daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: ĐỊA CHỈ IP VÀ ĐÁNH ĐỊA CHỈ IP 3
CHƯƠNG II: CÁC GIAO THỨC TRONG ĐỊNH TUYẾN IP 5
2.1 Khái Niệm 5
2.2 Phân loại. 5
2.2.1 Định tuyến tĩnh 5
2.2.2 Định Tuyến Động 6
2.3 Giao Thức RIP (Routing Information Protocol) 7
2.3.1 Giao Thức RIPv1 7
2.3.2 Giao Thức RIPv2 7
2.4 Giao Thức IGRP 8
2.5 Giao Thức EIGRP 8
CHƯƠNG III: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF 9
3.1 Khái Niệm 9
3.2 OSPF Giải Quyết Các Vấn Đề 9
3.3 Đóng Gói Bản Tin OSPF 9
3.4 Các Loại Gói Tin OSPF 10
3.5 Gói Tin Hello 10
3.5.1 Thiết lập hàng xóm 10
3.5.2 OSPF Hello và Dead Interval……………………………………….11
3.5.3 OSPF link-state Updates 12
3.5.4 Bầu DR và BDR 12
3.6 Xác Thực 12
3.7 Cách Xác Định Router ID 12
3.6 Bảng Định Tuyến 14
3.7 Quá trình lan tràn bản tin LSAs và bầu chọn DR và BDR trong mạng Multiaccess. 16
3.7.1 Quá trình lan tràn bản tin LSAs. 16
3.7.2 Bầu chọn DR và BDR 16
3.8 Metric OSPF 17
3.9 Các Câu Lệnh Cơ Bản trong OSPF 18
CHƯƠNG IV: MÔ PHỎNG BẰNG PACKEY TRACER 20
4.1 Mô Hình 1 20
4.1.1 Kiểm tra các câu lệnh của Router Quang Ninh 21
4.1.2 Kiểm tra các câu lệnh của Router Ha Noi 22
4.1.3 Kiểm tra các câu lệnh của Router Hai Phong 24
4.2 Mô Hình 2 25
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

LỜI MỞ ĐẦU
Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin ngày nay rất phát triển.Cuộc cách mạng thông tin đã và đang diễn ra trên hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới. Có thể nói thông tin ngày nay đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người từ việc ăn gì ở đâu ,xem gì trong những ngày tới đến vấn cổ phiếu tăng giá hay giảm giá hay những vấn đề quan trọng của cả thế giới đều được phản ánh qua thông tin được cập nhật hàng ngày. Điều đó cho thấy mạng lưới viễn thông đã bao trùm trên toàn thế giới .
Ngày nay chúng ta cũng không phải lo về việc thiếu hụt băng thông cho truyền tin như trước kia thay vào đó là việc làm sao để sử lý gói tin tại các nút là nhanh nhất. Giao thức là một kiểu cách thức giao tiếp, đối thoại. Cũng như con người máy móc muốn làm việc với nhau cũng cần có những cách thức giao tiếp riêng. Trong việc truyền tin cũng vậy các Router muốn giao tiếp với nhau cũng cần có những giao thức để làm việc với nhau. Các giao thức đó thường là RIP, IGRP, EGRP, IS-IS,BGP4 và OSPF.
OSPF Là giao thức định tuyến nhóm link-state, thường được triển khai trong các hệ thống mạng phức tạp. Giao thức OSPF tự xây dựng những cơ chế riêng cho mình ,tự bảo đảm những quan hệ của chính mình với các router khác. Nó có thể dò tìm nhanh chóng sự thay đổ của topology (cũng như lỗi của các interface ) và tính toán lại những route mới sau chu kỳ hội tụ. Chu kỳ hội tụ của OSPF rất ngắn và cũng tốn rất ít lưu lượng đường truyền.
Chính vì các lý do trên em đã lựa chọn giao thức định tuyến OSPF và đưa ra các mô hình mô phỏng trực quan và sinh động bằng phần mềm mô phỏng Packet tracer của CISCO. Em xin gửi lời Thank chân thành tới thầy Nguyễn Tiến Ban đã tạo điều kiện cho em trong quá trình làm và thực hiện . Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót em mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô và các bạn đọc để nhóm có thể hoàn thiện bài báo cáo .Xin chân thành Thank !
Hà Nội, Ngày…..Tháng …..Năm…….
Sinh viên thực hiện


Vũ Trí Cường
CHƯƠNG I: ĐỊA CHỈ IP VÀ ĐÁNH ĐỊA CHỈ IP

Địa chỉ IP là địa chỉ lớp mạng, được sử dụng để định danh các máy trạm (HOST) trong liên mạng. Địa chỉ IP.v4 có độ dài 32 bít. Nó có thể được biểu thị dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân và nhị phân.
Có hai cách cấp phát địa chỉ IP phụ thuộc vào cách thức ta kết nối mạng. Nếu mạng của ta kết nối vào mạng Internet, địa chỉ mạng được xác nhận bởi NIC (Network Information Center). Nếu mạng của ta không kết nối với Internet, người quản trị mạng sẽ cấp phát địa chỉ IP cho mạng này.
Về cơ bản, khuôn dạng địa chỉ IP gồm hai phần: Network Number và Host Number như hình vẽ:

Trong đó, phần Network Number là địa chỉ mạng còn Host Number là địa chỉ các máy trạm làm việc trong mạng đó. Do việc tăng các WW theo hàm mũ trong những năm gần đây vì số lượng WW mở ra rất nhiều, nên với địa chỉ IP là 32 bít là rất ít do vậy để mở rộng khả năng đánh điạ chỉ cho mạng IP và vì nhu cầu sử dụng có rất nhiều quy mô mạng khác nhau, nên người ta chia các điạ chỉ IP thành 5 lớp ký hiệu là A, B, C, D và E có cấu trúc như sau:

Hình 1.1: Các kiểu địa chỉ IP

Lớp A (/8): Được xác định bằng bít đầu tiên trong byte thứ nhất là 0 và dùng các bít còn lại của byte này để định danh mạng. Do đó, nó cho phép định danh tới 126 mạng, với 16 triệu máy trạm trong mỗi mạng.
Lớp B (/16): Được xác định bằng hai bít đầu tiên nhận giá trị 10, và sử dụng byte thứ nhất và thứ hai cho định danh mạng. Nó cho phép định danh 16.384 mạng với tối đa 65.535 máy trạm trên mỗi mạng.
Lớp C (/24): Được xác định bằng ba bít đầu tiên là 110 và dùng ba byte đầu để định danh mạng. Nó cho phép định danh tới 2.097.150 mạng với tối đa 254 máy trạm trong mỗi máy trạm trong mỗi mạng. Do đó, nó được sử dụng trong các mạng có quy mô nhỏ.
Lớp D: Được xác định bằng bốn bít đầu tiên là 1110, nó được dùng để gửi các IP datagram tới một nhóm các host trên một mạng. Tất cả các số lớn hơn 233 trong trường đầu là thuộc nhóm D.
Lớp E: Được xác định bằng năm bít đầu tiên là 11110, được dự phòng cho tương lai.
Với cách đánh địa chỉ IP như trên, số lượng mạng và số máy tối đa trong mỗi lớp mạng là cố định. Do đó, sẽ nảy sinh vấn đề đó là có các địa chỉ không được sử dụng trong mạng của một doanh nghiệp, trong khi một doanh nghiệp khác lại không có địa chỉ mạng để dùng. Do đó để tiết kiệm địa chỉ mạng, trong nhiều trường hợp một mạng có thể được chia thành nhiều mạng con (subnet). Khi đó, có thể đưa thêm các vùng subnetid để định danh cho các mạng con. Vùng subnetid này được lấy từ vùng hostid của các lớp A, B và C.











CHƯƠNG II: CÁC GIAO THỨC TRONG ĐỊNH TUYẾN IP

2.1 Khái Niệm
Định tuyến là cách thức mà Router (bộ định tuyến) hay thiết bị mạng khác sử dụng để truyền phát các gói tin tới địa chỉ đích trên mạng.
Khái niệm routing gắn liền với mạng Intranet và Internet sử dụng một mô hình định tuyến hop-by-hop. Điều này có nghĩa rằng mỗi PC hay Router sẽ tiến hành kiểm tra trường địa chỉ đích trong phần tiêu đề của gói IP, tính toán chặng tiếp theo (Next hop) để từng bước chuyển gói IP dần đến đích của nó và các Router cứ tiếp tục phát các gói tới chặng tiếp theo như vậy cho tới khi các gói IP đến được đích.
2.2 Phân loại.
Có 2 loại định tuyến : định tuyến tĩnh và định tuyến động
2.2.1 Định tuyến tĩnh
Trong bảng định tuyến gồm
 Địa chỉ mạng và subnet mask và địa chỉ IP của router tiếp theo hay exit interface.
 Được ký hiệu là chữ “S” trong bảng định tuyến.
Chúng ta sử dụng định tuyến tĩnh khi :
 Khi mạng chỉ có 1 vài router hay mô hình mạng đơn giản .
 Mạng được kết nối với Internet chỉ thông qua 1 ISP.
 Mô hình Hub & spoke được sử dụng trên 1 mạng lớn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top