daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Giáo trình Đo các đại lượng điện và không điện - Nghề: Điện dân dụng - Trình độ: Cao đẳng nghề (Tổng cục Dạy nghề)
Đo lường điện và không điện là mô đun nghiên cứu và thực hành các
phương pháp đo, các công cụ đo các đại lượng điện như: Điện áp, dòng điện,
công suất, điện năng, … và đại lượng không điện như: Đường kính, độ sâu, vận
tốc… Mô đun đo lường điện và không điện được bố trí sau khi sinh viên học
xong các môn học chung, các môn học/ mô đun: An toàn lao động; Mạch điện;
Vật liệu điện; Vẽ kỹ thuật; Vẽ điện; Kỹ thuật điện tử cơ bản; Khí cụ điện hạ thế.
Giáo trình mô đun đo lường điện và không điện được biên soạn dựa trên
các giáo trình và tài liệu tham khảo đã có, và giáo trình này được dùng để giảng
dạy và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên nghề điện dân dụng. Nội dung của
giáo trình được trình bày trong 13 bài cụ thể như sau:
Bài 1: Các khái niệm về đo lường điện,
Bài 2: Đo dòng điện,
Bài 3: Đo điện áp,
Bài 4: Đo điện trở cách điện bằng mê gôm mét,
Bài 5: Sử dụng VOM,
Bài 6: Đo công suất bằng oát mét,
Bài 7: Đo điện năng 1 pha bằng công tơ 1 pha,
Bài 8: Đo điện năng 3 pha bằng công tơ 3 pha,
Bài 9: Sử dụng máy hiện sóng,
Bài 10: Đo điện trở tiếp địa bằng ter rô mét,
Bài 11: Đo đường kính và độ sâu bằng thước kẹp,
Bài 12: Đo đường kính dây điện từ bằng pan me,
Bài 13: Đo tốc độ bằng tốc độ kế.
Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo các tài liệu và giáo
trình khác như ở phần cuối giáo trình đã thống kê.
Chúng tui rất Thank các cơ quan hữu quan của TCDN, BGH và các thày
cô giáo trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng và một số giáo viên có kinh nghiệm,
cơ quan ban ngành khác đã tạo điều kiện giúp đỡ cho nhóm tác giả hoàn thành
giáo trình này.
Lần đầu được biên soạn và ban hành, giáo trình chắc chắn sẽ còn khiếm
khuyết; rất mong các thày cô giáo và những cá nhân, tập thể của các trường đào
tạo nghề và các cơ sở doanh nghiệp quan tâm đóng góp để giáo trình ngày càng
hoàn thiện hơn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của Mô đun nói riêng và ngành
điện dân dụng cũng như các chuyên ngành kỹ thuật nói chung.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:
MỤC LỤC
TRANG
Lời giới thiệu 1
Mục lục 2
Bài 1: Khái niệm về đo lường điện 6
1. Định nghĩa đo lường 6
2. Các phương pháp đo 6
3. Sơ đồ khối công cụ đo 7
4. Các ký hiệu trên mặt công cụ đo 7
5. Đặc tính cơ bản của công cụ đo 9
6. Các thành phần cấu tạo cơ bản công cụ đo điện 9
7. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cơ cấu đo thông dụng 10
8. Nhận dạng, phân biệt các kiểu cơ cấu đo 13
Bài 2: Đo dòng điện 20
1. Cấu tạo, đặc điểm, nguyên lý hoạt động của các am pe mét 20
2. Mắc ampe đo cường độ dòng điện 22
3. Phương pháp mở rộng giới hạn đo 23
Bài 3: Đo điện áp 34
1. Cấu tạo, đặc điểm, nguyên lý hoạt động của các vôn mét 34
2. Các phương pháp mở rộng thang đo vôn mét 37
3. Mắc vôn mét đo điện áp 39
Bài 4: Đo điện trở cách điện bằng Mê gôm mét 41
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng mê gôm mét 41
2. Phương pháp sử dụng mê gôm mét đo điện trở cách điện 43
3. Các bài tập ứng dụng đo điện trở cách điện 44
Bài 5: Sử dụng VOM 45
1. Cấu tạo, kết cấu mặt ngoài và công dụng VOM 45
2. Sử dụng VOM 48
3. Các chức năng khác của thang đo điện trở 50
Bài 6: Đo công suất 52
1. Oát mét một pha kiểu điện động 52
2. Sơ đồ nối dây mắc oát mét đo công suất tác dụng 54
3. Những điểm lưu ý khi sử dụng oát mét 55
4. Sử dụng oát mét đo công suất 55
Bài 7: Đo điện năng 1 pha 56
1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động công tơ một pha 56
2. Sơ đồ nối dây công tơ một pha 58
3. Lắp đặt, nối dây công tơ một pha 59
4. Chọn và kiểm tra công tơ 59
5. Đọc chỉ số và tính điện năng tiêu thụ 61
Bài 8: Đo điện năng 3 pha 63
1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động công tơ 3 pha 3 phần tử 63
2. Sơ đồ nối dây công tơ 3 pha 3 phần tử 65
3. Chọn và kiểm tra công tơ 67
4. Đọc chỉ số và tính điện năng tiêu thụ 67
Bài 9: Sử dụng máy hiện sóng 69
1. Công dụng, phân loại máy hiện sóng 69
2. Sơ đồ khối máy hiện sóng 70
3. Hướng dẫn sử dụng máy hiện sóng 71
4.Sử dụng máy hiện sóng 75
Bài 10: Đo điện trở tiếp đất bằng Ter rô mét 77
1. Cách sử dụng ter-rô mét đo điện trở tiếp đất 77
2. Các bài tập đo điện trở tiếp đất bằng ter rô mét 83
3. Bảo quản công cụ đo 83
Bài 11: Đo đường kính và độ sâu 84
1. Cấu tạo thước cặp và cách đọc kết quả 84
2. Cách sử dụng thước cặp đo đường kính và độ sâu 86
3. Cách bảo quản công cụ đo 87
4.Các bài tâp ứng dụng 87
Bài 12: Đo đường kính dây điện từ bằng Pan me 88
1. Cấu tạo pan me 88
2. Cách sử dụng pan me đo đường kính dây điện từ 89
3. Cách bảo quản công cụ đo 90
4. Bài tập ứng dụng 90
Bài 13: Đo tốc độ bằng tốc độ kế 92
1. Cấu tạo, hoạt động tốc độ kế 92
2. Sử dụng máy Stroboscope để đo tốc độ quay 92
3. Đo tốc độ quay của động cơ 93
TÊN MÔ ĐUN: ĐO LƯỜNG ĐIỆN VÀ KHÔNG ĐIỆN
Mã mô đun: MĐ19
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
- Vị trí mô đun: Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn
học chung, các môn học/ mô đun: An toàn lao động; Mạch điện; Vật liệu điện;
Vẽ kỹ thuật; Vẽ điện; Kỹ thuật điện tử cơ bản; Khí cụ điện hạ thế.
- Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề.
Mục tiêu của mô đun:
*Về kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu đo thông dụng:
từ điện, điện từ, điện động, cảm ứng
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các công cụ đo thông
dụng: am-pe mét, vôn mét, oát mét, VOM, công tơ, mê-gôm mét, ter-rô mét, cầu
đo Wheastone, máy hiện sóng, stroboscope, pan-me, thước cặp
*Về kỹ năng:
- Bảo quản tốt các loại công cụ đo theo các qui định kỹ thuật
- Đọc và hiểu được các ký hiệu ghi trên các đồng hồ và công cụ đo lường
- Sử dụng được các công cụ đo để đo các đại lượng về điện: điện áp,
cường độ dòng điện, điện trở, công suất, điện năng, điện trở cách điện, điện trở
tiếp đất, biên độ, tần số
- Sử dụng các công cụ đo để đo các đại lượng không điện: đường kính dây
dẫn, tốc độ, độ sâu.
*Về thái độ: Có tính tỉ mỉ, tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng các
công cụ đo lường.
Nội dung của mô đun:
BÀI 1
KHÁI NIỆM VỀ ĐO LƯỜNG ĐIỆN
Mã bài: MĐ 19.01
Giới thiệu:
Trong các hệ thống điện nói chung hay điện dân dụng nói riêng, thì việc đo
và chỉ báo các thông số của mạch điện là vô cùng quan trong. Nó giúp cho người
thợ điện có thể biết được tình trạng của các thông số trong hệ thống hiện tại
đang ở trạng thái bình thường hay sự cố. Việc đo và chỉ báo đó được thực hiện
nhờ các loại đồng hồ đo khác nhau. Nhưng nếu xét về mặt nguyên lý thì hầu hết
các loại đồng hồ đo đó đều được chế tạo từ một số loại cơ cấu đo cơ bản như:
Cơ cấu đo điện từ, cơ cấu đo từ điện, cơ cấu đo điện động, cơ cấu đo cảm ứng.
Việc hiểu, nắm bắt được các lợi cơ cấu đo cơ bản và một số các khái niệm ban
đầu về đo lường điện là tiền đề tối cần thiết sẽ giúp tiếp thu tốt các bài sau.
Mục tiêu:
- Giải thích được nguyên lý cấu tạo và làm việc của các cơ cấu đo thông
dụng: từ điện, điện từ, điện động, điện động, cảm ứng.
- Phân biệt được công cụ đo kiểu trực tiếp, so sánh, đo đại lượng điện, đại
lượng không điện
- Trình bày được các dạng sai số, các thành phần cấu tạo cơ bản của dụng
cụ đo.
- Đọc đúng các ký hiệu trên mặt dụng cụ.
Nội dung chính:
1. Định nghĩa đo lường
Mục tiêu: Nêu được định nghĩa về đo lường.
Đo lường là một quá trình đánh giá định lượng về đại lượng cần đo để có
được kết quả bằng số so với đơn vị đo.
2. Các phương pháp đo
Mục tiêu: Trình bày được các phương pháp đo.
2.1. Phương pháp đo biến đổi thẳng
Là phương pháp đo
có cấu trúc kiểu biến đổi
thẳng không có khâu
phản hồi.
Hình 1.1: Sơ đồ khối của thiết bị đo biến đổi thẳng
Trong đó: BĐ là bộ biến đổi; A/D là bộ chuyển đổi tương tự sang số; SS là bộ so
sánh; CT là cơ cấu chỉ thị. Đại lượng cần đo X được đưa qua các khâu biến đổi
thành con số Nx. Đơn vị đo Xo cũng được biến đổi thành No sau đó so sánh
giữa đại lượng cần đo với đơn vị đo qua bộ so sánh. Kết quả đo được thể hiện
bởi phép chia Nx/No.
2.2. Phương pháp đo kiểu so sánh
Theo sơ đồ trên của MC-07 nhận thấy dòng điện qua đất là dòng một chiều,
sẽ gây ra hiện tượng điện phân, dung dịch điện phân trong đất làm cho Rtđ bị
biến đổi dẫn đến kết quả đo Rtđ có sai số lớn. Để khắc phục điều này người ta
dùng thêm vành góp điện cho MC-07 để biến dòng điện qua các cọc tiếp đất là
dòng xoay chiều, còn dòng qua MC-07 vẫn là dòng một chiều.
1.1.2. Ter rô mét điện tử
Có thể thấy cầu đo MC-07 dùng cả máy phát điện 1 chiều để tạo ra nguồn áp
phục vụ cho việc đo, nên cầu đo này rất cồng kềnh và sử dụng không tiện lợi
cho lắm. Do đó 1 số hãng đã đưa ra loại đồng hồ đo điện trở đất dùng Pin để tạo
ra nguồn áp phục vụ cho việc đo để giảm bớt kích thước và thao tác đơn giản
hơn trong quá trình đo. Sau đây xin giới thiệu cách sử dụng đồng hồ đo điện trở
tiếp đất Model 4102A hãng KYORITSU của Nhật bản.
* Kết cấu bên ngoài và các phụ kiện đi kèm
Loại đồng hồ này được chế tạo dựa trên cơ cấu chỉ thị từ điện, ta có thể quan
sát kết cấu bên ngoài và các phụ kiện đi kèm theo đồng hồ như hình vẽ dưới
đây.
Trong đó:
1: Thang đo
2: Đèn báo OK
3: Nút thử để đo
4: Núm chỉnh “0”
5: Chuyển mạch
6: Các chân cắm
7: Que đo M7095
8: Cọc đất bổ trợ
M8032
9: Que đo cho
phương pháp đo
đơn giản M7127
10: Kẹp cá sấu an
toàn 7127
11: Thanh thử
* Các thông số kỹ thuật
- Kích thước: 105mm(L) x 158mm(W) x 70mm(D).
- Trọng lượng 600g.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top