông có một lòng thương yêu sâu sắc đối với nước, với dân, ông có một thái độ
dứt khoát đối với kẻ thù, luôn luôn nêu cao khí phách của một nhà nho chân chính
trước uy vũ của quân địch. Suốt đời ông đã mượn giấy bút chiến đấu không biết mệt
mỏi để bảo vệ cho chính nghĩa được toàn thắng, cho đạo lý được bảo toàn, cho nhân
dân được yên ổn. Thơ văn của ông giúp ta thấy rõ thêm quá trình đấu tranh anh dũng
của dân tộc trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó nung nấu chí
căm thù giặc và tay sai lên cao độ. Nó kích thích và động viên tinh thần chiến đấu tiêu
diệt quân thù. Một trong yếu tố nghệ thuật góp phần truyền tải tất cả nội dung đó đến
người đọc, làm nên giá trị tác phẩm cũng như tạo nên phong cách riêng của Nguyễn
Đình Chiểu phải kể đến giọng điệu trong thơ văn của ông.
Như chúng ta biết, ngôn ngữ thơ diệu kỳ và phức tạp. Trong cái diệu kỳ ấy, có
một nguồn hết sức quan trọng làm nên thi ca, đó là giọng điệu. Chính giọng điệu là
một trong những yếu tố nghệ thuật có ý nghĩa nhất trong thi pháp cũng như phong
cách nhà văn. Tạo ra một giọng điệu trong sáng tác là thể hiện tài năng nghệ sĩ, phong
cách riêng của một nhà thơ.
Đối với người thưởng thức có khám phá ra thế giới riêng biệt của nhà thơ mới
hiểu được chân giá trị thẩm mỹ trong sáng tác của họ. Cùng với niềm yêu thích thơ
văn Nguyễn Đình Chiểu, cũng như thấy được tầm quan trọng của đề tài, chúng tui đã
chọn “Giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là tác giả tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ mà còn
là nhà thơ nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Dù cuộc đời riêng gặp nhiều bất hạnh
nhưng không vì thế mà ông buông xuôi. Nguyễn Đình Chiểu đã khiến cho mọi người
khâm phục cả về tài năng và ý chí vươn lên của bản thân ông. Cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng nhận xét: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt
của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng sáng. Văn thơ
Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.[4;36] Có thể điểm qua một số nhà nghiên cứu, phê
bình: Nguyễn Phong Nam, Trần Thanh Mại, Đặng Thai Mai,…, nhận xét về Nguyễn
Đình Chiểu ở nhiều lĩnh vực khác nhau qua một số công trình tiêu biểu: Nguyễn Đình
Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh của nhà thơ; Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình; Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm
thi pháp học; Từ ngữ - thơ văn Nguyễn Đình Chiểu; Nguyễn Đình Chiểu thân thế, sự
nghiệp và tác phẩm,…Cụ thể:
Công trình đầu tiên có thể kể đến đó là quyển “Nguyễn Đình Chiểu tấm gương
yêu nước và lao động nghệ thuật, kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh của nhà thơ (1822-
1972)” [29] có: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc kỷ niệm ngày sinh Nguyễn
Đình Chiểu; Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu; Diễn văn của Hà Huy Giáp “Bài học sống,
chiến đấu và sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu” đọc trong lễ kỷ
niệm lần thứ 150 ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu; Bài viết của cố thủ thướng Phạm Văn
Đồng, và những các bài nghiên cứu, phê bình về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu xoay
quanh vấn đề Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật. Trần
Thanh Mại có nhận định: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu khi thì hùng
hồn, cảm khái, khi thì tha thiết lâm li, nhiều đoạn uyển chuyển du dương, nhiều đoạn
lại sôi nổi, mạnh mẽ. So với giai đoạn trước xâm lăng, rõ ràng Nguyễn Đình Chiểu có
một bước tiến mới về nghệ thuật, điều này thể hiện bước tiến mới của nhà thơ về tư
tưởng” [29;289]. Như vậy, tác giả đã đề cập đến hơi thơ trong thơ văn của Cụ Đồ
Chiểu có sự thay đổi tùy theo từng hoàn cảnh phản ánh cụ thể.
Trong quyển “Lịch sử văn học Việt Nam tâp 4A. Giai đoạn I:1858 – Đầu thế kỉ
XX [22], Phan Côn và Lê Trí Viễn có viết: “Về mặt ngôn ngữ, ông dùng nhiều từ địa
phương, nhiều điển tích, nhất là ở những đoạn thuyết minh về đạo lý” [22;67].
Công trình “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng của người tri thức Việt Nam
[10], Vũ Khiêu – Nguyễn Đức Sự đã nghiên cứu về những truyền thống của người tri
thức Việt Nam, sự ảnh hưởng của Nho giáo, việc vận dụng Nho giáo trong thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu và thái độ của Nguyễn Đình Chiểu đứng trước nạn ngoại xâm,
khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc sống và trong thơ văn của ông.
Các tác giả đã viết: “…Trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đã luôn tỏa sáng một
tinh thần lạc quan, lòng yêu quý nhân dân, niềm tin sâu sắc ở thắng lợi của chính
nghĩa, ở tài năng và đạo đức của con người”[10;35].
Bài viết của Nguyễn Phong Nam - “Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp
học” [13], đã nghiên cứu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu về góc độ thi pháp ở phương
diện đề tài, kết cấu, ngôn ngữ trong các truyện Nôm, một trong những cống hiến quan
trọng của Nguyễn Đình Chiểu cho nền văn học dân tộc. Tác giả bài viết có đề cập đến giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: “Tác phẩm của ông không phải để tiêu nhàn,
mà nhằm răn đời, để hướng đạo cho mọi người. Cái mục đích này đã ảnh hưởng trực
tiếp đến việc tổ chức lời văn trong tác phẩm của ông. Truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu
là những bài giảng giải, trình bày, luận bàn về đạo lí, đạo đức cho một đối tượng giả
định, một công chúng đang hướng về, đang quan tâm tới những vấn đề thiết cốt đối
với tất cả mọi người. Bởi thế, ngay từ câu mở đầu ở các tác phẩm, giọng điệu giáo
huấn đã được cất lên một cách công khai [13;112-113] . Như vậy, công trình đã có
phần nào đề cập đến giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nhưng bài viết chỉ mới
đề cập ở truyện Nôm, còn giọng điệu trong các tác phẩm khác chưa được nhắc đến.
Cuốn “Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình” [20], tác giả Tuấn Thành và
Anh Vũ đã giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu, và trích dẫn một số bài nghiên cứu
phê bình về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ở các khía cạnh khác nhau. Bài viết của Đặng
Thai Mai có nhận định: “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là “khúc ca hùng tráng của
phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp” ngay từ những ngày đầu chúng mới
chen chân lên xâm lược đất nước Việt Nam [20;177]. Cũng trong cuốn sách này, Hoài
Thanh đã nhận xét về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: “Từ ngày đất nước bị xâm lăng,
toàn bộ văn thơ Nguyễn Đình Chiểu chỉ xoay quanh một vấn đề là vấn đề mất nước.
Từ tiếng chửi, lời ca, tiếng khóc đến lời ước mơ đều hướng về một mục tiêu duy nhất.
Nội sự chuyển hướng về đề tài ấy cũng đã là một bài học.. Tiếng chửi giờ đây không
còn là chửi vào những chuyện bội bạc, phản phúc hay hưởng lạc dâm ô, chửi vào các
loại Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Chỉ còn một tiếng chửi Tây và những đứa
theo Tây” [20;196]. Chính sự thay đổi về nội dung sẽ có sự thay đổi về nghệ thuật
trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, và điều đó làm cho thơ văn ông mang nhiều giọng
điệu khác nhau.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top