Download miễn phí Tiểu luận Giới thiệu chung về khu vực mậu dịch tự do Asean-Trung Quốc và chương trình thu hoạch sớm





Việt Nam có 484 mặt hàng dành thuế suất ưu đãi cho Trung Quốc các nước ASEAN khác trong Chương trình Thu hoạch sớm, bao gồm các sản phẩm nông sản và thủy sản nằm trong Chương 1 đến Chương 8 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành (ban hành theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/7/2003 của Bộ Tài chính). Ngày 25/2/2004, Chính phủ đã ký Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ban hành lộ trình giảm thuế nhập khẩu cho danh mục EHP của Việt Nam giai đoạn 2004-2008. Ngày 10-3-2004, Bộ Tài chính cũng đã có thông tư số 16/2004/TT-BTC để hướng dẫn thực hiện Nghị định này.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đề phát sinh, các nước ASEAN đã bắt đầu có những bước đi sau AFTA, làm sâu sắc hơn quá trình hội nhập trong khu vực, nhằm biến ASEAN thành một cơ sở sản xuất và thương mại thống nhất hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư. Nhờ đó, các nước ASEAN đã dần lấy lại đà tăng trưởng, đạt bình quân 3,2% năm 2001; 4,4% năm 2002. Để có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, hầu hết các nước ASEAN đều có nhu cầu nhập khẩu khá lớn để phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế. Đây là một dịp tốt để các nhà xuất khẩu Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang các nước ASEAN. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là hiện nay lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN còn chưa tương xứng với tiềm năng (trung bình trong những năm gần đây khoảng 2,5 tỷ USD/năm) do nhiều nguyên nhân, trong đó có những bất lợi thế về mẫu mã, giá cả, dịch vụ đi kèm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của ta và ASEAN có nhiều điểm tương đồng, v.v. các nước ASEAN lại thường có chỉ có nhu cầu nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị công nghệ cao từ các nước phát triển để phục vụ sản xuất trong nước.
2. Thị trường Trung Quốc
Thị trường Trung Quốc là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn và tiềm năng với tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Nước ta lại có lợi thế về vị trí địa lý gần gũi khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Sau khi quan hệ hai nước được bình thường hóa năm 1991, quan hệ thương mại Việt-Trung có nhiều khởi sắc. Việt Nam bắt đầu tăng cường xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc như nông sản, thủy hải sản, cao su, dầu thô, khoáng sản, v.v. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thường không ổn định, trong cơ cấu mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu thô, giá cả bấp bênh, trong khi đó Trung Quốc lại nhập khẩu nguyên liệu thô của ta và xuất sang Việt Nam hàng tiêu dùng với chất lượng trung bình và giá rẻ và các mặt hàng máy móc có giá trị cao.
Khu vực thị trường thu hút nhiều hàng hóa xuất khẩu nhất với Việt Nam chính là vùng Tây Nam, giáp biên giới Việt Trung. Vùng này bao gồm 12 tỉnh, thành phố với diện tích hơn 5 triệu km2 ( chiếm trên 60 % diện tích toàn Trung Quốc), dân số hơn 300 triệu người. Đây là vùng miền núi, nhiều dân tộc, trình độ sản xuất và mức sống của nhân dân chưa phát triển bằng vùng duyên hải của Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải... Để cải thiện đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về giàu cùng kiệt giữa miền Đông và miền Tây, trong những năm gần đây Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách “đại khai phá miền Tây”, với nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, tập trung nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế thương mại... cho vùng nay, do vậy nhu cầu về hàng hoá ở đây rất đa dạng, yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá không cao, phù hợp với trình độ sản xuất, hàng hoá hiện có của Việt nam, là một trong những thị trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nổi lên 2 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về kim ngạch là thủy sản và nông sản. Đây cũng chính là 2 mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của nước ta.
Trung Quốc là một nước xuất khẩu thuỷ sản rất lớn trên thế giới, nhưng đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn ước đạt 32,7 kg/người/ năm (so với mức bình quân thế giới là 20 kg/người/ năm). Gần đây, Trung Quốc đang thực hiện chính sách đóng cửa biển 2 đến 3 tháng mỗi năm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong nước, nên càng làm tăng lượng thuỷ sản nhập khẩu vào Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho hàng thủy sản của Việt Nam như sức tiêu thụ lớn, chi phí vận chuyển thấp, yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng đặt ra không quá cao (so với các nước Liên minh Châu Âu). Nhiều doanh nghiệp Hồng Kông và Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc muốn nhập hải sản của Việt Nam để chế biến và tái xuất sang thị trường thứ 3.
Mặt hàng rau quả cũng có điều kiện rất tốt để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Việc Trung Quốc gia nhập WTO về ngắn hạn sẽ không làm thay đổi vị thế cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Về dài hạn, rau quả Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với rau quả của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này. Theo thống kê, hiện nay tiêu thụ rau quả của Trung Quốc chiếm tới 36% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tiếp theo là Đài Loan (17%), Nhật Bản (12%), Mỹ (7%), Nga (4%)...
II. Kết quả đàm phán Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc:
Tiến trình đàm phán ACFTA tập trung vào 2 đầu mối là Ủy ban đàm phán thương mại ASEAN-Trung Quốc (TNC) và Nhóm đàm phán thương mại ASEAN (TNG). Các phiên đàm phán chính là các phiên họp của TNC và TNG. Phiên họp toàn thể của Nhóm đàm phán thương mại ASEAN luôn diễn ra trước phiên họp giữa các nước ASEAN và Trung Quốc 1 ngày, trong đó các nước ASEAN tiến hành thảo luận để làm rõ và thống nhất quan điểm về các vấn đề có liên quan trước khi đưa ra với Trung Quốc. TNC gần đây nhất là TNC 19 vừa diễn ra ngày 21-23/6/2005 tại Trung Quốc
Song song với phiên họp toàn thể là các cuộc họp của các Nhóm công tác gồm thay mặt cấp chuyên viên của các nước chuyên trách đàm phán về các vấn đề cụ thể. Hiện nay, có 4 Nhóm công tác về dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ và cơ chế giải quyết tranh chấp. Kết quả đàm phán tại các Nhóm công tác được báo cáo lên phiên họp TNC/TNG xem xét và quyết định.
Các kết quả chính trong tiến trình đàm phán Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc đến nay như sau:
1. Hàng hoá:
Theo quy định của ACFTA, lộ trình tự do hóa thuế quan của các nước ASEAN-Trung Quốc được chia thành 4 loại danh mục hàng hóa, bao gồm: danh mục loại trừ hoàn toàn, danh mục thu hoạch sớm, danh mục nhạy cảm và danh mục thông thường. Trong quá trình đàm phán ACFTA chia làm 2 khối nước, khối thứ nhất sẽ thực hiện tự do hóa nhanh hơn bao gồm ASEAN 6 và Trung Quốc, trong khi khối thứ 2 bao gồm ASEAN 4 (CLMV) sẽ tiến hành tự do hóa với thời giam chậm hơn.
1.1. Danh mục loại trừ hoàn toàn:
Đây là danh mục các nước không cam kết tự do hoá thương mại. Theo quy định của WTO và Hiệp định khung, danh mục này bao gồm các nhóm mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, quốc phòng, đạo đức xã hội, môi trường, sức khoẻ con người và động thực vật, và các sản phẩm có giá trị cổ học. Các nước thành viên sẽ tự xác định những mặt hàng cụ thể thuộc phạm vi các nhóm mặt hàng nêu trên để đưa vào Danh mục GEL và sẽ không cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu. Hiện nay Việt Nam đang nghiên cứu và chuẩn bị cung cấp cho các nước danh mục loại trừ hoàn toàn trong ACFTA
1.2. Danh mục Thu hoạch sớm:
ASEAN và Trung Quốc đã hoàn tất đàm phán danh mục này cùng với nội dung Hiệp định khung. Hiện nay đã có 4 nước hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước và đã triển khai thực hiện EHP: Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Danh mục Thu hoạch sớm của Vi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top