daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Giáo trình Dược liệu học (Dùng cho đào tạo Dược sĩ Cao đẳng)

1

Chương 1: Đại cương về dược liệu

3

2

Chương 2: Dược liệu chứa carbohydrat

4

3

Chương 3: Dược liệu chứa glycosid tim

3

4

Chương 4: Dược liệu chứa saponin


7

5

Chương 5: Dược liệu chứa anthranoid

3

6

Chương 6: Dược liệu chứa flavonoid

6

7

Chương 7: Dược liệu chứa coumarin

3
3


8

Chương 8. Dược liệu chứa tannin

2

9


Chương 9: Dược liệu chứa alcaloid

7

10

Chương 10: Dược liệu chứa tinh dầu

4

11

Chương 11. Dược liệu chứa chất nhựa

1

12

Chương 12: Dược liệu chứa chất béo

2

Tổng cộng

45

PHẦN THỰC HÀNH
TT


Tên bài/ Chủ đề

Số tiết

1

Nhận thức dược liệu chứa carbohydrat; glycosid trợ tim

5

2

Nhận thức dược liệu chứa saponin; anthranoid

5

3

Nhận thức dược liệu chứa flavonoid; coumarin

5

4

Nhận thức dược liệu chứa tannin; tinh dầu

5

5


Nhận thức dược liệu chứa alcaloid

5

6

Nhận thức dược liệu chứa chất béo; chất nhựa

5

7

Kiểm nghiệm dược liệu chứa carbohydrat; glycosid tim

5

8

Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin; anthranoid

5

9

Kiểm nghiệm dược liệu chứa flavonoid; coumarin

5

10


Kiểm nghiệm dược liệu chứa tannin; tinh dầu

5

11

Kiểm nghiệm dược liệu chứa alcaloid

5

12

Kiểm nghiệm dược liệu chứa chất béo; chất nhựa

5

Tổng cộng

60

V. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Lý thuyết
- Thuyết trình có hình ảnh minh họa kết hợp với đặt vấn đề.
Thực hành
- Hướng dẫn mẫu, học viên thực hiện theo hướng dẫn và theo quy trình.
4


- Quan sát, mô tả.
VI. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Lý thuyết
- Đánh giá giữa học phần: MCQ kết hợp câu hỏi ngắn trên máy tính.
- Đánh giá hết học phần: MCQ kết hợp câu hỏi ngắn.
Thực hành
- Đánh giá kỹ năng thực hành kiểm nghiệm các nhóm hợp chất.
- Đánh giá khả năng nhận diện và hướng dẫn sử dụng các dược liệu.
VII. TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
- Giáo trình lý thuyết dược liệu học - chương trình cao đẳng của Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Tây Đô biên soạn.
- Giáo trình thực hành Dược liệu - chương trình cao đẳng của Bộ môn Dược liệu - Trường
Đại học Tây Đô biên soạn.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].

Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nxb Y học, Hà Nội.

[2].

Đỗ Tất Lợi (2013), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Sâm Việt
Nam và một số cây thuốc họ Nhân sâm, Nxb Khoa học và kỹ thuật
[4].

Ngô Thu Vân - Trần Hùng (2011), Dược liệu học, Tập 1, Nxb Y học, Hà Nội.

[5].

Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nxb trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

[6].


Phạm Thanh Kỳ (2015), Dược liệu học, Tập 2, Nxb Y học, Hà Nội

[7]. Viện dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1,2 Nxb
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[8].

Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1, 2 Nxb Y học, Hà Nội.

5


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU............................................................... 13
I. Định nghĩa môn học..................................................................................................... 13
II. Tầm quan trọng của dược liệu trong ngành dược.......................................................13
III. Đường lối, chính sách phát triển dược liệu............................................................... 14
IV. Thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu.................................................................. 15
V. Các phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu.......................................................19
VI. Các phương pháp chiết xuất dược liệu......................................................................22
CHƯƠNG 2. DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT................................................ 26
I. Đại cương về carbohydrat............................................................................................ 26
II. Tinh bột....................................................................................................................... 27
1. Đại cương về tinh bột................................................................................................27
2. Cấu trúc hóa học và phân loại tinh bột..................................................................... 27
3. Tính chất của tinh bột............................................................................................... 28
4. Công dụng của tinh bột.............................................................................................29
III. Pectin..........................................................................................................................30
1. Đại cương về pectin................................................................................................. 30
2. Cấu trúc hóa học và phân loại pectin.......................................................................30

3. Tính chất của pectin................................................................................................. 31
4. Công dụng của pectin...............................................................................................31
IV. Gôm - chất nhầy........................................................................................................ 31
1. Đại cương về gôm - chất nhầy.................................................................................31
2. Cấu trúc và phân loại gôm và chất nhầy..................................................................32
3. Tính chất của gôm và chất nhầy.............................................................................. 32
4. Công dụng của gôm và chất nhầy............................................................................32
V. Dược liệu chứa carbohydrat........................................................................................33
1. Dược liệu chứa tinh bột............................................................................................ 33
Cát căn......................................................................................................................... 33
Ý dĩ.............................................................................................................................. 33
Hoài sơn.......................................................................................................................34
Sen............................................................................................................................... 35
6


2. Dược liệu chứa gôm, chất nhầy................................................................................ 36
Gôm Arabic.................................................................................................................. 36
Gôm Adragant.............................................................................................................. 37
Sâm bố chính................................................................................................................38
Mã đề............................................................................................................................ 38
CHƯƠNG 3. DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM..................................................40
I. Đại cương về glycosid tim........................................................................................... 40
II. Cấu trúc hóa học......................................................................................................... 40
1. Phần aglycon............................................................................................................. 40
2. Phần đường............................................................................................................... 42
III. Tính chất lý hóa của glycosid tim............................................................................. 42
IV. Các phản ứng glycosid tim........................................................................................43
1. Các phản ứng của phần đường.................................................................................43
2. Các phản ứng của phần aglycon.............................................................................. 43

V. Tác dụng, công dụng của glycosid tim.......................................................................44
VI. Một số dược liệu chứa glycosid tim..........................................................................44
Trúc đào.........................................................................................................................44
Dương địa hoàng tía......................................................................................................45
Dương địa hoàng lông...................................................................................................47
CHƯƠNG 4. DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN.............................................................. 49
I. Đại cương về saponin...................................................................................................49
II. Cấu trúc hóa học và phân loại.................................................................................... 50
1. Saponin triterpenoid..................................................................................................50
2. Saponin steroid..........................................................................................................54
III. Tính chất lý hóa của saponin.....................................................................................56
IV. Các phản ứng định tính của saponin......................................................................... 56
1. Dựa trên tính chất tạo bọt..........................................................................................56
2. Dựa trên tính chất phá huyết.....................................................................................57
3. Dựa trên độ độc đối với cá........................................................................................57
4. Khả năng tạo phức với cholesterol........................................................................... 57
5. Phản ứng màu............................................................................................................57
6. Sắc ký lớp mỏng........................................................................................................57
V. Tác dụng, công dụng của saponin.............................................................................. 58
7


VI. Một số dược liệu chứa saponin................................................................................. 58
Cam thảo....................................................................................................................... 59
Viễn chí......................................................................................................................... 60
Cát cánh.........................................................................................................................61
Ngưu tất.........................................................................................................................61
Cỏ xước......................................................................................................................... 62
Rau má...........................................................................................................................63
Ngũ gia bì chân chim.................................................................................................... 63

Nhân sâm.......................................................................................................................64
Sâm Việt Nam............................................................................................................... 65
Tam thất.........................................................................................................................66
Táo nhân........................................................................................................................67
Mạch môn......................................................................................................................68
Thiên môn..................................................................................................................... 69
CHƯƠNG 5. DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRANOID.................................................... 70
I. Đại cương về anthranoid..............................................................................................70
II. Cấu trúc, phân loại...................................................................................................... 70
1. Nhóm phẩm nhuộm...................................................................................................71
2. Nhóm nhuận tẩy........................................................................................................ 71
3. Các anthranoid dimer................................................................................................72
III. Tính chất lý hóa của anthranoid................................................................................ 72
IV. Các phản ứng định tính anthramoid..........................................................................72
1. Định tính bằng phản ứng hóa học.............................................................................72
2. Định tính bằng sắc ký............................................................................................... 73
V. Tác dụng, công dụng của anthranoid......................................................................... 73
VI. Một số dược liệu chứa anthranoid............................................................................ 74
Thảo quyết minh........................................................................................................... 74
Muồng trâu.................................................................................................................... 74
Hà thủ ô đỏ.................................................................................................................... 75
Lô hội............................................................................................................................ 76
Nhàu.............................................................................................................................. 77
Đại hoàng...................................................................................................................... 78
Cốt khí........................................................................................................................... 79
8


CHƯƠNG 6. DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID........................................................80
I. Đại cương về flavonoid................................................................................................80

II. Cấu trúc, phân loại...................................................................................................... 80
1. Khung của flavonoid.................................................................................................80
2. Phân loại flavonoid................................................................................................... 81
2.1. Euflavonoid........................................................................................................... 82
2.2. Isoflavonoid.......................................................................................................... 84
2.3. Neoflavonoid........................................................................................................ 88
III. Tính chất của flavonoid.............................................................................................90
IV. Định tính....................................................................................................................90
1. Định tính bằng phản ứng hóa học.............................................................................90
2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng...............................................................................90
V. Tác dụng và công dụng của flavonoid....................................................................... 91
VI. Một số dược liệu chứa flavonoid.............................................................................. 91
Hoa hòe........................................................................................................................92
Diếp cá......................................................................................................................... 93
Râu mèo....................................................................................................................... 93
Kim ngân hoa...............................................................................................................94
Actisô........................................................................................................................... 95
Tô mộc......................................................................................................................... 96
Hoàng cầm ..................................................................................................................96
Hồng hoa......................................................................................................................97
Xạ can.......................................................................................................................... 98
CHƯƠNG 7. DƯỢC LIỆU CHỨA COUMARIN....................................................... 100
I. Đại cương về coumarin..............................................................................................100
II. Cấu trúc, phân loại coumarin....................................................................................100
1. Coumarin đơn giản..................................................................................................101
2. Furanocoumarin (furocoumarin)............................................................................ 101
3. Pyranocoumarin (pyrocoumarin)............................................................................101
III. Tính chất lý hóa của coumarin................................................................................ 102
IV. Định tính..................................................................................................................102
1. Định tính bằng các phản ứng hóa học.................................................................... 102

2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng.............................................................................102
9


V. Tác dụng và công dụng.............................................................................................103
VI. Một số dược liệu chứa coumarin............................................................................ 104
Sài đất........................................................................................................................ 104
Cỏ mực.......................................................................................................................105
Bạch chỉ..................................................................................................................... 105
Ba dót.........................................................................................................................106
Mù u...........................................................................................................................107
CHƯƠNG 8. DƯỢC LIỆU CHỨA TANNIN.............................................................. 109
I. Đại cương về tannin................................................................................................... 109
II. Cấu trúc, phân loại tannin.........................................................................................110
1. Tannin thủy phân được.......................................................................................... 110
2. Tannin ngưng tụ..................................................................................................... 111
III. Tính chất.................................................................................................................. 112
IV. Định tính..................................................................................................................112
1. Định tính bằng phản ứng hóa học..........................................................................112
2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng............................................................................112
V. Tác dụng và công dụng.............................................................................................112
VI. Một số dược liệu chứa tannin..................................................................................113
Ngũ bội tử.................................................................................................................. 113
Ổi............................................................................................................................... 114
Măng cụt.................................................................................................................... 115
CHƯƠNG 9. DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID.........................................................116
I. Đại cương về alcaloid................................................................................................ 116
II. Cấu trúc và phân loại alcaloid.................................................................................. 116
1. Alcaloid không có nhân dị vòng (proto-alcaloid)................................................. 117
2. Alcaloid có nhân dị vòng (alcaloid thực).............................................................. 117

3. Alcaloid có nhân sterol (pseudo-alcaloid).............................................................117
III. Tính chất của alcaloid..............................................................................................118
IV. Các phản ứng định tính........................................................................................... 119
V. Tác dụng và công dụng của alcaloid........................................................................ 119
VI. Một số dược liệu chứa alcaloid...............................................................................120
Lựu............................................................................................................................. 120
Cau..............................................................................................................................121
10


Cà độc dược................................................................................................................121
Thuốc phiện................................................................................................................123
Bình vôi...................................................................................................................... 124
Hoàng liên.................................................................................................................. 125
Vàng đắng.................................................................................................................. 126
Vông nem................................................................................................................... 127
Mã tiền........................................................................................................................128
Dừa cạn.......................................................................................................................129
Lạc tiên....................................................................................................................... 130
Chè..............................................................................................................................130
Sen.............................................................................................................................. 131
Ba gạc ........................................................................................................................ 132
Mức hoa trắng............................................................................................................ 133
Ô đầu.......................................................................................................................... 134
Bách bộ.......................................................................................................................134
CHƯƠNG 10. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU........................................................ 136
I. Đại cương về tinh dầu................................................................................................ 136
II. Cấu trúc và phân loại tinh dầu..................................................................................136
1. Một số dẫn chất của monoterpen ...........................................................................136
2. Một số dẫn chất sesquiterpen..................................................................................138

3. Một số dẫn chất có nhân thơm................................................................................139
4. Một số dẫn chất có chứa N và S............................................................................. 139
III. Tính chất lý hóa của tinh dầu.................................................................................. 139
IV. Kiểm định tinh dầu..................................................................................................140
V. Tác dụng, công dụng của tinh dầu........................................................................... 140
VI. Một số dược liệu chứa tinh dầu...............................................................................141
Cam............................................................................................................................141
Thảo quả.................................................................................................................... 142
Bạc hà........................................................................................................................ 143
Long não.................................................................................................................... 143
Gừng.......................................................................................................................... 144
Hương nhu tía............................................................................................................ 145
Hương nhu trắng........................................................................................................145
11


Đại hồi....................................................................................................................... 146
Quế Việt Nam............................................................................................................146
Tràm...........................................................................................................................147
Sả............................................................................................................................... 148
CHƯƠNG 11. DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT NHỰA................................................... 149
I. Đại cương về chất nhựa............................................................................................. 149
II. Phân loại....................................................................................................................149
1. Nhựa chính tên........................................................................................................ 149
2. Nhựa dầu................................................................................................................. 149
3. Bôm......................................................................................................................... 149
4. Gluco-nhựa..............................................................................................................149
5. Gôm nhựa................................................................................................................149
III. Thành phần hóa học của chất nhựa......................................................................... 150
IV. Công dụng của chất nhựa........................................................................................150

III. Dươc liệu chứa chất nhựa........................................................................................150
Cánh kiến trắng..........................................................................................................150
Cánh kiến đỏ..............................................................................................................151
CHƯƠNG 12. DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT BÉO....................................................... 153
I. Đại cương về lipid......................................................................................................153
1. Định nghĩa và phân loại.......................................................................................... 153
2. Acylglycerid (glycerid)...........................................................................................154
2.1. Định nghĩa..........................................................................................................154
2.2. Thành phần cấu tạo............................................................................................ 154
2.3. Tính chất lý hóa................................................................................................. 154
2.4. Các phương pháp kiểm nghiệm ........................................................................155
2.5. Tác dụng, công dụng..........................................................................................156
II. Dươc liệu chứa chất béo........................................................................................... 156
Thầu dầu.................................................................................................................... 156
Ca cao........................................................................................................................ 157
Đậu phộng..................................................................................................................157
Gấc............................................................................................................................. 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 160
12


CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này sinh viên phải trình bày được:
1. Định nghĩa môn học.
2. Tầm quan trọng của dược liệu trong ngành dược.
3. Thu hái, chế biến, bảo quản dược liệu.
4. Các phương pháp đánh giá dược liệu.
5. Các phương pháp chiết xuất dược liệu


NỘI DUNG
I. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC
Dược liệu học là khoa học về các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc sinh học. Đây
là môn học nghiên cứu về sinh học và hóa học những nguyên liệu dùng làm thuốc có
nguồn gốc sinh vật mà trong đó các cây thuốc là đối tượng chính.
Dược liệu có thể là tất cả các bộ phận của cây hay con thuốc hay chỉ là một hay
vài bộ phận của chúng.
Dược liệu học ngày ngay tập trung vào nghiên cứu 4 lĩnh vực chính:
- Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc,
- Kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa dược liệu,
- Chiết xuất dược liệu,
- Nghiên cứu thuốc mới từ dược liệu.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA DƯỢC LIỆU TRONG NGÀNH DƯỢC
Thuốc sử dụng cho con người thuộc hai nguồn gốc: tự nhiên và tổng hợp. Nhiều nước
tuy đã phát triển có nền khoa học hiện đại và dùng rất nhiều thuốc tổng hợp nhưng lại
không thể bỏ qua dược liệu, các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu vẫn chiếm từ 20-30%.
Vì nhiều thuốc tổng hợp dễ gây ra các tác dụng phụ mà nhiều tác dụng phụ lại nguy
hiểm đối với sức khỏe con người, nên nhiều người thích dùng các cây thuốc để chữa bệnh.
Mặt khác, nhiều thuốc có thể tổng hợp được nhưng giá thành lại cao nên vẫn phải chiết
xuất từ dược liệu.
Trong y học hiện đại dùng nhiều thuốc chiết xuất từ thực vật như strychnin từ hạt Mã
tiền, morphin từ nhựa của quả Anh túc, berberin từ cây Vàng đắng, artemisinin từ cây
Thanh hoa hoa vàng... Và nhiều dược liệu lại là nguồn cung cấp nguyên liệu không thể
thiếu được cho nhiều thuốc tổng hợp.
13


Theo thống kê, trong năm 2012, doanh thu sản xuất thuốc từ dược liệu tại Việt Nam
đạt 3.500 tỷ đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu năm 2010). Trong số 20 loại dược

liệu có nhu cầu dùng cho sản xuất thuốc lớn nhất năm 2011, Artiso đứng đầu danh sách
với số lượng tiêu thụ lên tới 2000 tấn/năm, tiếp theo là Đinh lăng với hơn 900
tấn/năm…Như vậy, có thể nói dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp
tân dược trong tương lai, chứ không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà chúng ta
đang mất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi trong nhiều năm qua.
Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài nguyên
cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật) nói chung.
Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây thuốc (trong số hơn 12.000 loài thực vật
Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả
nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới, như: Sâm ngọc
linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên ô rô,
Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Chùm ngây…
Tiềm năng to lớn là vậy, song công cuộc bảo tồn và phát triển dược liệu ở nước ta
cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy
hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, việc tiêu
chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu.
Có thể kể đến một số ví dụ điển hình như tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu
ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định,
giá cả biến động.
Việc khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn dược liệu
đã dẫn đến số lượng loài cây thuốc có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước
hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây thuốc có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây
thuốc quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt; Dược liệu không được sản
xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể; Việc áp dụng thành tựu của khoa học, công nghệ
vào việc hiện đại hoá sản xuất thuốc từ dược liệu chưa được quan tâm đúng mức...
Vì vậy, cần có kế hoạch nuôi trồng, di thực, bảo vệ, khai thác hợp lý các dược liệu
thiên nhiên và động vật dùng làm thuốc, vừa đảm bảo cân bằng sinh thái, vừa tăng kim
ngạch xuất khẩu các vị thuốc quý hiếm để nhập khẩu thuốc men, thiết bị y tế cần thiết,
đồng thời tăng cường đào tạo cán bộ y tế để thừa kế và phát triển nền y học cổ truyền dân
tộc.

III. ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU
Việt Nam cần quy hoạch nhiều vùng trồng dược liệu quy mô lớn trên cơ sở khai thác
các vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây
thuốc; Phù hợp với nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu kỹ thuật mới ứng dụng vào sản
xuất dược liệu; Dựa vào lợi thế các vùng truyền thống của các cộng đồng miền núi của
Việt Nam và các nghiên cứu của các nhà khoa học.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu. Để
đảm bảo nguồn dược liệu chất lượng cao, cần đẩy mạnh triển khai thực hiện GACP (thực
hành tốt trồng cây thuốc (GAP) và thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP).
14


Ngoài ra, cần xây dựng nhiều các Hồ sơ về dược liệu. Hiện Bộ Y tế đang triển khai
xây dựng Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường để làm
cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích
phát triển dược liệu trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Với việc thực hiện tốt, đồng bộ các vấn đề nêu trên, chắc chắn chúng ta sẽ có nguồn
dược liệu chất lượng tốt, góp phần tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an
toàn, hiệu quả cho người bệnh, hướng tới đưa dược liệu trở thành thế mạnh của ngành
dược Việt Nam.
Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược
Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (được ban hành theo Quyết
định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ): phát huy thế mạnh, tiềm
năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ dược liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến
năm 2020 là phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong
nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong
đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.
IV. THU HÁI, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU
1. Thu hái dược liệu
Chất lượng một dược liệu tốt hay xấu chủ yếu là do hàm lượng hoạt chất chứa trong

dược liệu nhiều hay ít. Hoạt chất của dược liệu thay đổi bởi nhiều yếu tố: di truyền, điều
kiện địa lý khí hậu, trồng trọt, thu hái, phơi sấy, bảo quản. Nếu thu hái đúng thì hàm
lượng hoạt chất mong muốn có trong dược liệu sẽ đạt được tối đa. Cũng cần biết rằng
mỗi dược liệu có thể có hoạt chất khác nhau, hàm lượng của mỗi hoạt chất có thể thay
đổi tùy theo mùa, tùy theo chu kỳ phát triển của cây, thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai, độ
cao.... Nếu thu hoạch đúng thời gian dược liệu thu được sẽ có hoạt chất tối đa. Ví dụ:
- Bạc hà có hàm lượng tinh dầu cũng như menthol trong tinh dầu đạt tốt đa lúc cây
bắt đầu ra hoa. Tinh dầu ở cây còn non chủ yếu là menthol.
- Canh ki na có hàm lượng alcaloid trong vỏ cây tăng nhanh theo sự phát triển của
cây và đạt tối đa vào năm thứ 7.
- Hoa hòe hái lúc còn nụ thì hàm lượng rutin cao, khi hoa nở hàm lượng rutin thấp.
- Thành phần hoạt chất cũng có thể thay đổi theo thời gian, ví dụ cây Duboisia
myoporoides ở Queensland khi thu hoạch vào tháng 10 thì chứa 3 % hyoscyamin nhưng
khi thu hoạch vào tháng 4 thì chứa scopolamin với hàm lượng như trên.
Nhìn chung, nên thu hái dược liệu lúc trời nắng ráo giúp cho việc phơi sấy và bảo
quản dược liệu. Các cây có tinh dầu nên thu hái vào buổi sớm trước lúc mặt trời mọc.
Sau đây là nguyên tắc chung định thời kỳ thu hoạch cho từng bộ phận của cây:
+ Rễ và thân rễ nên thu hoạch vào cuối thời kỳ sinh dưỡng, thường là vào thời kỳ
thu đông. Tuy nhiên có trường hợp đặc biệt như rễ Bồ công anh cần hái vào giữa mùa hè
vì khi ấy chứa nhiều hoạt chất. Có thể đào lúc ẩm ướt vì sau đó vẫn phải rửa sạch đất cát
trước khi phơi sấy hay chế biến.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top